II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.
c. Hướng dẫn kể chuyện:
- Gọi HS đọc các yêu cầu 1, 2. - 2 HS đọc nối tiếp.
- Yêu cầu HS kể trong nhóm. - HS kể chuyện theo nhóm bàn. - GV theo dõi- gợi ý các câu hỏi để
HS cùng trao đổi:
+ Câu chuyện muốn ca ngợi điều gì ?
+ Bạn suy nghĩ gì về chiến tranh ? + Bạn suy nghĩ gì về một số người lính Mĩ ở trong truyện ?
- Gợi ý câu trả lời:
- Ca ngợi hành động dũng cảm của một số lính Mĩ có lương tâm. đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam
- Chiến tranh rất tàn khốc và đau thương, phải vĩnh viễn chấm dứt chiến tranh.
- Không phải người Mĩ nào cũng thích chiến tranh, không phải lính Mĩ nào cũng vô lương tâm, ...
* Kể trong nhóm:
- Tổ chức cho HS kể trong nhóm. - HS kể nhóm bàn- trao đổi với bạn về nội dung- ý nghĩa câu chuyện.
- GV theo dõi- giúp đỡ.
- Tổ chức cho HS kể. - 3-> 4 HS kể.
- Lớp nhận xét- đặt câu hỏi cho bạn - GV nhận xét
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học - Dặn chuẩn bị giờ sau.
Phần điều chỉnh- bổ sung: ……… ……… (Buổi chiều) Tiết 1: Địa lí: SÔNG NGÒI I. Mục tiêu:
- HS nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam; Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên, xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp.
- Chỉ được vị trí một số con sông trên bản đồ (lược đồ).
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường sông, suối, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Bảng phụ, bản đồ Việt Nam, lược đồ, phiếu bài tập. - HS: Xem trước bài
III. Phương pháp:
- Trực quan- quan sát, thảo luận nhóm, thực hành
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp: - Hát
2. Kiểm tra:
+ Nêu đặc điểm của khí hậu nước ta ? - 1HS trả lời. - Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài- ghi bảng.
b. Giảng bài mới:
* HĐ1: (Cá nhân) 1) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc:
- Yêu cầu HS SGK- TLCH':
+ Nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ này dùng để làm gì ?
- Lược đồ sông ngòi Việt Nam được dùng để nhận xét về mạng lưới sông ngòi.
+ Nước ta có nhiều sông hay ít sông ? Chúng phân bố ở những đâu ? Nhận xét về hệ thống sông ngòi Việt Nam ?
- Nước ta có rất nhiều sông phân bố ở khắp đất nước.
+ Đọc tên và chỉ vị trí của các con sông lớn ở nước ta ?
- sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng, ... - HS chỉ vị trí các sông (chỉ từ nguồn theo hướng dòng sông đi xuống biển). + Sông ngòi ở miền Trung có đặc
điểm gì ? Vì sao sông ngòi ở đây lại có đặc điểm như vậy ? (Nâng cao)
- Sông ngòi ở miền Trung thường ngắn và dốc. Vì miền Trung hẹp ngang, địa hình có độ dốc lớn
+ Kể tên sông ngòi có ở địa phương ? - HS kể.
-> KL: Mạng lưới sông ngòi nước ta phân bố rộng khắp trên cả nước.
* HĐ2: (Nhóm) 2) Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa:
- Yêu cầu quan sát H2+3 thảo luận:
+ Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì ? - có lượng nước thay đổi theo mùa: mùa mưa và mùa khô.
+ Vào mùa mưa, nước sông có đặc điểm gì ?
- Nước nhiều, nước sông dâng lên nhanh chóng, có khi ngập cả hai bờ gây lũ lụt.
+ Ảnh hưởng thế nào tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta ? (Nâng cao)
- Gây ra lũ lụt làm thiệt hại về người và của đe doạ đời sống của nhân dân ... + Vào mùa khô, nước sông có đặc
điểm gì ?
- Nước sông hạ thấp, lòng sông trơ ra những bãi cát sỏi.
+ Ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta ? (Nâng cao)
- Gây hạn hán, thiếu nước cung cấp cho đời sống và sản xuất nông nghiệp, thuỷ điện, giao thông đường thuỷ gặp khó khăn, ...
+ Về mùa mưa lũ em thấy nước ở các dòng sông (hoặc dòng suối) có màu gì?
- Có màu nâu đỏ (do phù sa tạo nên. Vì
3
4 diện tích nước ta là đồi núi dốc, khi có mưa nhiều, mưa to, đất bị bào mòn trôi xuống lòng sông làm cho sông có nhiều phù sa)
- Gọi trình bày - Đại diện nhóm
- Các nhóm khác nhận xét- bổ sung.
-> KL: Sự thay đổi lượng mưa theo mùa của khí hậu nước ta đã làm cho lượng nước của các dòng sông cũng thay đổi theo mùa. Do đó đã gây nhiều khó khăn cho đời sống của nhân dân ta.
* HĐ3: (Lớp) 3) Vai trò của sông ngòi:
+ Sông ngòi có vai trò gì ? - bồi đắp nên nhiều đồng bằng; cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất; là nguồn thuỷ điện; là đường giao thông; là nơi cung cấp các loại thuỷ sản (tôm,
cá, ...); là nơi phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản; ...
+ Chỉ vị trí 2 đồng bằng lớn và các con sông đã bồi đắp lên chúng ?
- HS chỉ: đồng bằng châu thổ sông Hồng (đồng bằng Bắc Bộ do phù sa sông Hồng bồi đắp); đồng bằng sông Cửu Long (đồng bằng Nam Bộ do phù sa của sông Tiền và sông Hậu bồi đắp) + Nêu tên và chỉ vị trí một số nhà
máy thuỷ điện lớn của nước ta ?
- Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình; Y-a-li; Trị An; ...
- GV nhận xét- chốt bài.