BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VĂN HÓ a DOANH NGHIÊP̣ TAỊ GOOGLE (Trang 43 - 47)

1. Sai lầm về lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Nhờ có kinh doanh và chấp nhận rủi ro nên nhiều người giàu lên nhanh chóng, và đa số họ lại là những người trẻ tuổi nên đã làm đảo lộn hoàn toàn những giá trị, những quan niệm truyền thống. Hơn nửa, môi trường kinh doanh của Việt Nam lại không ổn định, chưa ủng hộ những doanh nhân làm ăn chân chính. Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp không được đào tạo cơ bản nên có nhiều hạn chế về kiến thức và trình độ. Do vậy, khi cơ hội được đặt và tay họ mà trình độ và đạo đức không có thì dễ dàng nảy sinh những tham vọng vô hạn.

Luật và các chính sách thuộc môi trường kinh tế thường xuyên thay đổi nên khó có thể giữ được chữ tín, hay viện dẫn những lí do khách quan để khước từ việc thực hiện cam kết. Nguy hại ở chỗ, đây lại trở thành lí do để các cá nhân hoặc Doanh nghiệp chống chế với những sai sót. Mở cửa hội nhập cũng có những tác động tiêu cực như tâm lí sùng ngoại quá đáng, nước ngoài có sản phẩm gì ta cũng phải có sản phẩm đó cho dù khách hàng chưa có nhu cầu, bên cạnh đó là tâm lí phủ nhận tất cả các giá trị truyền thống. Nhận thức xã hội về văn hóa Doanh nghiệp cũng là vấn đề cần nêu ra.

Quan niệm xã hội nhìn nhận về Doanh nhân nói chung còn thiên về coi họ là những người ích kỷ, chỉ vì tiền, muốn làm giàu cho bản thân mình, hay trốn thuế. Buôn lậu, làm hàng giả…Bản thân một số Doanh nhân còn mặc cảm với trạng thái tâm lí coi thường nghề kinh doanh trong lịch sử dân tộc. Với trạng thái đó họ chưa thực sự tự tin và mạnh dạn dồn hết sức lực và trí tuệ của mình, và chưa động viên người khác cùng hợp sức đầu tư phát triển quy mô lớn và dài hạn.

Văn hoá xây dựng phức tạp, môi trường nhiều bất cập dẫn đến cái nhìn ngắn hạn, chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, còn bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế bao cấp:

● Chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo, chưa có cơ chế dùng người, được bất cập trong giáo dục nên chất lượng chưa cao vì phần đông là giáo sư, cử nhân,... vẫn còn thiếu kiến thức xã hội.

● Chưa có sự công tư phân minh, vẫn còn nhiều tình trạng con ông cháu cha. Nhiều tình trạng tham nhũng, hối lộ được phản ánh.

● Khoảng cách quyền lực cao. Bởi sự bất bình đẳng giữa người và người được kéo dài. Trong văn hoá Việt Nam nhân viên làm theo lời sếp vì họ tin đó là bổn phận, điều đương nhiên. Sự phân chia đẳng cấp rõ ràng khiến người cấp dưới chuyển lên cấp cao là điều khó hiểu. Khi tham khảo ý kiến cấp trên nhiều người cấp dưới tỏ ra đồng ý vì họ không dám bộc lộ quan điểm thẳng thắn với cấp trên.

Nếu cơ sở vật chất trang thiết bị là “phần xác” của doanh nghiệp thì văn hoá doanh nghiệp là “phần hồn” của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của doanh nghiệp, góp phần tạo nên sức mạnh lớn lao của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp ăn sâu vào niềm tin nên có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức hoá doanh nghiệp. Cũng giống như teambuildings, tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp là tạo nên sức mạnh từ bên trong tập thế, bên trong mỗi cá nhân.

Văn hoá doanh nghiệp hình thành và phát triển song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp, không đơn thuần là quy tắc giao tiếp mà còn bao gồm cả giá trị cốt lõi, các quy tắc, phong cách quản lý, phương thức kinh doanh và hành vi, thái độ của mọi thành viên thuộc doanh nghiệp. Tầm quan trọng của doanh nghiệp khi nó giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi trong môi trường bên ngoài.

Qua tiểu luận tìm hiểu về “Văn hoá doanh nghiệp của Google”, nhóm em đã rút ra cho mình được những bài học đắt giá:

a. Với chủ doanh nghiệp hay doanh nhân.

Nhiều công ty e ngại họ sẽ gây ra sai lầm nếu đổi mới. Làm theo các quy tắc và đi theo lối mòn là lựa chọn an toàn nhưng sẽ không giúp bạn đột phá trên đường đua. Trên thực tế, thành công là kết quả của một chuỗi những sai lầm và thất bại.Hãy áp dụng những phương pháp để thay đổi từng yếu tố nhỏ từ nhân viên đến quản lý từ đó ảnh hưởng đến văn hoá công ty:

Trao quyền chủ động cho nhân viên:

● Chúng ta ai cũng muốn kiểm soát cuộc sống của chính mình. Nhà quản lý càng có tâm lý thích kiểm soát mọi thứ. Một nhân viên luôn răm rắp làm theo lệnh của sếp chắc chắn không phải là một nhân viên sáng tạo. Nới rộng quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm sẽ giúp nhân viên chủ động, mạnh dạn đưa ra những sáng kiến trong công việc đồng thời tích cực hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Trao quyền tự chủ cũng đồng nghĩa với củng cố lòng tin giữa sếp và nhân viên, tăng sự tự tin, tính tự lập cho nhân viên. Điều này cũng góp phần minh bạch hóa trách nhiệm giữa các bộ phận trong công ty, giữa nhân viên và sếp.

