-Nâng cáo về nhận thức của học sinh về vai trò , ý nghĩa của thảo luận nhóm ,nên
tảng cho sự thành công của nhóm , việc ứng dụng những kiến thức về hoạt động nhóm vào các tình huống đa dạng trong học tâp.
-Rèn kỹ năng bao gồm :kỹ năng giao tiếp ,kỹ năng xây dựng và duy trì bầu không khí tin tưởng lẫn nhau trong nhóm,kỹ năng giải quyết mối quan hệ bất đồng ,kỹ năng hình thành nhóm , kỹ năng phân công việc và khả năng tổ chức ,lãnh đạo nhóm của người nhóm trưởng.
-Đối với giáo viên : cần ra bài phù hợp với khả năng của học sinh.Đồng thời tạo tính cạnh tranh trong học nhóm bẳng cách đánh giá cho điểm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận
Học tập nhóm là phương pháp học tập phù hợp với phương thức đào tạo hiện nay. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn chưa thực sự phát huy hết tính ưu việt cũng như hiệu quả của nó. Vì thế muốn cho hoạt động nhóm đem lại hiệu quả học tập cao nhất cho học sinh, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp hiệu quả và thiết thực cả về nhận thức và các kỹ năng tổ chức, thực hiện hoạt động nhóm có hiệu quả.
Nhóm tác giả đề tài này hy vọng các giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm của học sinh hiện nay.
2.Kiến nghị
Để kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của học tập theo nhóm của học sinh THPT, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau đây:
Đối với nhà trường
-Có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất phục vụ quá trình đào tạo của nhà trường. Mở rộng và nâng cấp thư viện, các phòng học cũng như việc đầu tư mua mới, bảo dưỡng các thiết bị dạy học một cách khoa học, hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ với đội ngũ cán bộ chuyên môn, các giáo viên và học viên trong việc sử dụng và bảo quản các thiết bị đó.
- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi, bàn bạc về phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp học tập theo nhóm cho học sinh thông qua các buổi nói chuyện với các chuyên gia, tạo điều kiện cho học sinh có thể biết được những kiến thức trong việc thảo luận nhóm.
Đối với các giáo viên:
Nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng của phương pháp học tập theo nhóm trong học sinh, để qua đó tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm khi cần thiết, với liều lượng, mức độ hợp lý theo các nội dung, chủ đề phù hợp. Giáo viên nên có các phương pháp và cách thức chia nhóm phù hợp nhất (về số lượng thành viên trong mỗi nhóm, phù hợp với nội dung từng bài tập nhóm, …)
việc nhóm để sinh viên có định hướng trong hoạt động nhóm.
Thông qua phương pháp này, giáo viên cần có sự kiểm tra – đánh giá kết quả hoạt động nhóm một cách rõ ràng, chính xác, công khai và thường xuyên quan tâm tới việc rèn luyện các kỹ năng hoạt động nhóm cho học sinh cũng như ghi nhận và đánh giá cao năng lực tự đánh giá kết quả hoạt động nhóm của từng nhóm học tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXBGD.
[2]. Lê Văn Hồng - Lê Ngọc Lan - Nguyễn Văn Thàng (1998), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, NXBGD.
[3]. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy học sinh làm trung tâm, NXBGD.
[4]. Lê Văn Giạng (2001), Những vấn đề cơ bản của khoa học giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia.
[5]. Vũ Đình Bảy (chủ biên), Đặng Xuân Điều, Nguyễn Thành Minh, Phương pháp dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông, NXBGD.
[6]. Phan Trọng Ngọ (2005), dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXBĐHSP.
MỤC LỤC MỞ ĐẦU... 1 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Lý do chọn đề tài ... 1 Mục đích nghiên cứu... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 2
Nhiệm vụ nghiên cứu ... 2
Giả thuyết khoa học ... 2
Phương pháp nghiên cứu... 2
Dàn ý nội dung công trình ... 3
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN LUẬN VÀ THỰC TIỄN... 4
1.1. Nhóm... 4 1.1.1.Khái niệm nhóm ... 4 1.1.2.Các đặc tính cơ bản của nhóm ... 4 1.1.3. Các cách thành lập một nhóm ... 7 1.2.Nhóm học tập ... 9 1.3.Học tập theo nhóm... 9 1.3.1.Khái niệm ... 9 1.3.2. Những vấn đề cơ bản về học tập theo nhóm ...11
1.3.3. Đặc điểm của học tập theo nhóm...11
1.3.4. Nguyên tắc học tập theo nhóm ... 14
1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng tích cực tới học tập theo nhóm. ... 15
1.3.5.1 Quan niệm đúng đắn về học tập theo nhóm... 15
1.3.5.2 Cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hợp lý... 15
1.3.5.3. Người trưởng nhóm có năng lực, nhiệt tình và có uy tín ... 15
1.3.5.4. Các thành viên có ý thức, tích cực trong hoạt động học tập nhóm. ... 16
1.3.5.5. Phương pháp tiến hành hoạt động nhóm phù hợp:... 16
1.4. Kỹ năng thảo luận nhóm trong học tập ... 16
1.4.1. Khái niệm ... 16
Chương 2
THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THẢO LUẬN NHÓM CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG... 21
2.1. Quan niệm về hình thức thảo luận nhóm ... 21
2.2. Kỹ thuật phối hợp trong việc thảo luận nhóm:... 23
2.2.1. Kỹ thuật “ khăn trải bàn ”... 23
2.2.2. Kỹ thuật dùng phiếu học tập: ... 25
2.2.3. Kỹ thuật XYZ(còn gọi là kỹ thuât 365) ... 25
2.2.4. Kỹ thuật mảnh ghép ... 25
2.3. Các bước tiến hành thảo luận nhóm ... 25
2.4. Thực trạng thảo luận nhóm ở học sinh THPT ... 30
2.4.1.Thực trạng mức độ nhận thức, quan niệm về hoạt động học tập theo nhóm ... 30
2.4.2. Thực trạng về cơ cấu tổ chức nhóm ... 31
2.4.3. Thực trạng đội ngũ nhóm trưởng ... 31
2.4.4. Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm ... 32
2.4.5. Thực trạng ý thức của thành viên nhóm ... 32
2.4.6. Thực trạng ý thức của thành viên nhóm ... 33
2.4.7. Thực trạng phương pháp tiến hành hoạt động nhóm ... 33
2.4.8.Thực trạng các điều kiện khác: chủ đề học tập nhóm, cơ sở vật chất - phương tiện kỹ thuật, sự hướng dẫn, đánh giá của giáo viên, độ lớn của nhóm... ... 34
2.5. Ưu điểm và hạn chế của hình thức thảo luận nhóm... 35
2.6. Đề xuất một số biện pháp khắc phục nhằm việc thảo luận nhóm... 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 39
1.Kết luận ... 39
2.Kiến nghị ... 39