Qua những nghiên cứu về những quốc gia thất bại cũng như thành công của các quốc gia trong công tác quản lý vay nợ nước ngoài, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm, giải pháp nhằm củng cố và nâng cao chất lượng, công tác quản lý và tránh thất thoát, sử dụng lãng phí và tham nhũng trong nguồn vốn ODA của Việt Nam
Trước hết đối với tình trạng giải ngân chậm kế hoạch thì cần phải nhanh chóng đẩy mạnh tiến độ cụ thể là :
+ Thứ nhất, rà soát từng dự án và đánh giá chi tiết, cụ thể về khả năng giải ngân vốn đầu tư công. Các bộ, ngành, địa phương phải xác định rõ tỷ lệ giải ngân dự kiến đạt được theo kế hoạch vốn năm 2020 và nguyên nhân không đạt được tỷ lệ giải ngân 100% kế hoạch. Trong trường hợp theo tiến độ khối lượng dự án đặt ra không có khả năng hoàn thành, các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất với Chính phủ cắt giảm và điều chuyển kế hoạch vốn được giao
+ Các cấp phải trực tiếp chịu trách nhiệm về giải ngân hết số vốn kế hoạch được giao, đôn đốc tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công , không để chậm trễ những việc trong thẩm quyền
+ Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến khó lường, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân VĐTC từ nguồn vốn vay nước ngoài, các bộ, ngành và địa phương cần tập trung quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, các địa phương cần khẩn trương tổng hợp các dự án với đánh giá cụ thể, chi tiết về tỷ lệ giải ngân để hoàn thiện các thủ tục và thanh, quyết toán; đồng thời, phải phản ánh những khó khăn, vướng mắc
gửi Chính phủ để kịp thời tháo gỡ và cần chủ động phối hợp, rà soát với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để thực hiện giải ngân vốn đầu tư theo quy định. Còn đối với thực trạng cho vay lại, tham nhũng, thất thoát và lãng phí khi sử dụng vốn vay ODA, nợ nước ngoài, ta cần phải
+Cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh, nhất là trong đấu thầu các dự án, công trình sử dụng vốn ODA thông thoáng, minh bạch, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, gây phiền hà, tiêu cực là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển.
+ Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu là một trong những giải pháp quan trọng để chống tham nhũng trong việc sử dụng vốn đầu tư phát triển có hiệu quả. +Công khai, minh bạch các chương trình, dự án theo ngành, lĩnh vực được các nhà tài trợ đề xuất, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản trị công và mở ra cơ hội công bằng trong tham gia các dự án có sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển cho mọi loại hình doanh nghiệp, không chỉ gói gọn trong các doanh nghiệp nhà nước. +Thường xuyên kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát các dự án đầu tư, công trình có sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển.
+Tăng cường vai trò của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, đặc biệt là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính - Ngân sách và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trong việc giám sát việc sử dụng vốn ODA.
*Tài liệu tham khảo
1. Alesina, A. and D. Dollar, “Who gives foreign aid to whom and why?”, “Journal of Economic Growth 5 (2000), 33-63; Charron, N., “Exploring The Impact Of Foreign Aid On Corruption: Has The “Anti - Corruption Movement” Been
Effective?,” The Developing Economies 49 (2011), 66-88; Tavares, J., “Does foreign aid corrupt?,” Economics Letters 79 (2003), 99-106.
2. Ngân hàng Thế giới, tháng 8/2020, “Cập nhật tình hình tài khóa Việt Nam - Tối ưu hóa chiến lược vay và trả nợ công”;
3.Nguyễn Thị Nguyệt Dung (2014), luận án “Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài tại Việt Nam.”
4. TS.Nguyễn Thị Kim Chi, Giáo trình” quản lý nợ nước ngoài”, chương 2
5. TS Ngô Thị Tuyết Mai, “Nợ nước ngoài của Việt Nam - Vấn đề và giải pháp” ,Kinh tế và dự báo,Cơ quan ngôn luận của bộ kế hoạch và đầu tư
6. Trung tâm Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, 2020 7. Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019.
8. Chính phủ (2018), Nghị định số 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
9. Nghị định số 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài - ngày 25/5/2020
10. Chính phủ (2017), Nghị định số 52/2017/NĐ-CP ngày 28/4/2017 về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
11. Luật quản lý nợ công ngày 23/11 năm 2017 12. World Bank- Ngân hàng thế giới
13.Ủy ban hỗ trợ phát triển (DAC)
14. OECD, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 15. Số liệu thống kê từ Bộ kế hoạch và đầu tư
*Một số trang web: 16. https://kinhtevadubao.vn/mot-so-giai-phap-nham-giam-thieu-tac-dong-tieu-cuc- cua-oda-doi-voi-an-ninh-kinh-te-o-viet-nam-19356.html 17. https://www.jica.go.jp/vietnam/vietnamese/office/topics/c8h0vm00009crmm6- att/200601_vn.pdf 18. https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/thuc-trang-va-giai-phap-cho-vay- lai-von-oda-330967.html 19. http://www.issi.gov.vn/phong-chong-tham-nhung-trong-su-dung-oda-o-viet- nam_t104c2716n3224tn.aspx 20. https://kinhtevadubao.vn/mot-so-giai-phap-nham-giam-thieu-tac-dong-tieu-cuc- cua-oda-doi-voi-an-ninh-kinh-te-o-viet-nam-19356.html