5. Vấn đề thăng tiến, động viên
5.2 Vấn đề động viên:
Một trong những đặc trưng tạo ra văn hoá kinh doanh của người Nhật là chế độ tuyển dụng động viên, đào tạo nhân viên của họ. Thường thì công ty Nhật tuyển dụng nam nhiều hơn nữ và coi lao động nữ chỉ là tạm thời và lao động nữ đa số là làm những việc đơn giản, ít thăng tiến cao vì quan niệm phụ nữ là người lo việc gia đình, giáo dục con cái, quán xuyến nhà cửa để cho các ông chồng an tâm làm việc.
Công ty Nhật thường tuyển hàng loạt người mới ra trường vào tháng tư và đào tạo họ những phong cách, cách thức của công ty. Với người Nhật giáo dục trong công ty là quan trọng nhất . Mọi người trong công ty đều hiểu rằng “phương hướng kinh doanh của một xí nghiệp là vì lợi ích của mọi người chứ không vì lợi ích cá nhân. Kinh doanh tốt có lợi cho xã hội, kinh doanh không tốt có hại cho xã hội”, mỗi người có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với công ty và họ sẽ được nhận những giá trị tương xứng.
[23]Tuyển dụng trọn đời là chế độ tuyển dụng đặc thù ở Nhật Bản. Theo đó, các công ty Nhật Bản sẽ thuê người lao động làm việc suốt đời. Sau thế chiến thứ 2, chế độ này được phổ biến rộng rãi nhằm đảm bảo nhân công, phát triển kinh tế. Đối với hình thức này, người lao động vẫn sẽ ký hợp đồng nhưng sẽ làm cho tới khi nghỉ hưu. Trong trường hợp có bất kỳ vấn đề gì, dù bất mãn với chính sách của công ty cũng không dễ dàng từ chức. Đây chính là áp lực từ tập quán xã hội. Tương tự, để đảm bảo thanh danh và quan niệm xã hội, doanh nghiệp không tùy tiện cho nhân viên thôi việc nếu không vi phạm bất cứ quy định nào.
Khi làm ăn sa sút, các công ty Nhật Bản chỉ giữ lại những nhân viên làm trọn đời. Họ có thể bị giảm thưởng, tăng ca và chuyển sang bộ phận khác. Các nhân viên tạm thời ( kí hợp đồng ngắn hạn, nhân viên làm nửa ngày) sẽ bị sa thải. Vòng hồ sơ của công ty Nhật Bản sẽ rất cẩn thận, nhiều ứng viên bị loại ngay từ đầu. Những người được nhận phải đảm bảo một số yêu cầu. Họ có thể phải chấp nhận chuyển sang các bộ phận khác hoặc các chi nhánh khi công việc kinh doanh của công ty yếu kém đi. Hơn nữa, phải đáp lại tích cực bằng cách làm thêm ngoài giờ khi công ty làm ăn phát đạt. Và để có thể tuyển dụng các nhân viên trọn đời các doanh nghiệp Nhật Bản rất thận trọng trong tuyển dụng, những chương trình tuyển dụng sẽ rất gắt gao, yêu cầu cao và phải trải qua nhiều vòng xét tuyển cũng như phỏng vấn.
Hiện nay, chế độ làm việc suốt đời và trả lương theo thâm niên ít nhiều thay đổi vì có thể công ty sẽ không đủ chức vụ hay quỹ lương tăng lên cho đại đa số nhân viên. Đồng thời, cùng với sự thay đổi của đời sống xã hội, ngày nay "chế độ tuyển dụng suốt đời " không còn là tư tưởng chủ đạo của người dân Nhật nữa. Giới trẻ Nhật Bản ngày nay không còn mong muốn làm việc suốt đời cho một công ty nữa. Bởi vì nếu như vậy thì để tìm kiếm sự thành đạt và chức vị có khi họ phải mất cả cuộc đời. Họ có xu hướng muốn tìm và thử sức ở những môi trường khác nhau nhằm tìm ra một môi trường mà họ có thể phát huy tối đa năng lực cũng như thỏa mãn những khát vọng của tuổi trẻ. Nhưng những giá trị tích cực của chế độ tuyển dụng, đào tạo, sử dụng lao động của Nhật Bản vẫn rất hữu ích.
