Coi trọng công tác cán bộ trong xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu tieu luan mon CSC k32 nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh luổng năm tha nước cộng hòa dân (Trang 33 - 37)

Hằng năm, kiện toàn và tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ làm cơng tác xóa đói giảm nghèo các cấp đặc biệt quan tâm cán bộ cấp huyện; chương trình, nội dung phương pháp đào tạo cho cán bộ làm cơng tác xóa đói giảm

đang đặt ra trong thực tiễn công tác; nội dung đào tạo phải tập trung vào nâng cao nhận thức, kỹ năng tổ chức thực hiện các chính sách, dự án về giảm nghèo ở cơ sở, phương pháp huy động sự tham gia của nhân dân; huy động nguồn lực ở cộng đồng; thu thập thông tin và xử lý thông tin; cán bộ giảm nghèo cần được nâng cao kiến thức và ký năng sư phạm để tập huấn cho nhân dân, vận động cộng đồng.

Để đạt được mục tiêu chiến lượng về cơng tác xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đã đề ra, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần phải quán triệt một cách sâu sắc các quan điểm chỉ đạo, nghiên cứu xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình.

C. KẾT LUẬN

Xóa đói giảm nghèo đã và đang là một nhiệm vụ cấp bách đặt ra không phải chỉ ở quy mô quốc gia và quốc tế, mà ngay ở cấp huyện và cấp làng. Công cuộc này cũng đang thu hút những nỗ lực to lớn của toàn thể xã hội. Giải quyết được vấn đề đói nghèo cũng chính là một bước cơ bản để đảm bảo tính cơng bằng trong phát triển kinh tế, đảm bảo mọi tầng lớp nhân dân đều được thụ hưởng thành quả của q trình phát triển.

Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở huyện Pac Xê có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp khơng ít khó khăn trong q trình phát triển kinh tế. Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ và những nỗ lực từ Trung ương xuống đến tỉnh và huyện. Trung tâm của sự hợp tác giúp đỡ ấy phải là những nỗ lực sáng tạo, phấn đấu vươn lên của chính người nghèo ở Pac Xê.

Hệ thống hóa và chuẩn hóa nhận thức về các vấn đề liên quan đến tình trạng đói nghèo. Phân tích thực trạng đói nghèo của Pac Xê tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa mang nét đặc thù của vùng đất miền núi này rút ra những nhận xét xác đáng.

Những giải pháp mà khóa luận đề ra nhằm giải quyết các phương diện đa chiều của đói nghèo, đó là mở rộng cơ hội cho người nghèo (thơng qua đa dạng hóa nguồn thu nhập, cung cấp cơ sở hạ tầng), tăng cường mạng lưới an sinh (phát triển y tế, giáo dục dạy nghề, tín dụng...) và tăng cường thêm quyền lực cho người nghèo (thực hiện quy chế dân chủ ở cấp cơ sở đấu tranh chống tham nhũng, phát triển các hiệp hội để tăng cường tiếng nói cho người nghèo). Để thực hiện những biện pháp nêu trên, góp phần phát triển nền kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân huyện Pac Xê, tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:

- Nâng mức đầu tư hàng năm cho các chương trình dự án nằm trong chương trình xóa đói giảm nghèo. Bởi với nguồn vốn hạn hẹp như hiện nay

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thơn đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ và cá nhân người nước ngoài trong việc xây dựng trường học, đầu tư thiết bị y tế.

- Chính sách miễn giảm trong giáo dục đào tạo cần được mở rộng hơn cả về mức độ và đối tượng thụ hưởng. Đối với huyện Pac Xê có thể miễn giảm học phí cho tất cả học sinh cấp II, phát triển chương trình giáo dục có nội dung thích hợp với địa phương, tạo điều kiện cho học sinh có thể học ở các cấp cao hơn. Tăng ngân sách cho đào tạo nghề.

- Chính phủ cần phải loại bỏ một số chương trình có hiệu quả thấp, quản lý khó khăn như: Chương trình trợ giá một số mặt hàng cho đồng bào dân tộc miền núi. Loại bỏ tín dụng có trợ cấp và dùng hình thức cấp thẻ tín dụng cho người nghèo.

- Tăng cường dịch vụ cơng cộng. Có chế độ khuyến khích thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp giúp các làng nghèo, các bản đặc biệt khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ cho người nghèo đối với Pac Xê. Nên bổ sung thêm chỉ tiêu cử tuyển đi học các ngành có liên quan mật thiết đến chương trình XĐGN như: giáo dục, y tế, văn hóa, khuyến nơng.

- Các bộ, ngành của Trung ương nên tạo điều kiện cho các hộ vừa thốt nghèo được hưởng chính sách ưu đãi về y tế, giáo dục, ưu đãi tín dụng kéo dài thời gian thêm.

- Chính phủ cần có các chính sách nhằm giảm khả năng bị tổn thương và mở rộng việc bảo trợ ở Chăm Pa Xăc nói chung và ở Pac Xê nói riêng. Cịn một bộ phận dân số rất dễ bị tổn thương do nhiều nguyên nhân: thiên tai, mùa màng bị thất bát, dịch gia cầm... Để giúp huyện Pac Xê khắc phục hậu quả trên hệ thống an sinh của Chính phủ cần phải được tăng cường để hỗ trợ kịp thời và có thể giúp đỡ tốt hơn trong giai đoạn phục hồi của nhóm dân cư dễ bị rủi ro.

Một phần của tài liệu tieu luan mon CSC k32 nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh luổng năm tha nước cộng hòa dân (Trang 33 - 37)