TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA HỆ THỐNG QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN (LMS) VỚI DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm dạy học trực tuyến (Trang 60 - 132)

TUYẾN (LMS) VỚI DOANH NGHIỆP

6 YÊU CẦU VỀ NỀN TẢNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN CHO DOANHNGHIỆP NGHIỆP

Để tổ chức được một buổi đào tạo offline, bộ phận nhân sự sẽ cần bỏ ra rất nhiều công sức cả trước, trong và sau đào tạo. Doanh nghiệp cần đảm bảo mọi vấn đề để buổi đào tạo diễn ra một cách suôn sẻ, bao gồm: thời gian, địa điểm đào tạo, chuyên gia đào tạo, in ấn tài liệu, đảm bảo số nhân viên tham gia đào tạo, khảo sát kết quả sau đào tạo, lưu trữ kết quả,… Số nhân viên tham gia đào tạo càng lớn, đội ngũ tổ chức càng phải làm việc nhiều hơn.

Tuy nhiên, với các giải pháp E-learning, tất cả chỉ diễn ra trên một màn hình máy tính. Hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến sẽ tự động và đơn giản hóa các hoạt động và quy trình, lưu trữ thông tin cho doanh nghiệp. Việc này tiết kiệm tối đa công sức. Bộ phận nhân sự qua đó cũng có thời gian để học tập, nâng cao chuyên môn của mình.

Các nền tảng trực tuyến hiện nay hỗ trợ doanh nghiệp đo lường hiệu quả sau đào tạo một cách chính xác

Đo lường hiệu quả chính xác

Một trong những yếu tố tạo nên hiệu quả là những đánh giá, đo lường sau đào tạo. Có nhiều hình thức để đánh giá. Tuy nhiên, không phải hình thức nào cũng mang đến những đánh giá chính xác.

Đầu từ vào giải pháp E-learning, doanh nghiệp không còn lo ngại về vấn đề đo lường hiệu quả. Hầu hết các nền tảng đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp hiện nay đều hỗ trợ tính năng đo lường một cách chính xác cho doanh nghiệp. Quản lý có thể theo dõi các thông tin trong suốt quá trình đào tạo như: thời gian học, khóa học đã hoàn thành, kết quả bài kiểm tra sau khóa học,… Từ đó đánh giá được năng lực

cũng như có thông tin để xây dựng được lộ trình đào tạo phù hợp với mỗi nhân viên.

Linh hoạt trong đào tạo

E-learning là một trong những hình thức đào tạo nội bộ linh hoạt nhất không chỉ đối với doanh nghiệp. Thay vì cần xác định một thời điểm cụ thể để tất cả nhân viên tham gia đào tạo, các hình thức đào tạo trực tuyến cho phép nhân viên có thể học vào thời gian rảnh hay bất kì thời gian nào thuận tiện nhất với họ. Điều này khiến nhân viên tiết kiệm tối đa thời gian, có tâm lý thoải mái trong quá trình học tập.

Nhân viên cũng có thể học tập ở bất cứ đâu họ muốn: ở thư viên, ở công ty, ở nhà, … Điều này không chỉ tạo tâm lý thoải mái khi học tập mà còn giúp nhân viên tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Chính vì thế mà hiện nay rất nhiều doanh nghiệp tiến hành đầu tư vào các giải pháp E-learning trong đào tạo nội bộ.

Đào tạo trực tuyến là giải pháp linh hoạt về địa điểm và thời gian

Đa dạng về hình thức giảng dạy

Với phương pháp đào tạo truyền thống, các phương thức giảng dạy giới hạn, nhàm chán khiến hiệu quả sau đào tạo bị giảm sút đáng kể.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp áp dụng được các giải pháp E-learning vào đào tạo nội bộ, vấn đề này sẽ hoàn toàn được giải quyết. Nội dung bài giảng được số hóa

sẽ được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau: video, trò chơi, hoạt hình, hình ảnh, slideshow,… mang đến cho nhân viên cảm giác thú vị và hứng thú hơn đối với bài học.

Các hình thức này cũng sẽ giúp chuyên gia, giảng viên thiết kế được bài giảng một cách khoa học, nhấn mạnh được các kiến thức cần ghi nhớ. Qua đó nâng cao hiệu quả đào tạo cho doanh nghiệp.

