Một số chiến lược đề xuất:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA TẬP ĐOÀN TÂN HIỆP PHÁT TRONG NGÀNH NƯỚC GIẢI KHÁT (Trang 30 - 34)

Hiện tại, Trà Xanh Không Độ đang sử dụng hai chiến lược chính là chiến lược marketing tập trung .

Với chiến lược Marketing tập trung, THP tập trung hoàn toàn về sản phẩm chính là Trà Xanh Không Độ với mùi vị được yêu thích là “Hương vị chanh” (Cùng với Trà Xanh Không Độ không đường với phân khúc nhỏ người ăn chay và ăn kiêng). Bằng chiến lược này, THP tập trung chính vào sản xuất để cho ra thành phẩm với giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng khi mang ra thị trường, đồng thời đẩy mạnh về hình ảnh “tươi mát, giải nhiệt” để thu hút khách hàng vào dòng sản phẩm duy nhất này.

Đây là một chiến lược thành công và phù hợp với trong thời buổi cạnh trạnh về dòng sản phẩm nước giải khát từ trà như C2, Ô Long Tea+ Plus,… Chiến lược này giữ cho doanh nghiệp và khách hàng chỉ tập trung vào một sản phẩm thay vì quá nhiều sản phẩm dẫn đến sự mất trung thành thương hiệu. Vì vậy đây là một chiến lược thành công và phù hợp với Trà Xanh Không Độ. Đề xuất tiếp tục chiến lược này trong tương lại sắp tới (2020- 2035).

Tài liệu tham khảo:

[1] Ngô Thị Thu, Giáo trình Quản Trị Marketing, trường Đại học Tài Chính – Marketing [2] PHS, Báo cáo nghiên cứu: Ngành Thực phẩm đồ uống - Triển vọng tích cực

https://finance.vietstock.vn/bao-cao-phan-tich/8517/nganh-thuc-pham-do-uong-trien- vong-tich-cuc.htm

[3]https://www.thp.com.vn/tra-xanh-khong-do/

[4] Báo cáo nghiên cứu: Chiến lược công ty Tân Hiệp Phát 2010-2020

https://123docz.net/document/2811844-tieu-luan-chien-luoc-cong-ty-tan-hiep-phat-2010- 2020.htm

[5] Tổng quan thị trường ngành nước giải khát Việt Nam

https://brothergroup.vn/tong-quan-thi-truong-nganh-nuoc-giai-khat-viet- nam-2/

[6] Báo cáo đề tài: Đề xuất chiến lược Marketing cho trà xanh không độ của Tân Hiệp Phát.

https://tailieu.vn/doc/de-xuat-chien-luoc-marketing-cho-tra-xanh-khong-do-cua-tan-hiep- phat-970011.html

[7] Báo cáo đề tài: Marketing căn bản công ty Tân Hiệp Phát

https://123docz.net/document/1415306-bao-cao-marketing-can-ban-cong-ty-tan-hiep- phat.htm

[8] Báo cáo đề tài: Phân tích chiến lược khác biệt hóa của tập đoàn Tân Hiệp Phát https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/phan-tich-chien-luoc-khac-biet-hoa-cua-tap-doan-tan- hiep-phat-219263.html

[9] Báo cáo nghiên cứu: Chuyên sâu ngành đồ uống Việt Nam Q3/2019, VIRAC https://viracresearch.com/industry/bao-cao-chuyen-sau-nganh-do-uong-q1- 2020

PHỤ LỤC

TÓM TẮT

NGÀNH CÔNG NGHIỆP NƯỚC GIẢI KHÁT VÀ TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI

VỚI NƯỚC UỐNG CÓ GA TẠI VIỆT NAM

I. Mục đích:

Ngành công nghiệp nước giải khát có ga tại Việt Nam phát triển nhanh chóng trong suốt nhiều thập kỷ qua. Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa giúp kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, lợi ích từ ngành công nghiệp nước giải khát có ga đã làm gia tăng chất lượng cuộc sống. Mặt khác, ngành công nghiệp này cũng đóng góp đáng kể cho nền kinh tế qua việc tạo các cơ hội việc làm và tăng thu Ngân sách Nhà nước.

Bản báo cáo này muốn đánh giá những tác động của việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt (“TTĐB”) lên ngành công nghiệp nước giải khát có ga. Bản báo cáo này được tiến hành để đóng góp bằng chứng thực nghiệm cho các cuộc thảo luận nhằm đảm bảo rằng tất cả các khía cạnh có thể có của việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt cần được xem xét, đảm bảo sự hiệu quả và công bằng của chế độ thuế.

II. Phương pháp:

Bản báo cáo nghiên cứu định tính và định lượng, chia ra làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 để phân tích tác động trực tiếp đến ngành sản xuất nước giải khát có ga không cồn. Giai đoạn 2 phân tích tác động của việc áp dụng thuế lên các yếu tố của nền kinh tế. Cụ thể, áp dụng biện pháp tính độ co giãn theo giá, để nghiên cứu tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với cầu của sản phẩm nước ngọt có ga. Tiếp theo, nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng tổng thể để phân tích tác động của việc áp dụng thuế lên ngành giải khát có ga không cồn, qua đó đánh giá mức độ tác động.

