Theo anh/chị, để việc thương lượng, ký kết TƯLĐTT thực chất mang lại lợi ích cho tập thể người lao động, pháp luật lao động hiện hành cần sửa đổi, bổ

Một phần của tài liệu Thảo luận buổi 4, 5 Luật Lao Động (Trang 31 - 32)

lợi ích cho tập thể người lao động, pháp luật lao động hiện hành cần sửa đổi, bổ sung như thế nào?

Theo tôi, để việc thương lượng, ký kết TƯLĐTT thực chất mang lại lợi ích cho tập thể người lao động, pháp luật lao động hiện hành cần sửa đổi, bổ sung như sau:

 Thứ nhất, về quy định đại diện của NLĐ trong thương lượng, ký kết thỏa ước. Ở Việt Nam, tuy NLĐ có thể bầu ra đại diện của riêng mình, nhưng thành phần đại diện cho NLĐ tham gia thương lượng tập thể bao giờ cũng phải có đại diện của tổ chức công đoàn. Cụ thể:

 Theo điểm a, khoản 1, Điều 83 BLLĐ thì người ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp đối với bên tập thể lao động là đại diện tập thể lao động cơ sở.  Theo điểm a, khoản 1, Điều 87 BLLĐ thì đại diện ký kết thỏa ước lao động tập

thể ngành đối với bên tập thể lao động là Chủ tịch công đoàn ngành.

 Để mang lại quyền lợi thực chất cho NLĐ thì pháp luật lao động hiện hành cần có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn về quyền và nghĩa vụ của tổ chức công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên trực tiếp nhằm tăng cường vai trò của hai tổ chức này trong việc hướng dẫn NLĐ thương lượng những điều khoản mang tính tích cực (đối với CĐCS) cũng như trong việc chỉ đạo, hỗ trợ CĐCS xây dựng, thương lượng TƯLĐTT theo hướng có lợi nhất cho NLĐ (đối với CĐ cấp trên trực tiếp). Ngoài ra, ngoài việc tăng cường vai trò của hai tổ chức này thì pháp luật hiện hành cần mở rộng phạm vi về tổ chức đại diện cho NLĐ trong việc thương lượng, ký kết TƯLĐTT nhằm đáp ứng một cách tối ưu, nhanh chóng và kịp thời những quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ, giúp họ có thể tìm được một tổ chức đại diện cho mình phù hợp nhất trong việc thương lượng, ký kết thỏa ước để đạt được hiệu quả cao.

 Thứ hai, vấn đề thiếu quy định về thương lượng tập thể ở phạm vi ngoài doanh nghiệp. Theo quy định của Bộ luật Lao động, thương lượng tập thể gồm hai cấp là thương lượng tập thể phạm vi doanh nghiệp và thương lượng tập thể phạm vi ngành. Trên thực tế, nhu cầu thương lượng tập thể có thể phát sinh ngoài doanh nghiệp như ở một khu chế xuất, công nghiệp hoặc một vùng. Bởi lẽ, điều kiện lao động và sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp hoặc trong vùng về cơ bản là tương đồng nhau. Ở đó, nếu chỉ có thương lượng tập thể cấp doanh nghiệp thì có thể dẫn tới sự khác nhau trong thu nhập của người lao động làm cùng một nghề, cùng một khu vực trong các doanh nghiệp khác nhau. Vì vậy, thương lượng tập thể phạm vi ngoài doanh nghiệp sẽ giúp thu hẹp khoảng cách này, hạn chế các tranh chấp lao động, đình công xảy ra. Trong khi đó, theo như quy định tại Điều 73 BLLĐ thì TƯLĐTT chính là kết quả của

quá trình thương lượng tập thể, do đó, nội dung của TƯLĐTT cũng là các quy

Một phần của tài liệu Thảo luận buổi 4, 5 Luật Lao Động (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w