Phân tích ý nghĩa của đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể đối với quan hệ lao động.

Một phần của tài liệu Thảo luận buổi 4, 5 Luật Lao Động (Trang 28 - 29)

đối với quan hệ lao động.

● Phân tích ý nghĩa của đối thoại tại nơi làm việc

Thứ nhất, đây là hình thức đối thoại xã hội hai bên được thực hiện trong phạm vi sử dụng lao động. => xây dựng nên mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ.

Thứ hai, đối thoại tại nơi làm việc có các mục đích chủ yếu: tăng cường chia sẻ thông tin và sự hiểu biết giữa các bên trong QHLĐ; thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở; xây dựng QHLĐ ổn định, hài hoà. => góp phần tạo nên lợi ích cho NLĐ trong mối QHLĐ, xây dựng được quyền lợi giữa hai bên NLĐ và NSDLĐ được hài hoà, NLĐ và NSDLĐ tuân theo các nội dung đối thoại đã được thông qua.

Thứ ba, đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua hai hình thức: trao đổi thông tin trực tiếp giữa NLĐ và NSDLĐ; trao đổi giữa đại diện tập thể lao động tại cơ sở với NSDLĐ. => tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ trong quá trình đối thoại, nếu họ không thể trực tiếp tham gia thì vẫn có đại diện tập thể tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích của họ.

● Phân tích ý nghĩa của thương lượng tập thể đối với quan hệ lao động

Thứ nhất, thương lượng tập thể là phương tiện quan trọng để bảo vệ người lao động và bảo đảm công bằng xã hội. => Giúp NLĐ được thoả thuận những lợi ích mà mình sẽ nhận được với NSDLĐ, tạo nên sự công bằng giữa hai bên.

Thứ hai, thương lượng tập thể tạo điều kiện cho việc duy trì QHLĐ ổn định, hài hoà. => Giúp NLĐ và NSDLĐ giải quyết được những tranh chấp đã, đang hoặc sẽ xảy ra, giúp hai bên thoả thuận được những lợi ích và duy trì sự ổn định của QHLĐ, tránh xảy ra các tranh chấp trong doanh nghiệp.

Thứ ba, thương lượng tập thể góp phần bảo đảm tính dân chủ và nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý trong doanh nghiệp. => Giúp NLĐ có tiếng nói trong quyết định của doanh nghiệp, hạn chế được quyền lực tuyệt đối của NSDLĐ. Bảo vệ NLĐ khỏi sự độc đoán và tuỳ tiện của NSDLĐ, có thể giúp ích cho NSDLĐ trong quá trình thương lượng có thể khai thác trí tuệ và sáng tạo của NLĐ, đảm bảo cho tính tự giác chấp hành những quyết định của NLĐ.

Thứ tư, thương lượng tập thể cung cấp nguồn tài liệu thực tiễn cho hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật lao động. TƯLĐTT được ký kết ở cấp độ khác nhau có thể là nguồn tài liệu cho các cơ quan nhà nước tổng kết, rút kinh nghiệm và từ đó, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chính sách và pháp luật lao động.

Một phần của tài liệu Thảo luận buổi 4, 5 Luật Lao Động (Trang 28 - 29)