Kết quả phân tích được chia ra làm 3 loại phân tích khác nhau: (i) Tác động đến ngành sản xuất nước ngọt có ga không cồn,

(ii) Tác động đến một số khía cạnh của nền kinh tế thông qua sử dụng mô hình cân bằng tổng thể và

(iii) Tác động đến ngân sách Nhà nước.

III. Số liệu:

Số liệu thực tế được thu thập từ 6 địa phương và thành phố lớn nhất Việt Nam, bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Nha Trang (Khánh Hoà)

IV. Kết quả:

Kết quả nghiên cứu được đánh giá trên một số tác động như sau:

1. Ngành công nghiệp nước giải khát có ga có khả năng thất thu 851 tỷ đồng.

Ngành công nghiệp nước giải khát có ga không cồn rất nhạy cảm với sự thay đổi của giá cả. Cụ thể, khi đánh giá độ co dãn theo giá, 1% tăng giá mặt hàng này có thể dẫn tới 2.8% giảm về cầu. Tức là nếu mức thuế suất 10% được áp dụng thì có thể dẫn tới giảm 28% nhu cầu, tương đương với 825,100 đơn vị, đối với mặt hàng này. Điều này 2 cũng đồng nghĩa với việc ngành công nghiệp nước giải khát có ga sẽ có khả năng mất khoảng 851 tỷ đồng (tương đương khoảng 40,5 triệu USD) doanh thu mỗi năm khi thuế TTĐB với thuế suất 10% được áp dụng.

2. GDP giảm 0,01% tương đương với 235 tỷ đồng.

Áp dụng phương pháp cân bằng tổng thể, với kịch bản đề xuất áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt 10% lên giá bán lẻ của nước giải khát có ga, nghiên cứu đã cho thấy sản lượng đồ uống sẽ giảm xuống khoảng 0.58%, dẫn đến giảm GDP khoảng 0.01%, tương đương với 235 tỷ đồng (~12 triệu USD).

3. Tăng thu ngân sách khoảng 234,3 tỷ đồng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, thu ngân sách từ thuế TTĐB đối với nước ngọt có ga sẽ là 396, 5 tỷ đồng (~18,9 triệu USD). Tuy nhiên, do nhu cầu giảm dẫn đến sản lượng giảm và doanh thu từ thuế giá trị gia tang cũng giảm tương ứng, ước tính khoảng 85.2 tỷ đồng (~ 4,1 triệu USD). Ngoài ra, thu ngân sách từ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này cũng có nguy cơ giảm khoảng 77,1 tỷ đồng (3,7 triệu USD). Do đó, từ việc cân bằng các con số trên, có thể ước tính được tăng thu ngân sách từ thuế TTĐB đối với nước giải khát có ga sẽ vào khoảng 234.3 tỷ đồng (11,16 triệu USD).

VI. Kết luận:

Nghiên cứu trên cơ sở số liệu 6 tỉnh thành phố cho thấy nếu áp dụng thuế TTĐB đối với nước giải khát có ga với thuế suất 10% trên giá bán lẻ thì có thể giúp tăng thu ngân sách khoảng 234 tỷ đồng, nhưng ngành công nghiệp nước giải khát có ga có thể sẽ chịu thiệu hại khoảng 851 tỷ đồng và GDP sẽ bị thiệt hại khoảng 0,01% tương đương với 235 tỷ đồng.

Nghiên cứu này chưa bao gồm các tác động gián tiếp khác có thể như ảnh hưởng đến lạm phát, công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp của ngành công nghiệp nước giải khát có ga cũng như những tác động đối với các ngành cung cấp nguyên vật liệu phụ trợ cho ngành này.

Nghiên cứu kiến nghị Chính phủ và các các cơ quản quản lý cân nhắc kỹ và có phương án giải quyết các ảnh hưởng về mặt kinh tế nếu áp dụng thuế TTĐB lên một mặt hàng mới là nước ngọt có ga không cồn.

Kết luận

Nghiên cứu tìm hiểu tác động của khí CO2 trong nước giải khát có ga đối với sức khỏe của người sử dụng. Có ba nhóm tác động chính được đề cập đến trong các nghiên cứu liên quan là:

(1) Men răng và xương (2) Hệ tiêu hóa và (3) Hệ tiết niệu.

Trừ tác động không đáng kể lên men răng, bằng chứng trong các nghiên cứu chưa chỉ ra ảnh hưởng của khí CO2 trong nước giải khát lên bất kỳ một tình trạng sức khỏe cụ thể nào của người sử dụng. Cần có những nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, thời gian theo dõi dài và đánh giá ảnh hưởng độc lập của các hàm lượng CO2 khác nhau trong các loại nước có ga khác nhau để có thể đưa ra được kết luận chính xác về tác động của nước giải khát có ga lên sức khỏe con người. Tổng quan này không đưa ra bằng chứng kết luận về các tác động của các chất phụ gia và bảo quản thực phẩm.

(Nguồn: http://www.amchamvietnam.com/wp-content/uploads/2014/06/140602-Letter-to-PM-Nguyen- Tan-Dung-re-proposed-excise-tax-on-CSD-Vi-Appendices-C2.pdf)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA TẬP ĐOÀN TÂN HIỆP PHÁT TRONG NGÀNH NƯỚC GIẢI KHÁT (Trang 30 - 34)