CHƯƠNG IV: THẢO LUẬN 1 BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ MÔ HÌNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về vấn đề tự học của sinh viên đại học kinh tế quốc dân thời đại 4.0 (Trang 40 - 41)

1. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ MÔ HÌNH

Kết quả nghiên cứu được trình bày cụ thể ở chương 4 cho thấy cơ sở lí luận mà nhóm nghiên cứu đưa ra để trình bày về mối liên hệ giữa các nhân tố và hành vi tự học của sinh viên là hoàn toàn hợp lý. Thông qua quá trình phân tích định lượng và định tính (định tính là chủ yếu), mô hình nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt bài nghiên cứu, đồng thời làm cơ sở để hình thành các giả thuyết nghiên cứu có tính đúng đắn. Sau quá trình kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha cũng như phân tích nhân tố khám phá EFA, có sự điều chỉnh về biến: loại đi 15 biến, còn lại 13 biến chia thành 3 nhóm bao gồm 1 nhóm biến phụ thuộc và 2 nhóm biến độc lập.

Qua đó, nhóm xin được đưa ra các kết quả nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, thông qua việc tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi đối với các

sinh viên, hầu hết đều đồng ý rằng việc tự học của sinh viên trong thời đại công nghệ 4.0 là vô cùng quan trọng và các thiết bị công nghệ ảnh hưởng khá nhiều đến sinh viên trong quá trình tự học. Đây là một nhận thức đúng đắn và tiến bộ, phù hợp với trình độ của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân.

Thứ hai, nguồn tài liệu phục vụ cho việc tự học được sinh viên sử dụng

và tiếp cận từ cả hai nguồn là thông qua sách vở, giáo trình của nhà trường, thầy cô và thông qua mạng Internet. Trong đó, nguồn tài liệu, tri thức trên Internet ngày càng có xu hướng phát triển và thu hút được nhiều sự chú ý của sinh viên hơn nhờ vào tính linh hoạt, tiện lợi, đa dạng, phổ cập mà nó mang lại.

Thứ ba, sinh viên thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm ra động

lực, định hướng để tự học và cũng rất dễ bị nản chí khi tiến hành tự học. Đối với từng sinh viên, nguyên nhân gây ra sự nản chí là khác nhau, đồng thời động lực thúc đẩy hành vi tự học của mỗi người cũng không giống nhau. Mỗi sinh viên cần tự tìm cho mình một định hướng tự học phù hợp cũng như nên biết cách thay đổi để việc tự học không trở nên nhàm chán.

Thứ tư, các ứng dụng, phần mềm hỗ trợ, bổ trợ cho việc tự học như

ứng dụng quản lý thời gian, ứng dụng Kill New Feed, các ứng dụng làm giảm thời gian chết để tăng thời gian, sự tập trung của sinh viên được biết đến và sử dụng tương đối rộng rãi. Tuy nhiên, sinh viên vẫn nên

tạo cho mình một sự tự giác trong việc tự học hơn là trông chờ hay phụ thuộc quá nhiều vào sự giúp đỡ từ các ứng dụng này.

● Thứ năm, sinh viên là những người rất sợ gặp phải thất bại trong học

tập cũng như công việc xung quanh bởi cái tôi quá lớn. Tuy nhiên, đôi khi thất bại lại là bàn đạp để đi đến thành công. Sinh viên nên lấy thất bại trước đó làm bài học để rút kinh nghiệm, thay đổi cải thiện bản thân. Càng vấp nhiều lần sẽ càng trưởng thành hơn, không nên lùi bước trước một thất bại nào đó. Sự mặc cảm, tự ti sẽ như con dao hai lưỡi- một mặt có thể tự an ủi bản thân không cần mạo hiểm thì sẽ không gặp thất bại, tuy nhiên một mặt lại là bức tường cản bước bản thân tiến tới những cơ hội đang hiện ra trước mắt chỉ vì sợ sẽ không được như ý muốn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về vấn đề tự học của sinh viên đại học kinh tế quốc dân thời đại 4.0 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w