6. CÁC VẤN ĐỀ LÃNH ĐẠO:
Phân chia công việc rõ ràng và thích phong cách làm việc theo team
Để dễ dàng trong việc quản lý nhân sự, người Nhật thường phân chia công việc rõ ràng cho mỗi nhân viên để biết được khả năng, sự trách nhiệm và sự tiến bộ của từng người trong công việc. Thêm vào đó, họ rất thích phong cách làm việc theo team để mọi người tăng cường tính đoàn kết và hỗ trợ nhau trong công việc để cùng phát triển.
Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận
Cách quản lý nhân sự của người Nhật chính là các bộ phận trong cùng một công ty phải có sự phối hợp chặt chẽ và liên hệ với nhau trong công việc. Mục đích của họ chính là để các phòng ban và nhân viên có sự hiểu nhau trong công việc nhằm phối hợp được nhịp nhàng, ăn ý khi làm việc chung trong một mái nhà và cùng nhau giải quyết khi có vấn đề xấu xảy ra.
Liên tục cải tiến trong thái độ làm việc
Một trong những cách quản lý nhân sự đáng học hỏi của người Nhật chính là liên tục cải tiến trong thái độ làm việc. Theo đó, từ cấp lãnh đạo cho đến nhân viên phải tự xem xét lại mình xem đã làm việc tốt hay chưa. Cách đánh giá thái độ làm việc của người Nhật chính là luôn thay đổi và cải tiến trong công việc để xem xét tinh thần làm việc của người lao động. Đi đôi với cải tiến trong thái độ công việc chính là sự thăng tiến trong công việc từ thấp lên cao.
Cùng nhau phát biểu, xây dựng công ty
Người Nhật luôn đề cao tinh thần tự chủ, vì thế, trong công việc cấp quản lý luôn phát huy tinh thần làm việc tự chủ của nhân viên để cùng đóng góp ý kiến xây dựng công ty phát triển. Mọi ý kiến của nhân viên đều được ghi nhận lại và xem xét. Ở các công ty sản xuất, mỗi quý, mỗi người lao động phải tự mình làm bảng đề xuất hướng phát triển công ty, nếu ý kiến nào khả quan sẽ được áp dụng trong công việc và cá nhân đó sẽ được thưởng để khích lệ. Đó cũng là cách quản lý nhân sự tuyệt vời của người Nhật nhằm phát hiện người tài cho công ty.
Quan điểm trong cách quản lý nhân sự của người Nhật chính là không bao giờ la mắng nhân viên. Bởi theo người Nhật, la lắng là nguồn gốc của mọi sai lầm trong việc quản lý nhân sự. Thay vì la mắng, người Nhật sẽ tìm ra nguyên nhân của sai lầm để cùng nhau khắc phục.
Luân chuyển nhân viên giỏi
Cách quản lý nhân sự của người Nhật luôn gây bất ngờ cho nhân sự, đó chính là thường xuyên luân chuyển nhân viên giỏi từ bộ phận này sang bộ phận khác để làm việc. Điều này giúp tạo được nguồn nhân sự mới và giỏi cho công ty thay vì một người cứ giữ nguyên vị trí làm việc của mình.
Thường xuyên đưa nhân viên đi tập huấn
Các công ty Nhật thường đưa nhân viên đi tập huấn để mở mang kiến thức và phát huy được những thế mạnh như: Kỹ năng giao tiếp trước đám đông, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thuyết phục… nhằm phát triển năng lực toàn diện cho người lao động.
