Quy trình và kỹ thuật thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu Noi dung 2 20172018 (Trang 42 - 46)

- Ưu nhược điểm của phương pháp vấn đáp:

4. Quy trình và kỹ thuật thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Bài kiểm tra, thi trắc nghiệm khách quan có nhiều dạng câu hỏi: đúng sai, điền khuyết, ghép hợp, đa lựa chọn... trong đó trắc nghiệm đa lựa chọn được sử dụng nhiều nhất, đòi hỏi các kỹ thuật thiết kế phức tạp hơn cả.

Loại câu hỏi: đúng – sai: Là loại câu hỏi đưa ra một phát biểu để học sinh đánh giá là đúng hay sai, hoặc dưới dạng câu hỏi để được trả lời có hay không.

Loại câu đúng – sai thích hợp để gợi nhớ lại kiến thức với một khối lượng kiến thức đáng kể trong một khoảng thời gian nhanh chóng. Tuy nhiên câu dẫn của loại câu hỏi này phải hoàn toàn rõ ràng để có thể trả lời dứt khoát là có hay không. Điều này tạo ra sự khó khăn khi áp dụng loại câu hỏi này để kiểm tra trình độ hiểu biết cao hơn. Nó không tạo cho học sinh phân biệt được những sắc thái khác nhau của ý nghĩa. Câu hỏi đúng sai còn có hạn chế là xác xuất đoán mò rất cao (50%).

Ví dụ câu đúng – sai: Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu được cho là đúng, và vào chữ S nếu câu đó là sai:

Hydrogen Sulphit

1. Là một chất khí ở nhiệt độ trong phòng Đ S

2. Có mầu tím sẫm Đ S

3. Cháy tự do trong không khí Đ S

4. Tạo thành dung dịch Bazơ trong nước Đ S

Loại câu hỏi điền khuyết (điền vào chỗ trống): Loại câu này đòi hỏi học sinh cung cấp câu trả lời một hay một ít từ cho một câu hỏi trực tiếp hay một câu nhận định chưa đầy đủ. Ưu điểm của loại câu này là khó tạo điều kiện để học sinh đoán mò vì học sinh phải nhớ lại hoặc nghĩ ra câu trả lời. Tuy nhiên loại câu điền có thể khó xây dựng cho rõ ràng. Có thể sẽ có nhiều câu trả lời có giá trị như nhau để điền vào một chỗ trống. Điều đó gây khó khăn cho khâu chấm điểm.

Ví dụ câu điền vào chỗ trống:

Tên của một dụng cụ dùng để đo nhiệt độ là gì? ……….. Con nhím biển thuộc loài ………..

Loại câu hỏi ghép hợp hay ghép đôi

Loại câu này thường có hai dãy thông tin gọi là các câu dẫn và các câu đáp. Chúng cần được ghép lại với nhau theo kiểu tương ứng một – một. Hai dãy thông tin này không nên có số câu bằng nhau để cho cặp ghép cuối cùng không chỉ đơn giản là kết quả của sự loại trừ liên tiếp.

Loại câu này dễ viết và dễ dùng. Tuy nhiên nếu soạn những câu đo mức độ kiến thức cao đòi hỏi phải mất nhiều công phu. Nếu có nhiều thông tin trong mỗi cột thì người làm test sẽ phải mất nhiều thời gian đọc và lựa chọn tìm câu ghép đôi.

Bài trắc nghiệm khách quan với các câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn: là một hình thức đánh giá rất linh hoạt có thể được sử dụng để đánh giá các kiến thức, kỹ

năng, khả năng ở các cấp độ tư duy của học sinh… Thông thường, một bài test dạng này thường bao gồm một số các câu hỏi yêu cầu học sinh phải lựa chọn một đáp án đúng từ các phương án đã cho và mỗi câu hỏi luôn có một phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án còn lại là phương án sai/ phương án nhiễu.

