Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ NGHIÊN CỨU KẾ HOẠCH XÚC TIẾN CHO SẢN PHẨM SỮA CHUA UỐNG YOMOST – DUTCHLADY VIỆT NAM (Trang 27)

2.4.1 Các đối thủ tiềm năng:

Ngành sữa nói chung và thị trường các sản phẩm sữa chua uống nói riêng ở Việt Nam là một ngành tràn đầy hấp dẫn với tỷ suất lợi nhuận cao. Mặt khác, tiềm năng thị trường tại Việt Nam còn khá lớn. Do đó, có thể nói đây là một ngành thu hút nhiều công ty trong cũng như ngoài nước tham gia trong tương lai.

Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm năng phụ thuộc vào các yếu tố sau:

 Sức hấp dẫn của ngành:

- Ngành chế biến sữa hiện đang là ngành có tỉ suất sinh lời và tốc độ tăng trưởng

cao.

- Thị trường sữa chua là thị trường được đánh giá có nhiều tiềm năng.

- Mức tiêu thụ sữa của người Việt khá cao: 27-28 lít sữa/người/năm (2020)

 Những rào cản gia nhập ngành:

- Tính “độc quyền” sản phẩm và sự chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp lớn:

Theo báo cáo của Euromonitor (2020), Vinamilk chiếm 43.3% thị phần, thứ hai là FrieslandCampina với 15.8% và TH True Milk với 6.1%. Các doanh nghiệp trên vẫn luôn giữ phong độ ổn định và có kinh nghiệm ít nhât là 10 năm có mặt trên thị trường sản xuất sữa.

- Công nghê – Kĩ thuật: Các công nghệ quản trị chất lượng (KCS), công thức pha

chế phức tạp cũng như yêu cầu cao về bao gói sao cho đảm bảo được chất lượng sữa.

- Vốn: Để gia nhập được vào ngành thì cần một lượng vốn đầu tư ban đầu không nhỏ cho nhà xưởng, máy móc…

- Các yếu tố thương mại: khó khăn trong việc tạo lập một thương hiệu, khách hàng

ngày càng khó tích, tạo áp lực không nhỏ từ hệ thống khách hàng, khó khăn trong khâu phân phối.

- Các nguồn lực đặc thù như: Nguyên vật liệu đầu vào, nhất là phần nguyên liệu

phải nhập từ nước ngoài, nhân lực cho sản xuất đòi hỏi phải có chuyên môn cao. Như vậy, dù là một ngành rất hấp dẫn nhưng rào cản gia nhập thị trường cũng không thiếu những khó khăn. Nên nhìn chung thị trường sữa chua uống tại Việt Nam vẫn chưa tồn tại nhiều đối thủ tiềm năng là những doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập ngành/mới gia nhập ngành.

2.4.2 Các sản phẩm thay thế:

Sữa chua uống Yomost là một ngoại thức uống ngày càng phổ biến và thịnh hành ở giới trẻ, nhưng song song đó còn 1 số loại thức uống khác phong phú và đa dạng hơn như: café, trà sữa, nước ngọt có ga, … các mặt hàng này cũng dễ tìm và mua ở cái siêu thị tiện lợi, quán nước hay là căn tin trường học. Các sản phẩm này chiếm thị phần không nhỏ trong thị trường thức uống của người Việt, cũng là một trong những loại thức uống có nguy cơ đe dọa và thay thế sản phẩm sữa chua uống Yomost.

 Sữa chua được tạo thành bởi các vi khuẩn lên men của sữa. Vì thế sữa chua có nhiều

chất dinh dưỡng, các vitamin, chất khoáng có lợi. Ngoài sữa chua uống thì sữa chua ăn là một sản phẩm đã quá quen thuộc với người tiêu dùng, đây cũng là 1 sản phẩm có tính cạnh tranh cao, cũng như chất lượng ngang bằng. Các thương hiệu như: sữa chua Đà Lạt Milk, sữa chua LiF, sữa chua Vinamlilk, …

 Ngoài ra các loại thức uống khác như nước ngọt đóng chai: Sting, 7up, C2, … đa số

các sản phẩm này đều được đóng chai và in bao bì rất đẹp. Các sản phầm này ngày càng đa dạng trên thị trường cũng như khả năng cạnh tranh rất mạnh. Các công ty

nước ngoài cũng đổ xô vào thị trường này ở nước ta rất nhiều và chi rất nhiều tiền cho quảng cáo như: Cocacola, Pepsi, Pepsi Co, …

 Ngoài ra thì nha đam là một nguyên liệu nổi tiếng dùng để chế biến nước nha đam.

