Giao tiếp cá nhân

Một phần của tài liệu bài giảng tổng quan chiêu thị (Trang 50 - 51)

- Quảng cáo và thương hiệu:

Doanh nghiệp

2.4.4 Giao tiếp cá nhân

Là một người chủ hoặc một người quản lý doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội cá nhân để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Đó có thể là những lần bạn phải trả lời phỏng vấn trong các cuộc họp báo hay tại hội chợ, phát biểu trong các cuộc hội thảo chuyên đề, hay nói chuyện với sinh viên sắp tốt nghiệp trong buổi giao lưu giữa sinh viên với doanh nghiệp, v.v...

2.4.4.1 Trả lời phỏng vấn của giới báo chí

Để trả lời phỏng vấn báo chí hiệu quả thì người quản lý nên lưu ý các điều sau:  Chuẩn bị phỏng vấn

- Tìm hiểu câu hỏi: tốt nhất là doanh nghiệp có thể yêu cầu phóng viên cho biết những câu hỏi để bạn chuẩn bị trước câu trả lời. Trong một số trường hợp phóng viên chỉ cần câu trả lời mà không cần gặp mặt người quản lý. Nếu phóng viên không thích bị hỏi trước, thì doanh nghiệp cũng nên hỏi rõ nội dung cuộc phỏng vấn xoay quanh vấn đề gì, đăng ở trang nào của báo. Khi đó người quản lý sẽ có thể đoán biết những câu hỏi sẽ hướng về những vấn đề gì để chuẩn bị.

- Chuẩn bị thâm thông tin liên quan: chẳng hạn doanh nghiệp được thành lập khi nào, có bao nhiêu bộ phận phòng ban, quy mô sản suất, số lượng nhân viên, nhóm sản phẩm, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm, v.v.. doanh nghiệp có thể chuẩn bị tờ rơi hoặc brochure giới thiệu công ty hoặc sản phẩm có liên quan...

- Chuẩn bị hình ảnh - Chọn nơi phỏng vấn  Trong quá trình phỏng vấn - Sử dụng máy ghi âm: - Đi thẳng vào câu hỏi

- Cố gắng nhắc đi nhắc lại thông điệp  Xử lý những câu hỏi “hóc búa”

- Những câu hỏi hóc búa thường liên quan đến cuộc khủng hoảng. Các câu hỏi sẽ xoay quanh vấn đề quyền lợi của người bị thiệt hại như đền bù của doanh nghiệp đối với công nhân bị tai nạn,...

- Tốt nhất doanh nghiệp nên chuẩn bị thông tin chi tiết mà phóng viên có thể hỏi - Sử dụng những từ ngữ nhẹ để làm dịu bớt những vấn đề nhạy cảm

- Nêu những khó khăn rủi ro ngoài mong muốn - Luôn bày tỏ thông cảm

- Luôn đề cập đến những điều tốt

- Cho thấy doanh nghiệp cũng bị thiệt hại để tìm kiếm sự thông cảm.

2.4.4.2 Phát biểu trước công chúng

Những bài phát biểu của nhà quản lý trong các cuộc hội thảo chuyên đề, hội nghị khách hàng, khai trương một chi nhánh hoặc gian hàng của doanh nghiệp, giao lưu giữa doanh nghiệp và công chúng, v.v... chính là những cơ hội để doanh nghiệp có thể truyền tải hình ảnh, thông

Nguyễn Kim Nguyên Trang 50

Tần số sử

Bài giảng Quản trị chiêu thị Khoa Kinh tế - Trường CĐ LT-TP

điệp, sản phẩm của doanh nghiệp tới công chúng. Nếu bài phát biểi thu hút được công chúng có thể làm cho công chúng tín nhiệm, và có thể tạo một hình ảnh có uy tín cho doanh nghiệp.

2.4.5 Vận động hành lang (lobby)

Một phần của tài liệu bài giảng tổng quan chiêu thị (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)