Sếp lắng nghe nhân viên
Các quản lý nhân sự của người Nhật đó chính là sếp lắng nghe nhân viên, từ ý kiến đóng góp cho công việc lẫn những phàn nàn, chia sẻ và bức xúc của họ trong công việc. Có như vậy, khoảng cách giữa nhân viên với người sếp mới dần được rút ngắn lại, từ đó công việc được thuận lợi và dễ dàng hơn.
Dùng phần mềm quản lý nhân sự để quản lý nhân viên
Với những công ty có nguồn nhân sự dồi dào, người Nhật quản lý nhân sự bằng cách cho nhân viên chấm công bằng vân tay hoặc quẹt thẻ từ. Nhưng với những công ty sản xuất, nhân viên phải thường xuyên tăng ca, công tác xa thì người Nhật sẽ dùng phần mềm quản lý nhân sự để quản lý người lao động được toàn diện hơn. Tùy vào quy chế vận hành của mình mà người Nhật chọn phần mềm quản lý nhân sự phù hợp.
Cách quản lý nhân sự của người Nhật mang một dấu ấn riêng không thể hòa lẫn, góp phần mang luồng gió mới trong cách quản lý nhân sự chuyên nghiệp đến với các doanh nghiệp starup trên toàn cầu. Nếu bạn đang có ý định gia nhập vào đội ngũ nhân viên của công ty Nhật thì nên hiểu cách quản lý nhân sự của người Nhật để nhanh chóng hòa nhập vào môi trường làm việc của họ. Hoặc bạn đang điều hành một công ty và gặp khó khăn trong cách quản lý nhân sự thì nên học hỏi cách quản lý nhân sự của người Nhật để góp phần đưa công ty đi vào ổn định
Mọi người đều có quyền phát biểu
Nhà quản trị cần đảm bảo sao cho tất cả thành viên trong công ty đều cùng tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề và cùng học hỏi từ các thành viên khác. Điều này cũng nên áp dụng rộng rãi trong tất cả những cuộc họp và công tác hoạch định hàng năm. Biết nghe quan điểm của mọi người, những người nhà quản trị cấp cao có thể khiến kế hoạch nhận được sự ủng hộ của các nhân viên thực thi chúng, một nhân tố cốt yếu cho thành công của các chương trình cải tiến chất lượng.
7. Các lưu ý khác:
Là một đất nước giàu truyền thống và lễ nghi, đặc biệt là trong kinh doanh, khi thực hiện thương vụ với đối tác người Nhật, chúng ta phải thật sự lưu ý nhiều điểm:
- Không nên tặng hoa sen, hoa cúc trắng và các loại hoa trắng vì hoa trắng chỉ phù hợp cho những dịp buồn như tang lễ. Ngoài ra, chỉ nên tặng những món quà đơn giản và tinh tế như bút máy và phải gói quà thật kĩ lưỡng. Người Nhật chỉ thích các món quà có sự đầu tư về tình cảm hơn là hình thức nên việc gói quà quá màu mè là điều nên tránh khỏi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nhà xuất bản giáo dục,Bài 9 – Nhật Bản, Sách giáo khoa địa lý lớp 11,
[2] Nhatban.net, Tổng quan về đất nước Nhật Bản, nguồn: https://nhatban.net.vn/hoi- dap/trang- tu-van-nhat-ban/187-tong-quan-ve-dat-nuoc-nhat-ban.html.
[3]Ruth Benedict, the Chrysanthemum and the Sword, 1946, page154.
[4]N. Oikawa and J.F. Tanner. (1992), the influence of Japanese culture on business relationships and negotiations. Journal of Business & Industrial Marketing. Vol. 7 (4), pp. 55- 62.
[5] S. Hayashi and F. Baldwin, Culture and Management in Japan, University of Tokyo Press, 1988.
[6] M. Bensaou, and N. Venkatraman. (1995), Configurations of interorganizational relationships: a comparison between the US and Japanese automakers, Management Science. Vol. 41 (9), pp. 1471-1491.
[7] N. Hirakubo, M. Kubin and M.T. Topol. (2000), the myth of Japanese buyer-suppliers relationships. Mid-American Journal of Business. Vol. 15 (2), pp. 85-92.