Có nhiều công dụng đối với việc làm đẹp như trị mụn, chống lão hóa… ngoài ra nha đam còn là món uống giải khát ngon lành giúp tăng cường hệ miễn dịch, trị chứng táo bón và tăng cường chức năng gan…

 Không thể không kể đến các loại nước ép trái cây đóng chai là thức uống yêu thích

của đa số mọi người vì sự tiện lợi và hương vị thơm ngon đặc sắc mà chúng mang lại. Các sản phẩm thay thế ngày càng đa dạng và chất lượng cũng không kém. Nhưng phần nào sự phổ biến và phủ sóng của chúng thì rất thấp. Các sản phẩm như nha đam thì xuất hiện trôi nổi trên thị trường khá nhiều, đôi khi lại không rõ nguồn gốc. Các loại nước ép trái cây thì đang chật vật cạnh tranh với thị trường nước uống có ga và giá cả thì lại trên lệch quá nhiều so với sữa chua uống.

Ngày nay các bạn trẻ luôn biết cách quan tâm đến ngoại hình của mình nên khách hàng sẻ chọn các sản phẩm có thiên hướng tốt cho sức khỏe điển hình như sữa chua để giúp có 1 làn da đẹp, mịn. Sữa chua uống là giải pháp của nhiều vấn đề cùng lúc như: giải khát, bổ xung chất dinh dưỡng, làm đẹp mà lại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

2.4.3 Sức mặc cả của Khách hàng:

 Sức mặc cả của khách hàng cá nhân đối với trong trường hợp sữa chua uống khá là

thấp. Khách hàng cá nhân thường sẽ mua sản phẩm với số lượng ít và không tập trung ở một thị trường cụ thể nào.

 Hơn thế, việc phân khúc khách hàng ở thị trường sữa chua uống khá lớn, lượng khách

hàng đông đảo nhất là khi dân số Việt Nam ngày càng già hóa, chất lượng cuộc sống ngày càng gia tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ sữa và sữa chua uống ngày càng nhiều. Lượng tiêu thụ những mặt hàng này càng gia tăng trước ảnh hưởng của đại

 Hiện nay, trên thị trường đang có tới 12 hãng sữa chua uống nổi tiếng được người

Việt ưa chuộng (theo Toplist.vn) như: Sữa chua uống Vinamilk, sữa chua Vinamilk

Probi, sữa chua uống TH True Yogurt-TOPTEEN, sữa chua Kun, sữa chua uống tiệt trùng Mộc Châu…và sữa chua uống Yomost của FrieslandCampania. Tuy nhiên, mức độ khác biệt giữa các sản phẩm này khá là thấp. Chi phí chuyển đổi giữa những thương hiệu này cũng không cao. Vì thế, người tiêu dùng có thể dễ dàng thay đổi sản phẩm giữa các nhãn hiệu và sự canh tranh giữa các thương hiệu để giành lấy thị phần của nguời tiêu dùng là vô cùng gay gắt.

 Thị trường Việt Nam nói chung và ngành sữa chua uống nói riêng khá nhạy cảm về

giá. Theo Bộ Công Thương, Việt Nam là thị trường rất nhạy cảm về giá so với các

nước lận cận và cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Bà Louise Hawley- tổng giám

đốc Nielsen cho biết: “80% người tiêu dùng cho biết họ nhận thức về giá rất rõ

khi giá thay đổi’’ nhất là khi đại dịch Covid đã ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu mua sắm của người dân. Song, phần lớn vấn đề này đã được giải quyết khi giá bán của các nhãn hiệu sản phẩm sữa chua uống không có sự chênh lệch quá cao.

2.4.4 Sức mặc cả của Nhà cung cấp:

 Sức mạnh của nhà cung ứng đối với doanh nghiệp Friesland Campina Việt Nam nói

chung và quy trình sản xuất sữa chua nói riêng là rất yếu. Bởi doanh nghiệp FrieslandCampina sỡ hữu chuỗi cung ứng hoàn toàn thuộc độc quyền, trực tiếp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng từ đồng cỏ đến ly sữa.

 Năm 2014, Friesland Campina đã tiến hành khởi công vùng chăn nuôi bò sữa tại Hà

Nam với quy mô 3 vùng chăn nuôi sữa bò tập trung. Trong đó, mỗi vùng sẽ có khoảng 50 trang trại chăn nuôi bò sữa, sản xuất tôi thiểu 7 triệu kg sữa mỗi năm. Hơn thế, số lượng đàn bò của Dutch Lady hiện nay đứng thứ 2 trong nước chỉ sau ông lớn Vinamilk và doanh nghiệp đã và đang không ngừng mở rộng quy mô đàn bò sữa.