Bài kiểm tra với các câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn có thể được sử dụng với nhiều mục đích giáo dục khác nhau, mặc dù chúng được sử dụng thường xuyên trên lớp học để đánh giá thành tích học tập và xếp loại học sinh. Các mục đích khác của dạng bài này là cung cấp thông tin phản hồi về sức học, thành tích học tập tới học sinh, thông tin phản hồi về giảng dạy tới giáo viên, chẩn đoán những nhận thức sai lệch của học sinh và một số vấn đề khác.

Mô tả về dạng câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn

Một bài test có nhiều lựa chọn thường được cấu thành nên từ các câu hỏi (item) có nhiều lựa chọn bao gồm 2 phần (gồm câu dẫn thường là một câu hỏi hoặc tình huống có vấn đề cần giải quyết và các phương án trả lời. Đôi khi có thể là 3 phần, phần thức ba này có thể là một biểu đồ hoặc bảng số liệu, hình vẽ, tranh... chứa thông tin liên quan đến câu dẫn, phương án trả lời.

VD 1: An cao hơn Bình, Long cao hơn Nam, Toàn cao hơn Huệ, nếu Toàn thấp hơn Bình và Long thấp hơn Huệ thì thứ tự từ cao đến thấp sẽ là?

A- An, Bình, Long, Nam, Toàn, Huệ B- Huệ, Long, Nam, An, Bình, Toàn C- An, Long, Nam,Bình, Toàn, Huệ D- An, Bình, Toàn, Huệ, Long, Nam

VD 2: “Máy của chiếc xe này ở trong tình trạng xấu đến nỗi không đáng để sửa chữa nó”. Câu nào dưới đây có khả năng gần sự thật nhất?

A- Tiền công sửa chữa máy cũ sẽ đắt hơn tiền mua máy mới.

B- Dù cố gắng cũng không thể sửa được vì không có phụ tùng thay thế. C- Sửa máy cũ sẽ không làm tăng giá trị của chiếc xe.

D- Chiếc xe này không có giá trị gì nữa.

VD 3: Cách tốt nhất để phát hiện về bản thân và thế giới xung quanh là:

A- Luôn tích cực và có tinh thần trách nhiệm trong các công việc được giao B- Thường xuyên trò chuyện với những người hiểu biết hơn mình

C- Tích cực hoạt động và cố gắng thử sức mình qua nhiều tình huống thực tiễn

D- Tìm đọc thật nhiều sách báo và tạp chí

Câu dẫn của một câu hỏi (item) có nhiều phương án lựa chọn thường là một câu hỏi hay tình huống...sơ đồ, biểu đồ, yêu cầu học sinh phải thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Câu dẫn đặt ra câu hỏi, đưa ra một vấn đề yêu cầu học sinh giải quyết.

Các phương án là những lựa chọn mà từ đó học sinh sẽ chọn ra được một đáp án đúng. Có hai dạng phương án: “phương án đúng”/”đáp án” là phương án lựa chọn chính xác hoặc tốt nhất/đúng nhất/phù hợp nhất...; “phương án nhiễu” là những lựa

chọn sai, thiếu chính xác hoặc gần đúng.

Những tranh cãi về dạng câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn

Nhiều người cho rằng câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn là câu hỏi khách quan. Tuy nhiên chúng cũng có thể “chủ quan” giống như bất kỳ một câu hỏi tự luận nào nếu được viết một cách cẩu thả, kém chất lượng. Thực ra một câu hỏi tự luận có chất lượng và một bản hướng dẫn cách chấm điểm chi tiết có thể khách quan hơn một số câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn. Tính chất chủ quan/khách quan không nằm trong các dạng câu hỏi mà phụ thuộc nhiều hơn vào cách viết câu hỏi và cách chấm điểm học sinh, vì vậy phải có kế hoạch đưa tính khách quan vào câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn trước khi bắt tay vào viết những câu hỏi này (Dwyer, 1993).

