XUẤT, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về vấn đề tự học của sinh viên đại học kinh tế quốc dân thời đại 4.0 (Trang 41 - 43)

2.1. Đề xuất của nhóm đối với nhà trường, sinh viên và giảng viên

Về phía nhà trường: Giúp sinh viên xác định được mục tiêu học tập để sinh viên có động lực để phấn đấu, xây dựng cho sinh viên định hướng, hình ảnh của mình trong tương lai. Tổ chức nhiều hơn và ngay từ đầu cho sinh viên năm nhất các chuyên đề, chương trình giúp sinh viên tìm hiểu năng lực, niềm đam mê của bản thân để các em định hình được bước đi trong tương lai…

Các hoạt động học tập nên được thiết kế theo hướng góp phần tăng cường năng lực tự học của người học, tức là dựa trên nguyên lý người học tự điều chỉnh học tập của chính mình qua việc đề ra kế hoạch học tập, thực hiện và điều chỉnh kế hoạch học tập và sau cùng là đánh giá kết quả và tiến trình học tập của chính mình. Trong quá trình học tập, nhất là tự học, cần phải trang bị công cụ để mỗi sinh viên có thể tự trắc nghiệm kiến thức của mình thông qua việc giải quyết những bài tập, câu hỏi trắc nghiệm hay những vấn đề thực tiễn đặt ra.

Cần đảm bảo cơ sở vật chất hiện đại phục vụ việc dạy và học. Trong tương lai, sinh viên chính là nguồn lực tri thức cốt lõi của xã hội. Vì vậy, tạo ra môi trường ứng dụng tiên tiến khoa học hỗ trợ việc đào tạo nguồn nhân lực này là hết sức quan trọng. Nhà trường cần đảm bảo cơ sở hạ tầng, vật chất, thiết bị công nghệ thông tin (máy tính, máy chiếu, mạng internet, wifi...) cho phù hợp, hiện đại, đồng bộ để có thể kết nối vạn vật, dạy - học online, hội thảo trực tuyến... trước hết trong từng khoa, từng trường. Đồng thời, nên thường xuyên tổ chức đào tạo, hướng dẫn, tập huấn về kỹ năng quản lý, khai thác, sử dụng các trang thiết bị CNTT, nhất là công tác bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng,

cũng như cập nhật những công nghệ mới cho cán bộ, giảng viên, sinh viên để họ không bị “tụt hậu” trong cuộc đua KHCN hiện nay.

Cần chú trọng phát triển hệ thống sách điện tử, kho dữ liệu số để đồng bộ với hệ thống CNTT nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khai thác cơ sở dữ liệu, sách điện tử cho người học, ngoài những công cụ mạnh hiện đang sử dụng và phát huy tác dụng như internet, truyền hình, phát thanh, báo chí... cũng cần quan tâm xây dựng và phát huy tác dụng của các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Twitter... để vừa bảo đảm tính đa dạng trong công cụ tuyên truyền, vừa tranh thủ được sức mạnh lan tỏa của các mạng xã hội hiện đang rất thịnh hành, phát triển ở cả trong và ngoài nước.

Đối với sinh viên: SV phải luôn ý thức, nhận thức đúng đắn về tự học, tin vào khả năng tự học của mình, học đi đôi với hành, trau dồi các kỹ năng tự học vì chúng không tự nhiên mà có cũng như không phải áp dụng một hai lần mà đã thành thục. SV cần biết tận dụng những nguồn tài liệu dễ dàng tiếp cận để học tập, tránh lãng phí từ: sách vở, giáo trình, báo chí, mạng Internet, thầy cô, gia đình, bạn bè… Tham gia vào các diễn đàn, group học tập hữu ích trên mạng xã hội. Đăng ký các khóa học online uy tín để có thể linh hoạt trong việc phân bổ thời gian, địa điểm mà vẫn đạt hiệu quả học tập. Trau dồi, rèn luyện kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn. Tải các ứng dụng hỗ trợ việc học tập.

Sinh viên cũng cần hạn chế mặt tiêu cực của công nghệ thông tin như: nghiện trò chơi điện tử, nghiện mạng xã hội… gây sao nhãng việc học tập bằng một số giải pháp sau:

● Giám sát thời gian sử dụng điện thoại bằng ứng dụng ví dụ Checky.