Thông qua hình thức đầu tư vào giải pháp E-learning, doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả đào tạo tối ưu mà vẫn tiết kiệm được chi phí. Đây cũng là cách tối ưu để doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một giải pháp đào tạo trực tuyến trong nội bộ, liên hệ với Edubit ngày hôm nay để được tư vấn chi tiết.

Vì sao sinh viên yêu thích các khóa học online? by Kỳ Duyên | 13/08/2018 | Lượt xem: 382 1. Thời gian học linh động:

Các khóa học online luôn có nhiều lựa chọn về giờ học để có thể phù hợp với mọi đối tượng. Vào ban ngày các bạn sinh viên vẫn có thể làm việc và sau đó hoàn thành các bài tập được giao trong khóa học vào buổi tối. Đối với những người thường xuyên phải di chuyển do tính chất công việc thì vẫn có thể học trong thời gian rảnh của mình.

2. Giáo dục vì sinh viên

Phương hướng giáo dục của các khóa học online luôn lấy sinh viên làm trọng tâm. Các khóa học này sẽ cung cấp những kiến thức các bạn sinh viên CẦN chứ không phải những môn học đại cương nhàm chán. Chính vì tính ứng dụng đó nên các khóa học online được nhiều người yêu thích.

3. Dễ dàng thảo luận và trao đổi

Sinh viên tham gia khóa học online hoàn toàn có thể tham gia thảo luận về những gì được học tại các diễn đàn chia sẻ của khóa học. Thông thường ở các lớp học truyền thống, sinh viên hay rơi vào trường hợp ngại hỏi hoặc không hỏi kịp do sự hạn chế về thời gian. Trong khi đó ở các lớp học online, tất cả mọi người đều có thể đặt câu hỏi vào bất kì lúc nào để có thể được giải đáp những gì khúc mắc. 4. “Du học khắp thế giới”

Với loại hình lớp học truyền thống, các bạn sinh viên chỉ có thể du học tại một quốc gia duy nhất. Nhưng với loại hình lớp học online, các bạn hoàn toàn có thể học cùng một lúc với nhiều thầy cô ở khắp nơi trên toàn thế giới. Lúc này, khoảng cách địa lý không còn là trở ngại để bạn có thể thu nạp kiến thức.

5. Hoàn thiện một số kĩ năng mềm

Học online có nghĩa là các bạn sinh viên sẽ phải làm việc thường xuyên với máy tính. Đây chính là cơ hội để các bạn có thể trau dồi kĩ năng làm việc với máy tính của mình. Ngoài ra, khi học online bạn buộc phải giao tiếp với giảng viên và bạn học thông qua email là chủ yếu. Từ đó các bạn có điều kiện để làm quen và trau dồi kĩ năng giao tiếp qua email, một trong những điều không thể thiếu khi các bạn làm việc sau này. Chưa hết, tôn trọng deadline cũng là một trong những điều các bạn được rèn luyện rất tốt khi học online.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về bài học, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể email hỏi trực tiếp giảng viên vào bất cứ lúc nào thay vì phải đợi đến khung giờ nhất định mới được gặp thầy cô với hình thức lớp học truyền thống.

7. Gọn và nhẹ

Các bạn sinh viên học online không cần phải mang vác xách vở và các dụng cụ học tập khác để đến trường sử dụng vì trong phòng các bạn đang ở đã có đầy đủ mọi thứ cần thiết cho việc học.

8. Họp nhóm dễ dàng hơn

Chỉ cần hẹn giờ và truy cập internet là các bạn sinh viên có thể họp nhóm dễ dàng ở bất kì đâu. Việc này sẽ hơi khó khăn đối với các bạn học khóa truyền thống vì ngoài thống nhất được giờ hẹn thì còn phải nhất trí về địa điểm gặp mặt. Điều đó có nghĩa là các bạn phải tốn thêm thời gian di chuyển, từ đó sinh ra thêm nhiều rắc rối khác như trễ hẹn gây ảnh hưởng không tốt đến buổi họp nhóm.

9. Chương trình học đa dạng

Với sự đa dạng về chương trình học ở các khóa học online, các bạn sinh viên sẽ có thể dễ dàng tìm ra được khóa học phù hợp với nhu cầu của mình. Thậm chí, với cùng một loại chương trình học thì cũng có nhiều cơ sơ đào tạo với các phương pháp khác nhau để sinh viên đánh giá và lựa chọn.