Một số người khác cho rằng các câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn chỉ đánh giá được những kiến thức bề nổi (VD: nhận biết, thông hiểu). Điều này có thể do giáo viên chưa hiểu và chưa có kỹ năng viết được những câu hỏi có chất lượng. Các bài trắc nghiệm đánh giá trí tuệ (IQ, CQ, EQ…) do các nhà tâm lý học viết ra thường dùng các câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi các thành viên có trình độ cao đẳng, họ không viết được những câu hỏi có chất lượng (Guthrie, 1992; Lederhouse và Lower, 1974; Mc Dougall, 1997), phần lớn các câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn do họ biên soạn chỉ tập trung kiểm tra học sinh ở cấp độ ghi nhớ và thông hiểu (Crooks, 1988: Shifflett.Phibbs & Sage 1997).

Một số người khác cho rằng câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn chỉ được sử dụng cho việc xếp loại. Ý kiến này xuất phát từ sự hiểu lầm khi cho rằng đánh giá và giảng dạy là hai giai đoạn riêng biệt của quá trình học tập. Thực chất, không thể giảng dạy mà không có đánh giá, và quan trọng hơn, cả hai hoạt động này đều là những yếu tố giúp cho việc học diễn ra. Đa số giáo viên: “Đã tập trung quá nhiều vào chức năng xếp loại của đánh giá, đã bỏ qua vai trò của đánh giá là giúp đỡ học sinh trong học tập”. Có nhiều cách để thiết kế và sử dụng câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn với mục đích khuyến khích và tinh lọc việc học, cung cấp thông tin và giảng dạy cũng như xếp loại, phân lớp học sinh.

Quy trình thiết kế bài trắc nghiệm khách quan (có nhiều phương án lựa chọn)

Trong đánh giá kiến thức, kỹ năng, giáo viên nên định hướng mục đích vào việc tìm ra nội dung nào học sinh đã nắm vững, nội dung nào học sinh còn mơ hồ và mức độ nhận thức của chúng đến đâu. Điểm số bài kiểm tra của học sinh cần phản ánh rõ điều này. Như vậy về cơ bản, nguyên tắc của việc biên soạn bài test có câu hỏi với nhiều phương án lựa chọn sẽ hoạt động theo hai cách: tối đa hoá khả năng của học sinh trong việc thể hiện những gì chúng biết về nội dung và tối thiểu hoá khả năng ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài tới điểm số của bài kiểm tra. Cần hạn chế tối đa các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tư duy của học sinh như câu hỏi quá dài, trúc trắc quá khó đọc, tình huống vòng vo gây mệt mỏi khi đọc... Trong các câu hỏi trắc nghiệm, cần loại bỏ các câu hỏi “đoán mò” và “đánh lừa”.

Dưới đây là quy trình thiết kế bài trắc nghiệm khách quan có nhiều phương án lựa chọn:

Bước 1. Lập bảng ma trận nội dung chi tiết cho bài test

Một vấn đề quan trọng trong giai đoạn này đó là việc tạo ra sự phù hợp giữa nội dung giảng dạy và các chuẩn chương trình, giữa nội dung kiểm tra và nội dung giảng

dạy để đảm bảo rằng chương trình sẽ được giảng dạy và những nội dung giảng dạy sẽ được đánh giá. Điều này về cơ bản là một vấn đề về sự công bằng cũng như sự phù hợp giữa dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Có rất nhiều ý kiến phàn nàn về việc kiểm tra đánh giá xuất phát từ sự thiếu cân đối giữa hai vấn đề này. Chẳng hạn học sinh phàn nàn rằng chúng em không hiểu bài kiểm tra này yêu cầu điều gì, những điều này chưa bao giờ được nhắc đến trên lớp học. Một bản mô tả chi tiết các các nội dung cần kiểm tra là một công cụ hữu ích cho thiết kế bài test và cả hoạt động giảng dạy.