● Ở công ty Google nhân viên luôn được thỏa sức sáng tạo và biến những sáng tạo những ý tưởng của mình thành hiện thực. Những người lãnh đạo Google thường nói với nhân viên rằng họ chỉ nghiêm túc trong công nghệ tìm kiếm thông tin, luôn cần những người say mê công nghệ này, còn mọi việc khác thì... vô tư. Chính vì vậy, việc nhân viên Google lướt trên giày trượt đến gặp cấp trên hoặc đem chó cưng đến chỗ làm là điều bình thường.

● Đừng mong độc tài, cần để nhân viên bày tỏ quan điểm trong cuộc họp, cần giao quyền cho họ.

● Đừng ngạc nhiên trong cách xưng hỏi bằng tên và họ. ● Việc phô trương địa vị và quyền uy là không thích hợp.

● Lãnh đạo có thể tổ chức cuộc họp kết phòng làm việc của nhân viên để nhấn mạnh tính bình đẳng.

● Cuộc họp nhiều cấp nhiều chuyên môn để tự do trao đổi ý kiến bất chấp sự có mặt của ai.

Từ nhóm sang cá nhân:

● Đừng hy vọng vào nhóm để có giải pháp. Khả năng suy nghĩ và hành động độc lập sẽ nói lên giá trị và tầm quan trọng cá nhân.

● Khi có một thành viên làm việc xuất sức thì không nên khen ngợi cả nhóm. ● Thăng cấp và khen thưởng nên dành cho cá nhân hơn là cho nhóm.

● Thăng cấp nhân viên dựa trên hiệu quả và thành tựu. Từ bị động (being) sang chủ động (doing):

● Đảm bảo đội đàm phán có đủ cố vấn kỹ thuật và những người có kiến thức để thuyết phục công ty đối tác rằng dự án hai bên theo đuổi sẽ thành công. ● Tôn trọng tri thức và thông tin của các đồng nghiệp ngay cả khi bạn nghi ngờ

thông tin về tầm ảnh hưởng của họ đối với quê nhà. ● Sử dụng chức danh phản ánh khả năng cá nhân của bạn.

b. Với những người muốn làm việc ở Google.

Để được làm việc ở Google ứng viên phải chứng minh mình phù hợp với văn hóa Google:

Google ưa thích những ứng cử viên giàu năng lượng, có tính cầu tiến, luôn mong mỏi được học hỏi. Vì vậy, hồ sơ xin việc cần nêu bật một cách cụ thể đã có về sự sáng tạo, ý tưởng như nào trong công việc trước đó - và điều này đã mang lại kết quả tốt như thế nào; đồng thời thể hiện ứng viên sẽ tiếp tục nỗ lực để trau dồi học tập.

Google cũng đánh giá cao khả năng “khiêm tốn về trí thức” (intellectual humility) của ứng viên - tức là khả năng nhận thức rằng bạn đang sai khi có những bằng chứng mới, từ đó điều chỉnh ý tưởng của bạn để có sự tiếp cận một cách đúng đắn nhất. Đó là dấu hiệu quan trọng cho thấy một ứng viên có thể chấp nhận thông tin mới và đưa nó vào công việc của mình.

Google được biết đến như là một công ty luôn giúp đỡ nhân viên của mình để họ có thể có được các nội dung đào tạo, huấn luyện mà họ muốn. Do đó Google muốn ứng viên luôn tò mò và có khả năng tiếp thu, học hỏi thêm như thế nào.

Vậy nên bạn hãy kể những câu chuyện nói lên được tài năng cũng như những thành tựu mà bạn đã đạt được để Google đánh giá chính xác và rõ ràng nhất.

KẾT LUẬN

Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm. Văn hóa doanh nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Văn hóa doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. “Văn hoá ” cũng chính là bản sắc riêng giúp một doanh nghiệp không thể lẫn với doanh nghiệp khác dù có cùng hoạt động trong một lĩnh vực và cung cấp những sản phẩm tương tự ra thị trường. Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp trường tồn vượt xa cuộc đời của những người sáng lập. Nhiều người cho rằng văn hóa doanh nghiệp là một tài sản của doanh nghiệp.

Google là một công ty có nền văn hoá doanh nghiệp tuyệt vời, một nơi luôn cố gắng làm khoảng cách giữa môi trường công sở và ở nhà trở nên ngắn nhất. Một nơi luôn quan tâm đến sức khỏe và hạnh phúc của nhân viên. Một nơi có chế độ lương thưởng rõ ràng, ưu tiên sự sáng tạo bằng nhiều hình thức. Nơi dám đặt ý tưởng và dám thực hiện. Một môi trường nơi nhân viên luôn cảm thấy họ đang thật sự sống ở thì tương lai. Đây là những điều lý tưởng cho bất cứ doanh nghiệp nào muốn học tập và phát triển.Google được đánh giá là công ty mơ ước nhất đối với giới chuyên viên công nghệ thông tin toàn cầu. Ta không khỏi ngạc nhiên khi Google được nhận danh hiệu là công ty công nghệ có “văn hóa doanh nghiệp tốt nhất”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lịch sử hình thành phát triển công ty Thành tựu của Google

Google và văn hóa xây dựng doanh nghiệp

13 LÝ DO GIÚP GOOGLE XỨNG ĐÁNG NHẬN ĐƯỢC DANH HIỆU “VĂN HÓA CÔNG TY TỐT NHẤT” HÓA CÔNG TY TỐT NHẤT”

Mission and Vision Statement analysis of Google Google’s 10 Core Values

Xây dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp: Bài học từ Google, Facebook và Twitter

Creativity and Innovation in Google

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VĂN HÓ a DOANH NGHIÊP̣ TAỊ GOOGLE (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)