Hiển nhiên, các khóa học online sẽ có chi phí rẻ hơn so với khóa học truyền thống vì bạn không phải chi trả cho cơ sở vật chất, phương tiện di chuyển, thuê nhà trọ, …

Theo: CollegeAtlas, ICEF Monitor

Phương pháp học tập chủ động và tư duy phản biện by Kỳ Duyên | 13/08/2018 | Lượt xem: 825

Phương pháp học tập chủ động ở Mỹ là như thế nào?

Đọc bài trước khi đến lớp luôn là điều cần thiết!

Từ những ngày học ở Việt Nam đến tận lớp 10, mặc dù cũng nhận biết được việc đọc sách và chuẩn bị bài trước khi đến lớp là một thói quen mà mỗi học sinh nên rèn luyện và duy trì để có thể thu được hiệu quả học tập tốt nhất.

Tuy vậy, thói quen soạn bài trước ngày học cũng chính là một trong những kĩ năng mà hầu như các bạn trẻ Việt Nam đều thiếu. Có lẽ lí do nằm ở việc nước ta chưa thật sự đẩy mạnh phương pháp học tập này và xây dựng những mô hình lớp học mang tính chủ động nhiều hơn là chỉ nghe lời giảng từ giáo viên.

Chính sự thụ động trong phương pháp giảng dạy này ở Việt Nam đã làm tôi hơi “chững” lại một chút trong thời gian đầu trải nghiệm phương pháp học tập tại Mỹ lần đầu tiên. Trong một lớp văn học tiếng anh ở trường trung học, tôi đã được làm quen với việc phải đọc sách/truyện trước khi đến lớp để có thể tham gia và cuộc thảo luận, trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung câu chuyện cùng giáo viên và các bạn cùng lớp khác.

Có thể thấy, đây là cách học yêu cầu sự chuẩn bị bài từ trước của học sinh để lớp học có thể diễn ra thật sôi nổi và sinh động thay vì kiểu học mang đầu “rỗng” đến

lớp và chờ bài giảng từ giáo viên. Bằng cách này, không những học sinh có cơ hội thoải mái trình bày ý kiến và câu hỏi cá nhân mà còn tiết kiệm được thời gian học lại bài sau khi về nhà.

Có thể thấy rằng nếu chúng ta được tham gia tranh luận về nội dung bài học trong thời gian ở lớp thì lượng kiến thức ấy sẽ dễ dàng được hấp thu vào trí óc nhanh và dễ dàng hơn là kiểu học phần lớn dựa vào ghi chép từ bài giảng của giáo viên.

Luôn tham gia vào bài học và biết cách đặt câu hỏi!

Vì sao?

Từ ngày bước vào môi trường học tập ở đại học, tôi càng nghiệm ra được tầm quan trọng to lớn của phương pháp học tập chủ động và sự tự học của bản thân để tạo ra hiệu quả học tốt nhất. Khác với trung học, đại học là một môi trường khắc nghiệt đòi hỏi tính tự giác và nghiêm túc của học sinh trong việc học hơn rất nhiều và không ai có thể giúp bạn vươn lên ngoài chính bạn!

Ở đại học, mỗi giảng đường có thể lên tới 300-400 học sinh (hoặc có thể nhiều hơn tuỳ vào trường hoặc môn học) và điều đó cũng có nghĩa là một giáo sư sẽ không thể nào dành sự quan tâm hay chú ý đến cụ thể một học sinh nào cả.

Do đó, tinh thần tự giác của học sinh là rất cần! Sự tự giác ấy sẽ đến từ việc ta đọc những trang sách hay tài liệu được dặn trước khi đến lớp và chuẩn bị sẵn trong đầu những câu hỏi hoặc đánh dấu lại những phần làm ta cảm thấy khó hiểu. Thậm chí, dù không dặn trước nhưng giáo sư sẽ luôn tự hiểu rằng sinh viên phải có trách nhiệm đọc qua nội dung bài giảng của ngày hôm sau trước khi đến lớp vì sở dĩ thời gian cho 1 tiết học (thường là 1 tiếng rưỡi) thật sự sẽ là không đủ cho giáo sư giải thích hết tất cả nội dung bài học một cách thật chi tiết.

