Thực trạng áp dụng pháp luật, giải quyết tranh chấp về hoạt động đại lý thương mại Luật sư Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật B.N.C và Cộng sự

Một phần của tài liệu Tiểu luận pháp luật về trung gian thương mại 2 (Trang 26 - 30)

gia và trả thù lao. Cụ thể là mở rộng phạm vi chủ thể có thể tham gia trung gian thương mại, không nên nhất thiết là thương nhân nữa. Do thực tiễn, một số chủ thể không có đủ khả năng và điều kiện hoặc nhu cầu là thương nhân khi tham gia giao dịch như môi giới, ủy thác. Và từ mâu thuẫn giữa khoản 1 điều 6 và điều 7 LTM 2005, nên xác định rõ đăng ký kinh doanh là điều kiện bắt buộc để trở thành thương nhân hay là nghĩa vụ của thương nhân. Liên quan đến việc chi trả thù lao, luật định cần nên được bổ sung cụ thể thời điểm trả chi phí, điều kiện hưởng thù lao, những chi phí phát sinh nên giải quyết như thế nào hay bên nào sẽ có trách nhiệm chi trả số tiền phát sinh,… Thứ ba, quy định về hình thức của hợp đồng trong hoạt động trung gian cũng cần được sửa đổi. Do hình thức hợp đồng chưa có quy định về các điều khoản hợp đồng mà để các bên tự do thỏa thuận. Tuy nhiên thực tiễn khi xảy ra tranh chấp những điều khoản bắt buộc sẽ mang ý nghĩa lớn trong việc xem xét ai mới là bên vi phạm hay liệu hợp đồng đó có hiệu lực không, cho nên có quy định các điều khoản chủ yếu cần bảo đảm.

Liên quan đến từng loại hình, ta cần hoàn thiện một số điểm như sau: Về đại diện thương mại, nên ấn định một thời gian cụ thể, hợp lý cho việc chấm dứt hợp đồng. Vì khi chấm dứt hợp đồng đại diện, sẽ có nhiều thay đổi và xáo trộn cho cả hai bên nên việc quy định một thời gian hợp lý thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ giúp bên còn lại chủ động trong sắp xếp công việc, hoàn thành tốt những trách nhiệm và nghĩa vụ đang dang dở. Đồng thời đảm bảo được quyền lợi của bên thứ ba, tránh trường hợp bên thứ ba không biết quan hệ đại diện đã chấm dứt. Về hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa, nên có quy định cụ thể hơn về quyền, nghĩa vụ của bên nhận ủy thác, bên ủy thác. Từ thực tiễn thi hành, nên rút kinh nghiệm trong trường hợp hợp đồng đem lại lợi nhuận chênh hơn thì bên ủy thác có thể nhận phần đó và thù lao của bên nhận ủy thác đồng thời cũng nên được tăng lên. Còn trường hợp bên nhận ủy thác muốn bán dưới giá hoặc mua trên giá thì cần có sự chấp thuận của bên ủy thác, nếu không những rủi ro phát sinh nên phải là bên nhận ủy thác chịu. Về hoạt động môi giới, nên quy định bên được môi giới có thể không là thương nhân và bổ sung quy định về hình thức hợp đồng môi giới phải bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương. Điều này sẽ giúp cho hoạt động thương mại trở nên dễ dàng hơn, chắc chắn hơn cho các bên. Ngoài ra mức thù lao và chi phí môi giới cũng nên được cụ thể hơn như quy định bên môi giới chỉ có thể nhận một trong hai khoản thù lao hoặc chi phí môi giới; tạo nên môi trường sòng phẳng, trung thực giữa bên môi giới và các bên được môi giới, tránh lạm dụng, vu lợi vì lợi ích cá nhân. Cuối cùng về hoạt động đại lý, tránh mâu thuẫn trong quy định của Luật thương mại 2005 và các luật chuyên ngành khác. Do hoạt động đại lý thương mại cũng được quy định tại nhiều luật chuyên ngành khác như Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, cho nên thống nhất các khái niệm và quy định nội dung hay hình thức hợp đồng của hoạt động đại lý.

Hoạt động trung gian thương mại là một nhu cầu tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới. Hiện nay, hoạt động trung gian thương mại đang ngày càng phát triển tại Việt Nam, các quy định về hoạt động trung gian thương mại được quy định chù yếu trong Luật thương mại năm 2005 nhưng còn thiếu các văn bẳn dưới luật chi tiết hướng dẫn thi hành. Những bất cập luôn xuất hiện vì hoạt động kinh tế - xã hội luôn đa dạng hóa và biến đổi, vì vậy cần thiết phải có sự sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp khi áp dụng thi hành thực tiễn.

Phần IV: Tài liệu tham khảo

1. Khái niệm, bản chất pháp lý của hoạt động trung gian thương mại. Tạp chí luật học số 1 năm 2006

2. Những vấn đề về hoạt động trung gian thương mại. Tạp chí tài chính Online

3. Vấn đề về trung gian thương mại. Thế giới Luật

4. Thực trạng áp dụng pháp luật, giải quyết tranh chấp về hoạt động đại lý thương mại. Luật sư Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật B.N.C và Cộng sự

5. Bùi Ngọc Cường, 2008. Giáo trình Luật Thương mại tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục.

6. Tìm hiểu thực trang hoạt động trung gian tại Việt Nam.

7. T.S Nguyễn Thị Vân Anh, Vấn đề pháp lí về quan hệ hợp đồng phát sinh trong hoạt động trung gian thương mại, Tạp chí luật học số 11 năm 2008.

Một phần của tài liệu Tiểu luận pháp luật về trung gian thương mại 2 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w