Các quốc gia thành công trong công tác quản lý nguồn vốn nước ngoài

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI đề TÀI QUẢN LÝ NGUỒN VỐN VAY ODA TẠI VIỆT NAM (Trang 39 - 42)

2.1 Kinh nghiệm từ Trung Quốc

Một ví dụ tiêu biểu cho quốc gia có khả năng quản lý và sử dụng nguồn vốn triệt để, đó chính là Trung Quốc

Hoạt động vay nợ nước ngoài của Trung Quốc được quản lý rất chặt chẽ Chính phủ Trung Quốc đã không chủ trương tăng nợ nước ngoài mà tận dụng các nguồn vốn trong nước, và từ FDI. Đây là nghĩa vụ bắt buộc, cứng nhắc nên rất dễ xảy ra rủi ro tín dụng, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của nền kinh tế .

Trung Quốc có hệ thống thông tin quản lý nối liền Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Tổng cục Quản lý ngoại hối, Tổng cục Hải quan, các ngân hàng thương mại, .. để có thể theo dõi và giám sát chặt chẽ và hoạt động ngoại hối, hoạt động vay và trả nợ.

Như vậy, có thể thấy được rằng Trung Quốc đã thành công trong việc giám sát và quản lý và sử dụng nguồn vốn vay ODA tại Việt Nam nhờ có chiến lược quản lý nợ nước ngoài có mục tiêu rất rõ ràng, đảm bảo cân đối giữa tổng nguồn tài trợ và tổng nhu cầu về vốn quốc gia; và luôn duy trì một nguồn thanh toán nợ nước ngoài phù

hợp với khả năng trả nợ của nền kinh tế. Ngoài ra, Trung Quốc còn có hệ thống thông tin về nợ nước ngoài có thể theo dõi và giám sát chặt chẽ hoạt động ngoại hối, hoạt động vay và trả nợ

=> Trung Quốc đặc biệt đề cao vai trò của việc quản lý và giám sát. Hai cơ quan Trung ương quản lý ODA là Bộ Tài chính (MoF) và Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC). MoF làm nhiệm vụ “đi xin tiền”, đồng thời là cơ quan giám sát việc sử dụng vốn. MoF yêu cầu các Sở Tài chính địa phương thực hiện kiểm tra thường xuyên hoạt động của các dự án, phối hợp với WB đánh từng dự án. Các Bộ ngành chủ quản và địa phương có vai trò quan trọng trong thực hiện và phối hợp với MoF giám sát việc sử dụng vốn.

Việc trả vốn ODA ở Trung Quốc theo cách “ai hưởng lợi, người đó trả nợ”. Quy định này buộc người sử dụng phải tìm giải pháp sản sinh lợi nhuận và lo bảo vệ nguồn vốn.

2.2 Kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Tại thời điểm ký Hiệp định đình chiến (tháng 7 năm 1953), Hàn Quốc là một trong những nước nghèo nhất thế giới, với một hệ thống cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, nạn tham nhũng tràn lan và nền nông nghiệp đình đốn. Trong 30 năm sau đó kể từ năm 1960, Hàn Quốc đã trở thành trường hợp chuyển đổi kinh tế nhanh và thành công nhất trên thế giới, trong đó ODA đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự thần kỳ Hàn Quốc.

Có hai đặc điểm quan trọng trong ODA của Hàn Quốc.

 Thứ nhất, nguồn viện trợ (chủ yếu là viện trợ song phương từ Mỹ) tương đối lớn và ổn định, tạo ra một nguồn cung cấp ngoại tệ đáng tin cậy trong giai

1960, Hàn Quốc quốc gia đang phát triển thiếu ngoại tệ trầm trọng, thể hiện ở chỗ thâm hụt tài khoản vãng lại luôn ở mức cao.

 Thứ hai, ODA của Hàn Quốc được sử dụng tập trung cho hai lĩnh vực chính: nông nghiệp và cơ sở hạ tầng. Công nghiệp hóa có nghĩa hàng triệu công nhân Hàn Quốc sẽ di cư từ nông thôn ra thành thị, gây ra thiếu hụt lao động nông thôn. Để khắc phục tình trạng đó, chỉ có cách phải tăng nhanh và bền vững năng suất lao động trong nông nghiệp. Do đó, chính phủ Hàn Quốc đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng để hiện đại hóa nông nghiệp và chuyển đổi bản thân ngành nông nghiệp qua phong trào Làng mới (nông thôn mới), phát động từ năm 1970.

Bí quyết thành công trong phát triển cơ sở hạ tầng của Hàn Quốc là sự gắn kết giữa kế hoạch phát triển 5 năm với kế hoạch tài chính, đặt dưới sự điều hành của Ủy ban Kế hoạch kinh tế. Ủy ban này không chỉ lập kế hoạch mà còn phân bổ vốn và thực hiện các dự án đầu tư công. Việc tập trung chức năng điều hành vào một cơ quan đã giúp tháo gỡ được những vướng mắc về thiếu vốn và thực hiện kế hoạch, bao gồm cả những quyết định liên quan đến sử dụng vốn ODA? Văn phòng Chính phủ cũng có một cán bộ chuyên theo dõi việc lập kế hoạch và thực hiện dự án đầu tư công với sự giúp đỡ của một nhóm các nhà khoa học đầu ngành giúp đánh giá độc lập các dự án”.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy ODA có thể đóng vai trò tích cực trong quá trình công nghiệp hóa, nhất là khi dòng vốn ODA đủ lớn để tạo ra sự cải thiện đáng kể trong cán cân thanh toán một cách chủ động. Hàn Quốc đã sử dụng ngoại tệ để đầu tư vào những lĩnh vực thúc đẩy trực tiếp tăng trưởng là CSHT kinh tế và nông nghiệp. Các cơ quan chính phủ được tổ chức theo cách cho phép gắn chặt các dự án ODA vào kế hoạch phát triển kinh tế, và yêu cầu một qui trình đánh giá độc lập và chặt chẽ đối với các dự án ĐTC, trong đó có cả dự án ODA.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI đề TÀI QUẢN LÝ NGUỒN VỐN VAY ODA TẠI VIỆT NAM (Trang 39 - 42)