B. PHẦN NỘI DUNG
2.2.1. Đại diện cho thương nhân
Về trách nhiệm của bên giao đại diện và bên đại diện đối với bên thứ ba trong trường hợp bên đại diện thực hiện các giao dịch không nằm trong lĩnh vực kinh doanh của bên giao đại diện. Trong thực tế đã nảy sinh trường hợp bên đại diện biết hoặc buộc phải biết bên giao đại diện không có năng lực thực hiện năng lực thực hiện hoạt động giao cho bên đại diện nhưng vẫn chấp nhận ủy quyền và thực hiện công việc được giao. Hành vi đó có thể đem lại hậu quả bất lợi cho bên thứ ba do bên giao đại diện phải chịu trách nhiệm đối với những hợp đồng mà bên đại diện giao dịch nhưng lại không có khả năng thực hiện. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba cũng như ràng buộc trách nhiệm của bên giao đại diện, pháp luật thương mại cần quy định trường hợp này, cả bên đại diện và bên giao đại diện đều phải liên đới chịu trách nhiệm với bên thứ ba về hậu quả pháp lý với công việc được thực hiện theo hợp đồng đại diện cho thương nhân.
Về vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng đại diện cho thương nhân. Nên bỏ quy định thời hạn đại diện do các bên thỏa thuận, trường hợp không có thỏa thuận, thời hạn đại diện chấm dứt khi bên giao đại diện thông báo về việc chấm dứt hợp đồng hoặc bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợp đồng. Luật Thương mại năm 2005 không quy định một thời hạn nhất định các bên phải thông báo cho nhau biết về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại diện là không hợp lý và trái với thông lệ
quốc tế. Trong quan hệ đại diện cho thương nhân khi một bên chấm dứt hợp đồng sẽ gây xáo trộn nhất định trong hoạt động kinh doanh của bên kia. Do đó, Luật thương mại cần bổ sung quy định một thời gian cụ thể hợp lý để các bên thông báo cho nhau trước khi chấm dứt hợp đồng để tạo điều kiện cho bên kia có thời gian thu xếp công việc kinh doanh.
2.2.2. Ủy thác mua bán hàng hóa
Hiện nay pháp luật cần quy định cụ thể chi tiết những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác trong quá trình thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa. Quy định cụ thể để xử lý trường hợp bên nhận ủy thác đã bán (hoặc mua) hàng hóa với giá cao hơn (hoặc thấp hơn) giá đã quy định trong hợp đồng ủy thác nhưng vì lợi ích của bên ủy thác. Theo lý thuyết về hợp đồng thì bên ủy thác phải thực hiện việc mua bán hàng hóa theo những điều kiện như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Vì thế bên nhận ủy thác mua hàng với giá cao hơn hoặc thấp hơn giá đã quy định trong hợp đồng ủy thác xét dưới khía cạnh nghĩa vụ hợp đồng thì bên nhận ủy thác đã vi phạm hợp đồng nhưng là không vì lợi ích của bên ủy thác nên cần phải áp dụng một chế tài riêng để xử lý trường hợp vi phạm này. Luật cũng cần quy định nghĩa vụ của bên ủy thác là nghĩa vụ nhận hàng. Vì luật không quy định bên ủy thác có nghĩa vụ nhận hàng nên nhiều khi tranh chấp xảy ra khó giải quyết.
2.2.3. Đại lý thương mại
Về vấn đề thời hạn đại lý Điều 177 Luật Thương mại chỉ tập trung đến bên chấm dứt nhưng không quan tâm đến lỗi. Điều này khá bất hợp lý, bởi theo quy định của pháp luật thông thường nếu bên nào có lỗi bên đó phải bồi thường. Nhưng với quy định như trên, các bên giao đại lý dễ dàng lạm dụng để ép bên đại lý không được làm đại lý nữa và ảnh hưởng đến quyền của bên đại lý. Vì giá trị bồi thường là một tháng đại lý trung bình theo năm không đủ lớn để tạo ra sự ràng buộc trách nhiệm giữa bên giao đại lý và bên nhận đại lý.