Một bảng ma trận chi tiết (Gronlund và Linn, 1990) là một bản mô tả chi tiết về các nội dung, yêu cầu kiến thức, kỹ năng, các cấp độ đánh giá. Bảng này thường bắt đầu với một cột chứa đựng các phạm vi nội dung của bài kiểm tra có thể được liệt kê theo chủ đề, theo chương trình hoặc các cách phân chia khác. Một cột khác là sự phân loại của các cách mà bạn muốn học sinh mình thể hiện chứng tỏ chúng hiểu biết về nội dung. Cách phân loại này có thể là một cách truyền thống như thang Bloom [4 cấp độ tư duy: nhận biết; thông hiểu; vận dụng; đánh giá) hoặc theo cách phân loại của riêng bạn. Cuối cùng, mỗi ô trong bảng có phân định tỷ trọng tương ứng với mỗi nội dung và mỗi cách thể hiện sự hiểu biết của học sinh ứng với nội dung đó.

Ví dụ về bảng ma trận chi tiết của bài kiểm tra khoá học mở đầu môn vật lý (tổng điểm 50). Ví dụ này cho thấy tỉ lệ % điểm số cho mỗi chủ đề và cấp độ tư duy. Có tổng cộng 50 câu hỏi trong bài kiểm tra.

Chủ đề Cấp độ tư duy Tổng cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng: mức độ thấp Vận dụng: mức độ cao Công 2/50 = 4% 1/50 = 2% 0/50 = 0% 1/50 = 2% 4/50 = 8% Năng lượng 2/50 = 4% 3/50 = 6% 5/50 = 10% 2/50 = 4% 12/50 = 24% Thế năng 2/50 = 4% 2/50 = 4% 2/50 = 4% 0/50 = 0% 6/50 = 12% Động năng 1/50 = 2% 2/50 = 4% 1/50 = 2% 1/50 = 2% 5/50 = 10% Cơ năng 1/50 = 2% 10/50 = 20% 5/50 = 10% 2/50 = 4% 18/50 = 36% Điện năng 2/50 = 2% 1/50 = 2% 2/50 = 4% 0/50 = 0% 5/50 = 10% Tổng cộng 10/50 = 20% 19/50 = 38% 15/50 = 30% 6/50 = 12% Tổng điểm=50 Một khi đã xây dựng được một bảng ma trận kiểm tra chi tiết, bạn có thể sử dụng nó để lập kế hoạch cho việc giảng dạy cũng như biên soạn các câu hỏi kiểm tra của mình. Sở dĩ bảng ma trận chi tiết này có ích trong việc lập kế hoạch giảng dạy bởi nó ghi lại tất cả những nội dung mà bạn thấy quan trọng nhất và cách thức mà bạn mong muốn học sinh của mình thể hiện sự hiểu biết của chúng về những nội dung đó. Đồng thời nó cũng cung cấp các quyết định liên quan tới kế hoạch giảng dạy của bạn. Còn vì mục đích khác là tạo ra sự phù hợp giữa giảng dạy, kiểm tra kết quả học tập, những nội dung được nhấn mạnh trong giảng dạy cũng được nhấn mạnh trong đánh giá. Do đó, một bản mô tả chi tiết sẽ là một cách thức hiệu quả để thống nhất giảng dạy và

đánh giá (Nitko, 2001).

Bước 2: Viết câu hỏi

Vấn đề đáng quan tâm đầu tiên trong bước này là giáo viên sẽ tự viết các câu hỏi hay sử dụng các câu hỏi đã có sẵn trong các ngân hàng câu hỏi đi kèm với sách giáo khoa. Giáo viên có thể gặp phải một số rủi ro khi sử dụng các ngân hàng câu hỏi đã được xuất bản rộng rãi. Trước hết, đó là sự khác biệt giữa bảng ma trận kiểm tra chi tiết của giáo viên và của ngân hàng câu hỏi. Giáo viên cần phải đảm bảo rằng những nội dung cần nhấn mạnh trong bài kiểm tra vẫn được giữ nguyên. Thứ hai, không thể chắc chắn được rằng các câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi đã được thử nghiệm và đều là những câu hỏi đúng, có chất lượng cao, phù hợp với học sinh. Vì vậy nên hạn chế hoặc ít nhất phải xem xét kỹ lưỡng khi sử dụng các câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi.

Một phần của tài liệu Noi dung 2 20172018 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)