Do vậy, nếu ta đến lớp với tâm thế đã có sẵn một phần bài giảng trong đầu và việc đến nghe giảng sẽ chỉ để làm rõ hơn bài học và đặt ra những thắc mắc của mình với giáo sư thì 1 tiếng rưỡi ấy sẽ được dùng một cách có ích hơn! Ngược lại, nếu ta đến trường với trạng thái thụ động chờ đợi bài giảng từ thầy cô thì khó có thể tránh được trường hợp kiến thức “vào trai tái rồi lại ra tai phải”, đấy là còn chưa kể đến

việc chỉ liên tục nghe giảng sẽ rất dễ gây buồn ngủ vì thời lượng của một tiết học ở đại học khá dài.

Về phía bản thân, tôi đã rút ra được những bài học quý giá khi tự mình trải nghiệm những hậu quả khôn lường từ việc thiếu tính chủ động trong học tập. Cụ thể hơn, trong năm nhất đại học tôi đã từng học môn Business Ethics and Society (tạm dịch là Đạo Đức Kinh Doanh) và đó chính là một lớp học đòi hỏi sự chuẩn bị bài và tự học rất cao.

Thế nhưng do chủ quan và không có thói quen đọc tài liệu trước khi đến lớp từ xưa, tôi đã trở nên rất thụ động trong lớp vì môn học được thiết kế theo phương pháp học trao đổi và thảo luận những case studies (là phương pháp học dựa trên sự sự phân tích những tình huống hay sự việc có thật trong thực tế nhằm nâng cao tính ứng dụng của những lý thuyết trong bài học). Trong lớp, giáo sư sẽ đưa ra tình huống và dẫn dắt những câu hỏi thảo luận đầu tiên để học sinh có thể tự tranh luận cùng nhau và đặt câu hỏi ngược lại.

Để làm được điều này, tất nhiên mỗi học sinh cần nắm sơ qua về lý thuyết bài học cũng như tài liệu liên quan đến nội dung bài học để có “vốn” mà đem ra thảo luận trong lớp. Do thiếu đi sự chuẩn bị này, tôi trở thành một cá nhân im lặng trong lớp và chỉ biết xem các bạn sôi nổi tham gia vào bài học.

Chính vì lí do đó, tôi đã quyết tâm thay đổi! Ngoài chuyện phải chăm chỉ hơn trong việc đọc bài mỗi tối trước khi đến lớp, tôi còn tập thói quen ghi chú, tóm tắt lại những gì bản thân cho là quan trọng vì sỡ dĩ không ai có thể thuộc nằm lòng được hơn cả trăm trang sách cả, quan trọng là ta phải biết tìm ra trọng tâm của bài học. Tiếp đến, tôi tự soạn ra list những câu hỏi để có thể trình bày trên lớp hoặc để dành gặp giáo sư sau giờ học nếu không đủ thời gian ở lớp. Khi đến trường, tôi trở nên

mạnh dạn hơn trong chuyện hỏi han trao đổi bài với những người bạn kế bên rồi dần dần cố gắng kết thân và học nhóm cùng với những người bạn nổi trội thông minh trong lớp để tích luỹ thêm kinh nghiệm cho bản thân mình.

Tư duy phản biện:

Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng: bạn hãy tập cách phản biện khi cảm thấy chưa phục với ý kiến của ai đó. Thay vì chỉ tiếp nhận suông những kiến thức từ giáo viên thì việc ta chủ động nói ra những điểm ta không đồng tình hay góp ý giúp hoàn thiện hơn không những càng làm cho lớp học trở nên thú vị mà còn giúp ta được trải nghiệm cảm giác làm chủ bản thân.

Các bạn có bao giờ về nhà sau một buổi học với tâm trạng bức bối và khó chịu vì cảm thấy không cùng quan điểm với cách phân tích hay chấm điểm của giáo viên? Tôi cá rằng đa số chúng ta đều vậy. Nếu bạn thắc mắc hay tin tưởng rằng công sức của chúng ta xứng đáng được đánh giá cao hơn hay muốn chứng minh cho giáo viên thấy cách phân tích của họ có phần chưa đúng thì hãy mạnh dạn NÓI!

Ở Mỹ, sẽ chả ai trách cứ bạn khi bạn cố gắng muốn giảng giải hay thuyết phục ý kiến cá nhân của mình. Mọi ý kiến đều được tôn trọng! Và tất nhiên, ta cũng cần phải học cách biểu đạt quan niệm cá nhân một cách lịch sự, rành mạch rõ ràng đề người nghe vừa dễ nắm bắt mà vừa cảm thấy không bị xúc phạm.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm dạy học trực tuyến (Trang 60 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w