 Dù đã không ngừng mở rộng quy mô, nhưng Friesland Campina vẫn phải nhập khẩu

doanh nghiệp dễ dàng chuyển đổi nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác với chi phí thấp bởi hiện nay có khá nhiều nhà cung cấp.

2.4.5 Mức độ cạnh tranh giữa những đối thủ hiện tại trong ngành:

 Đối với Ducth Lady, tại thị trường sữa Việt Nam có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như

Vinamilk, TH True Milk, Sữa Mộc Châu, Ba Vì……v.v.Các nhãn hàng này luôn có những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với hãng sữa đến từ Hà Lan tạo nên sức ép cạnh tranh không hề nhỏ. Tuy nhiên, nếu để nói về đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đáng

gờm nhất đối với công ty sữa đến từ Hà Lan thì đó chính là “Gã khổng lồ nước Việt”

Vinamilk:

- Tuy Vinamilk không thể so sánh với Friesland Campina nếu xét về quy mô và lịch

sử phát triển trên thị trường thế giới. Nhưng ở thị trường sữa Việt Nam, về hiện tại, Vinamilk đã hiên ngang trở thành công ty sữa lớn nhất Việt Nam. Hơn nữa, với việc Việt Nam gia nhập WTO thì sức ép càng thêm lớn với sự xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh khác đến từ nước ngoài, mặc dù vậy Vinamilk vẫn đứng vững và phát triền bền vững và hiên ngang và tự hào khi chiếm đến 43,3% thị phần và đang dẫn đầu ngành sữa Việt Nam.

- Tuy có xuất phát điểm chậm hơn Friesland Campina về mặt hàng sữa nước nhưng

Vinamilk lại có tốc độ phát triển nhỉnh hơn Dutch Lady với sản phẩm sữa Vinamilk tiệt trùng đóng bịch 250ml và sản phẩm này đã có chỗ đứng vững chắc trong gói hàng của người tiêu dùng Việt.

- Về tốc độ tăng trưởng thì Vinamilk đang có tốc độ tăng trưởng bình quân vượt

trội với trung bình 20%/năm (theo propakvietnam) và với 141.000 điểm bán trên

toàn quốc vượt trội hơn hẳn so với Dutch Lady với chỉ có 80.000 điểm bán. Điều này gián tiếp tạo nên áp lực đối với Friesland Campina Việt Nam. Doanh nghiệp cần phải tăng tốc nhiều hơn nếu không muốn bị đối thủ của mình bỏ xa trên thị trường

- Về các cơ sở sản xuất thì Vinamilk cũng vượt trội với Chính nhà máy sữa, một nhà máy cà phê, một xí nghiệp và đã và đang xúc tiến thành lập thêm 3 nhà máy mới.

- Về các chương trình quảng cáo và chiến dịch marketing,Vinamilk rất thuần Việt với các chương trình “6 triệu ly sữa” với phong cách “lá lành đùm lá rách”, mang lại hình ảnh triều mến và gần gũi chiếm được cảm tình với đại đa số người tiêu dùng Việt Nam.

- Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tưởng chừng sẽ khiến Vinamilk

tốc độ tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, Vinamilk vẫn đang có thị phần tăng trưởng tốt trên thị trường. Bằng việc kích hoạt thương vụ lớn mua lại thương hiệu Mộc Châu Milk điều này khiến Vinamilk hiến nhiên chiếm tới 45% thị phần (Vinamilk và Mộc Châu cộng lại) củng cố vị thế của mình trên thị trường sữa Việt Nam.

- Với thị trường sữa chua, Vinamilk đã gia nhập thị trường này từ rất lâu kể từ

năm 1993 và cho ra mắt sản phẩm sữa chua đầu tiên được sản xuất theo quy mô công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam và cho tới hiện tại Vinamilk đã cho ra mắt hơn 7 sản phẩm sữa chua: sữa chua Vinamilk,sữa chua Vinamilk LOVE YOGURT,

sữa chua uốngtươi Vinamilk …v.v chiếm tới 90% thị phần sữa chua hiện tại (theo

cand.com). Còn đối với Ducth Lady, cho tới tận năm 2014 mới ra mắt sản phẩm sữa chua đầu tiên.

 Thêm một điều cần chú ý, trong 2019, CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và

Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) đã có hiệu lực, các sản phẩm sữa của nhiều cường quốc như Úc, New Zealand, Mỹ, Nhật và châu Âu...đã có mặt tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa rằng, Dutch Lady sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với hàng nhập khẩu.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ NGHIÊN CỨU KẾ HOẠCH XÚC TIẾN CHO SẢN PHẨM SỮA CHUA UỐNG YOMOST – DUTCHLADY VIỆT NAM (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)