● Lên kế hoạch sử dụng điện thoại, tivi. Quy định thời gian sử dụng mạng xã hội, ứng dụng giải trí, chương trình truyền hình...

● Khi bắt đầu học, nên cất điện thoại, loại bỏ những thứ gây sao nhãng ra khỏi phạm vi học tập.

Đối với giảng viên: Bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp tự học khoa học và đúng đắn; cần có tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết với nghề, luôn học tập nâng cao kiến thức, cập nhật cái mới, đổi mới trong cách dạy…

2.2. Đề xuất các ứng dụng hỗ trợ học tập

Trong thời đại công nghệ 4.0, hầu hết sinh viên đều được trang bị những thiết bị hiện đại như máy tính xách tay, máy tính bảng, ipad và điện thoại. Đa số sinh viên sử dụng smartphone có thể phát huy tối đa kỹ năng học tập của mình nhờ các ứng dụng đơn giản và tiện lợi.

- Study Checker - Ứng dụng dành cho những sinh viên muốn quản lý thời gian học tập của mình, nó cho phép kiểm soát được mình đã dành bao nhiêu thời

gian cho việc học, nghỉ ngơi, trì hoãn... Nó cũng cung cấp thông tin về mỗi buổi học theo ngày, tuần, tháng hay theo thời gian tuỳ chỉnh.

- Nox Ocean, Forest - Ứng dụng quản lý thời gian học tập. Nox Ocean và Forest là hai ứng dụng quản lý thời gian học tập tốt và được sử dụng rộng rãi hiện tại, với lượt sử dụng và tải xuống trên CH Play là hơn 100.000 lượt tải về trên mỗi ứng dụng. Với thế hệ sinh viên ĐH KTQD, công nghệ 4.0 phát triển và ngày càng phụ thuộc vào nhiều vào thiết bị điện tử và bị xao nhãng vì điều đó. Do vậy, Nox Ocean và Forest là hai lựa chọn phù hợp vì mục đích chính của hai ứng dụng là giúp tránh xa thiết bị và ứng dụng là xao nhãng trong quá trình học tập, đặc biệt là thời gian tự học cần sự tập trung.

Cả hai ứng dụng đều có chế độ cơ bản giống nhau:

● Thiết lập thời gian tập trung cho quá trình tự học: Thời gian ứng dụng gợi ý cho việc tập trung tối thiểu là 10 phút và tối đa là 120 phút.

● Xây dựng hệ thống bảng biểu thống kê kết quả và quá trình tập trung cho việc tự học.

● Có thể tùy chỉnh nhạc nền phục vụ cho các bạn có thói quen vừa nghe nhạc vừa học tập mà không phải thoát ra và sử dụng bên thứ ba.

● Xây dựng hệ thống cảnh báo nhắc nhở người dùng khi sử dụng ứng dụng và phần mềm khác trong quá trình tập trung.

Ngoài ra, ứng dụng Forest có điểm khác biệt so với Nox Ocean:

● Forest lấy ý tưởng về việc trồng cây gây rừng, giữa trồng cây thật và trồng cây ảo. Ứng dụng liên kết với Tổ chức từ thiện thế giới về trồng cây bảo vệ môi trường. Với mỗi cây bạn trồng sau quá trình tập trung học tập sẽ thu về một số lượng tiền xu tương ứng, khi bạn tích đủ 2500 xu

● Trồng cây ảo sử dụng tài khoản premium, mỗi khi trồng cây thành công thì cần trồng cây thật cần 2500 xu

● Tổ chức tree for future, 5 nước Châu Phi

- BenchPrep - Ứng dụng cung cấp tài liệu ôn thi bao gồm cách câu hỏi mẫu, từ vựng, các bài giảng và các khoá học cho sinh viên thi vào đại học (AP, SAT...), sinh viên chuẩn bị thi cao học (GMAT, FRE, LSAT...) và các khoá học chuyên môn (CFA, PMP...)

- My Homework Student Planner, Google Calendar - Ứng dụng lập kế hoạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về vấn đề tự học của sinh viên đại học kinh tế quốc dân thời đại 4.0 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w