Công trình tiêu biểu,trọng điểm được xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản, đó là cầu Nhật Tân, được Chính phủ Việt Nam xác định là công trình trọng điểm quốc gia, đã được hoàn thành đưa vào sử dụng.
Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và tuyến đường hai bên đầu cầu là dự án của
Trung ương đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội, sử dụng 2 nguồn vốn Trung
ương (vốn ODA và vốn trong nước) và ngân sách thành phố Hà Nội. Dự án với
mục tiêu góp phần hoàn thiện tuyến đường vành đai 2 phía Bắc thành phố Hà Nội, nhằm giảm ách tắc giao thông, phát triển đô thị và giãn mật độ dân cư, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Theo kế hoạch, việc xây dựng cầu Nhật Tân dài khoảng 3,9km, chiều rộng cầu 33,2m và đường hai đầu cầu với tổng chiều dài gần 4,4km. Dự án bao gồm 3 gói thầu chính là gói thầu số 1 - xây dựng cầu chính và cầu dẫn phía bắc, gói thầu số 2 - xây dựng cầu dẫn và đường dẫn phía nam, gói thầu số 3 - xây dựng đường dẫn phía bắc.
Tổng mức đầu tư dự án là hơn 13.600 tỷ đồng, gồm hơn 10.000 tỷ đồng vốn vay từ
JICA (Nhật Bản) cho công tác xây lắp, tư vấn; vốn đối ứng trong nước là hơn
3.500 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 2.442 tỷ đồng cho quản lý dự án, thuế các chi phí khác và dự phòng, vốn ngân sách thành phố Hà Nội 1.066 tỷ đồng cho công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Về tổ chức thực hiện, Ban quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông Vận tải) là chủ đầu tư thực hiện các công việc xây lắp với giá trị gần 12.600 tỷ đồng. UBND thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thực hiện dự án thành phần đền bù, giải phóng mặt bằng từ nguồn vốn ngân sách thành phố với tổng kinh phí thực hiện hơn 1.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, gói thầu số 1 và gói thầu số 3 chậm tiến độ, phát sinh chi phí.Tuy nhiên,iến độ thực hiện bị kéo dài thêm 26 tháng, chi phí phát sinh khoảng 288 tỷ đồng do phải điều chỉnh phương án giải phóng mặt bằng cho phù hợp với quy định mới, dẫn đến kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng nên đã tiến hành vay lại vốn ODA của chi phí phát sinh Gói thầu số 1 và số 3
Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc [Dự án vốn vay ODA] - Xây dựng hạ tầng cơ sở cho Khu công nghệ cao Hòa Lạc, ở phía Tây Hà Nội, với chức năng nghiên cứu phát triển công nghệ, chức năng đào tạo tập huấn. - Khu công nghệ cao Hòa Lạc được định hướng trở thành điểm tập trung khoa học công nghệ và kỹ thuật sản xuất của Việt Nam. Dự kiến hoàn thành tháng 9/2020. - Bên cạnh một số công ty Việt Nam như Vinsmart, tập đoàn NIDEC - sản xuất động cơ số 1 thế giới của Nhật Bản đã rót vốn lớn vào Khu công nghệ cao Hòa Lạc, hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều công ty Nhật Bản đầu tư vào đây. Hội thảo kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã được tổ chức vào tháng 10/2019 tại Tokyo.
CHƯƠNG 3 : Kinh nghiệm và 1 số giải pháp, bài học rút ra trong việc quản lý nguồn vốn ở VN