THỊ TRƯỜNG HOA KỲ THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học để khẳng định sự cần thiết cần đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường hoa kỳ (Trang 26 - 28)

2.1VAI TRÒ CỦA NGAØNH GIAØY DÉP TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu của ngành giày dép và những đóng góp của ngành trong phát triển kinh tế Việt Nam: trong phát triển kinh tế Việt Nam:

Trong những năm qua, ngành giày dép đã có vai trò quan trọng trong việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu Việt Nam, góp phần vào tăng trưởng GDP là một trong những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu của Việt Nam.

Hiện nay, sản phẩm giày dép của Việt Nam đã xuất đi trên hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, là một trong những quốc gia có kim ngạch xuất khẩu giày dép hàng đầu thế giới, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 3,960 tỷ USD, năm 2008 đạt 4,7 tỷ USD. Theo dự báo của các cơ quan chức năng, đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm da giày sẽ đạt 6,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, tính đến hết năm 2008, ngành giày dép đã giải quyết việc làm cho hơn 550.000 người, toàn ngành có trên 450 doanh nghiệp hoạt động trong ngành không kể các cơ sở kinh doanh và các hộ gia đình. Với những lợi thế như:

- Việt nam chúng ta có vị trí thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hoá. - Có lực lượng lao động trẻ, dồi dào, khéo léo, chi phí nhân công tương đối

thấp so với các nước.

- Chúng ta có nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng và một thể chế chính trị ổn định.

- Có môi trường kinh doanh thuận lợi và đang dần được cải thiện ngày càng tốt hơn.

- Việt nam chúng ta đã là thành viên của Tổ chức Thương Mại thế giới nên có nhiều thuận lợi trong việc phát triển thị trường nước ngoài.

Đây là những điều kiện cần có cho đa số các ngành thâm dụng lao động trong đó có ngành giày dép. Vì vậy, với những lợi thế đó và những đóng góp của ngành cho việc phát triển kinh tế Việt nam, trong tương lai gần ngành giày dép vẫn là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam.

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam năm 2007.

CLB XUẤT KHẨU 1 TỶ USD TRỞ LÊN NĂM 20073,960 3,960 8,477 7,780 3,790 2,365 2,180 1,455 1,400 1,854 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 Càphê Cao su Gạo Điện tử, máy tính Sản phẩm gỗ

Thuỷ sản Giày dép Dệt may Dầu thơ

TR

I

U US

D

Nguồn : Bộ Công Thương

2.1.2 Kim ngạch xuất khẩu ngành giày dép Việt Nam vào thị trường

Hoa Kỳ và những đánh giá:

Kim ngạch xuất khẩu ngành giày dép Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ:

Giày dép là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này khá cao trong thời gian qua. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu là hơn 224 triệu usd thì sang năm 2005 con số này đã là hơn 721 triệu usd tăng 220%, đến lúc này

chúng ta đã trở thành một trong 5 nước có kim ngạch xuất khẩu giày dép nhiều nhất vào thị trường này, chỉ sau Trung Quốc, Italia, Brasil, Indonesia.

Đến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ hơn 1 tỷ USD với mức tăng từ 2005 đến năm 2008 tăng hơn 44,3% và trở thành nước thứ 3 có kim ngạch xuất khẩu giày dép lớn nhất vào thị trường này chỉ sau Trung Quốc và Italia. Như vậy, chỉ sau 2 năm từ nước đứng thứ 5 ta vượt lên xếp vị trí thứ 3. Đánh giá về sự tăng trưởng vượt bậc này có nhiều nguyên nhân: do giày mũ da của chúng ta bị EU áp thuế chống bán phá giá nên các doanh nghiệp chuyển hướng sang thị trường Hoa Kỳ, bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng đã nhận thấy sự hấp dẫn của thị trường này nên đã mở rộng thị trường xuất khẩu, ngoài ra các tập đoàn sản xuất giày dép lớn của Hoa Kỳ đã chuyển nhiều đơn hàng gia công hơn tại Việt Nam.

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ từ Việt Nam

KIM NGẠCH NHẬP KHẨU GIÀY DÉP CỦA HOA KỲ TỪ VIỆT NAM

0 500,000 1,000,000 1,500,000 NĂM NG ÀN US D KIM NGẠCH NHẬP KHẨU GIÀY DÉP CỦA HOA KỲ TỪ VIỆT NAM 224,825 327,301 475,116 721,310 959,682 1,041,404 1,075,129 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Nguồn: US Department of Commerce.

Năm 2005, Việt Nam xuất khẩu giày dép sang thị trường Hoa Kỳ là 721.310.000 usd, năm 2008 giày dép Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chỉ đạt 1.075.129.876 usd4.

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học để khẳng định sự cần thiết cần đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường hoa kỳ (Trang 26 - 28)