Giải pháp về đào tạo công nhân lành nghề:

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học để khẳng định sự cần thiết cần đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường hoa kỳ (Trang 63 - 64)

- Dệt may (thuế suất bình quân) 37,3 13,7 13,7 Ngay khi gia nhập

3.3.2.2 Giải pháp về đào tạo công nhân lành nghề:

Đa số các công nhân khi về đến Nhà máy thì phải đào tạo lại, việc đào tạo lại khiến cho doanh nghiệp mất thời gian và chi phí. Vì vậy, cần phải hạn chế điều này. Các doanh nghiệp cần:

- Liên kết với các trường đào tạo nghề trong Thành Phố Hồ Chí Minh (Cao Đẳng, Trung cấp dạy nghề …) để tổ chức đào tạo cho nguồn nhân lực trong ngành.

- Nêu rõ với các trường đào tạo nghề những kỹ năng của công nhân cần thiết khi làm việc trong doanh nghiệp.

- Chấp nhận cho các sinh viên thực tập tại công ty, nhằm có thể tuyển chọn ngay khi sinh viên mới ra trường.

- Trong trường hợp cần phải đào tạo lại theo yêu cầu của công nghệ thì doanh nghiệp cần chủ động đào tạo tại chỗ nhằm tránh những sai sót trong sản phẩm gây mất uy tín cho doanh nghiệp.

- Xây dựng chính sách động viên khuyến khích người lao động phù hợp với khả năng của doanh nghiệp-đây là vấn đề khá quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Các cuộc đình công, lãng công xảy ra khá nhiều có phần là do nhiều doanh nghiệp chưa có chính sách thoả đáng đãi ngộ người lao động. Các doanh nghiệp cần phải có nhiều chính sách đối với người lao động như: chế độ tiền lương, tăng ca hợp lý, chế độ thưởng lễ, Tết và nhà ở cho người lao động để:

- Người lao động hứng thú, say mê trong công việc tránh những lãng phí, thất thoát sản phẩm.

- Gắn bó với doanh nghiệp lâu dài. - Tránh chảy máu chất xám.

- Tránh những vụ việc đình công, lãng công gây mất uy tín và lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Thu hút các người lao động có tay nghề và có chuyên môn giỏi về với doanh nghiệp.

3.3.3 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CHUYỂN ĐỔI HÌNH THỨC SẢN XUẤT:

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học để khẳng định sự cần thiết cần đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường hoa kỳ (Trang 63 - 64)