[8]G. Garcia (2015), ‘Japanese Cultural Traditions and International Business’, in B. Christensen & J. Koeman (Eds.), Nationalism, Cultural Indoctrination, and Economic Prosperity in the Digital Age, IGI Global, p. 106-126.
[9] G. Garcia (2014), Culturay estrategia de los negocios internacionales: elaboración, negociación e implementación, Editorial Pirámide, Madrid.
[10]S. Purchase and A. Ward. (2003), AAR model: Cross cultural developments. International Marketing Review. Vol. 20 (2), pp. 161-179.
[11] Hofstede Insights (2021), Country Comparison on Japan, from: https://www.hofstede- insights.com/country-comparison/japan/
[12] Plaza Homes, Dress Code in Japan: A Guide to Appropriate Japanese Attire, Posted on Tuesday, May 1, 2018, from : https://www.realestate-tokyo.com/living-in-tokyo/japanese-
culture/japans-dress-code/
[13] Ngọc Oanh (2019), Văn hóa Nhật Bản: Người Nhật bắt tay và cúi chào như thế nào, nguồn:https://locobee.com/mag/vi/2019/10/21/van-hoa-nhat-ban-nguoi-nhat-cui-chao-va-bat- tay-nhu-the-nao/
[14] Japan.net, Văn hóa chào hỏi của người Nhật như thế nào?, Nguồn:
https://japan.net.vn/van- hoa-chao-hoi-cua-nguoi-nhat-nhu-the-nao-lhm-3260.htm
[15] Eki.com ,Nét văn hóa trong cách chào của người Nhật, Nguồn: http://eki.com.vn/net-van-
[16] MJapan, Tìm hiểu về cách trao đổi danh thiếp – Một nét văn hóa của người Nhật,
Nguồn: http://morningjapan.com/kien-thuc-can-thiet/van-hoa-nhat-ban/cach-trao-doi-danh- thiep/
[17] Japan Guide, Gift Giving Etiquette, https://www.japan-
guide.com/e/e2004.html#:~:text=Gift%20giving%20is%20a%20common%20part%20of%20Jap anese%20culture.&text=Gifts%20in%20sets%20of%20four,and%20recipient%20use%20both% 20hands
[18] International Coaching Academy, Research Paper: Coach in Japan, nguồn:
https://coachcampus.com/coach-portfolios/research-papers/lionel-bikart-coaching-in-japan/2/ [19] Ritwik Rathore, Knishka Agarwal and Siddharth Agrawal (2018),The Influence of Japanese Values on its Business Culture, Vol 4 issue 1, nguồn:
http://www.ijceronline.com/papers/Vol7_issue8/E07082735.pdf
[20] Kazuo Nishiyama, Doing Business with Japan: Successful Strategies for Intercultural Communication, nguồn:https://books.google.com.vn/books?hl=vi&lr=&id=B1k-
IxqnSC4C&oi=fnd&pg=PP9&dq=language+and+gesture+in+business+of+japanese&ots=EDYE iUTJyv&sig=ERheX87vV3ThLzWNya538QY7TTg&redir_esc=y#v=onepage&q=language%20 and%20gesture%20in%20business%20of%20japanese&f=false
[21] Global Compose, Sample movie review paper cultural analysis in “Gung Ho” film, nguồn: https://www.globalcompose.com/cultural-and-ethnics-studies/sample-movie-review-paper-
cultural-analysis-in-gung-ho-film/
[22] Misasme.net. Học kinh doanh từ xứ Hoa anh đào: kiên nhẫn, thể diện, trách nhiệm, nghĩa vụ, nguồn: https://sme.misa.vn/5632/Hoc-kinh-doanh-tu-xu-Hoa-Anh-dao-Kien-nhan-the-dien- trach-nhiem-nghia-vu/
[23] Mjapan, Hình thức tuyển dụng trọn đời của các công ty Nhật Bản, nguồn: