Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Trang 27)

6. Bố cục đề tài

2.4. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp quyền sử dụng đất đó có được từ việc đầu tư kinh doanh riêng của mỗi bên vợ hoặc chồng sau khi đã chia tài sản chung.

2.4. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hônnhân nhân

Thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.17

Theo quy định, việc chia tài sản chung có hai trường hợp xác định thời điểm có hiệu lực:

- Thứ nhất, theo thoả thuận của vợ chồng.

Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng không xác định rõ thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản, thì hiệu lực được tính từ ngày, tháng, năm lập văn bản.

Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng, thì hiệu lực được tính từ ngày xác định trong văn bản thoả thuận; nếu văn bản không xác định ngày có hiệu lực đó, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực.

Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực.18

- Thứ hai, theo quy định của pháp luật.

Trường hợp tài sản được phân chia theo quy định pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc phân chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm tài sản phân chia đó tuân theo hình thức mà pháp luật quy định.

Trong trường hợp Toà án cho chia tài sản chung theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định 70/2001/NĐ-CP, thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực kể từ ngày quyết định cho chia tài sản chung của Toà án có hiệu lực pháp luật.

Khoản 3 Điều 6 quy định 70/2001/NĐ-CP: Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về việc chia tài sản chung, thì cả hai bên hoặc một bên có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

2.5. Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung.

“Hình thức thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản bắt buộc là văn bản và được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.19”

Kể từ ngày thỏa thuận chấm dứt hiệu lực việc chia tài sản chung có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33, Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Phần tài sản đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

18 Điều 7 Nghị định 70/2001/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 03 tháng 10 năm 2001 quy định chi tiết thi hành luật hôn nhân và gia đình (Văn bản chỉ mang tính chất tham khảo).

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.20”

“Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.21”

Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định 126/2014/NĐ-CP.

“Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. 22”

“Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình; Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.23”

20 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

21 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

22 Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP.

Trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực ciệc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.24

2.6. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

“Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

- Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây: + Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

+ Nghĩa vụ thanh toán khi bị tòa án tuyên bố phá sản; + Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

+ Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

+ Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của luật này, Bộ luật Dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.25”

Như vậy, nếu vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ theo quy định nêu trên thì thỏa thuận sẽ bị vô hiệu.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định cụ thể hơn về các trường hợp chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bị coi là vô hiệu. Tuy nhiên, cách thức giải quyết hậu quả của việc chia tài sản chung thì hiện chưa được đề cập đến. Hiện nay, trong thực tế còn khá nhiều trường hợp chia tài sản chung nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba. Đây là vấn đề phức tạp cả về mặt lý luận và thực tiễn, chỉ khi giải quyết được những điểm còn tồn tại trên thì mới bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và bên thứ ba được thực hiện tốt nhất khi tham gia giao dịch tài sản với nhau.

24 Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Hậu quả về quan hệ tài sản sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là mối quan tâm chủ yếu của các cặp vợ chồng khi tiến hành phân chia tài sản. Vấn đề liên quan đến thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của một bên, từ đó đảm bảo pháp luật được hiểu và áp dụng thống nhất. Quy định hiện hành giữ vững chế độ tài sản pháp định giữa vợ và chồng, qua đó ổn định mối quan hệ tài sản và cao hơn là ổn định mối quan hệ gia đình, vợ, chồng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên yếu thế hơn.

Bên cạnh những điểm sáng tích cực, quy định về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân còn tồn tại bất cập do không tính đến ý nghĩa của “hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng” đối với đời sống gia đình (không phân biệt những hoa lợi, lợi tức là nguồn sống duy nhất với hoa lợi, lợi tức khác) khi chuyển đổi hình thức sở hữu nhóm tài sản này từ chung sang riêng.

Như vậy, chế độ tài sản của vợ chồng vẫn là chế độ tài sản pháp định, chỉ khác là những quy định đặc biệt được áp dụng làm thay đổi hình thức sở hữu của một số loại tài sản, thay vì nhập vào tài sản chung thì bây giờ thuộc sở hữu riêng của một bên. Đồng thời, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng đối với bên thứ ba phát sinh trước khi tiến hành phân chia.

CHƯƠNG 3

BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN 3.1. Thực trạng chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Trong bối cảnh đời sống hiện nay, vấn đề chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân diễn ra ngày càng phức tạp, “theo thống kê của Tòa Án Nhân Dân Tối Cao thì các vụ án (giai đoạn từ ngày 01/01/2020 đến 01/01/2021) thì các vụ án liên quan đên hôn nhân và gia đình là 30378 vụ, trong đó có hơn 24088 vụ án xét xử cấp sơ thẩm chiếm 79,1%, và có hơn 6197 vụ án xét xử cấp phúc thẩm chiếm 20,4%” 26, qua đó có thể thấy tỷ lệ các vụ án liên qua đến Hôn nhân và gia đình còn cao, tác giả lấy các vụ án cụ thể như sau:

Tình huống thứ nhất:

Theo bản án số: 255/2018/HN-PT, được xét xử vào ngày 07/02/2018 tại Tòa Án Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh.

Nguyên đơn: Ông Lưu Vinh D, sinh năm 1965. Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Kim N, sinh năm 1965.

Ông D và bà N kết hôn năm 1986. Sau khi kết hôn, ông D và bà N sống tại nhà cha mẹ ông D. Năm 1996, ông D và bà N mua, chuyển nhượng phần đất trống của cha mẹ bà N là ông Nguyễn Công T và bà Lê Thị N. Ông D và bà N xây dựng căn nhà số 311/11, với chi phí là 15 lượng vàng, tổng cộng là 25 lượng vàng từ số tiền do ông D bán 1⁄2 căn nhà do cha mẹ của ông D cho. Lúc mua, chuyển nhượng là phần đất trống, chưa có bất cứ công trình xây dựng gì. Sau khi mua đất, hai vợ chồng có xây dựng nhà vào cuối năm 1996.

Ông D và bà N đã ly hôn theo quyết định số 314/QĐ-CNTT ngày 26/8/2005. Lúc bấy giờ, ông D và bà N không yêu cầu chia tài sản chung. Nay, ông D yêu cầu Tòa án xác định tài sản chung chưa chia giữa ông D và bà N là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại địa chỉ số 311/11, và yêu cầu chia 50% giá trị quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất nêu trên. Giá trị phần đất và nhà trên ông D đưa ra theo Biên bản xác định giá trị tài sản ngày 04/10/2014 là 2.500.000.000 (Hai tỷ năm trăm triệu) đồng. .27

26 Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, https://congbobanan.toaan.gov.vn/6tatcvn/Thong-ke [truy cập ngày 19/05/2021]

27 Tổng hợp 20 bản án và quyết định Giám đốc thẩm, http://diendanngheluat.vn/upload/files/Tong%20hop %20ban%20an%20ve%20yeu%20cau%20chia%20tai%20san%20chung%20sau%20ly%20hon.pdf, [Truy cập

Nhận định của Toà án:

Tại phiên tòa sơ thẩm trước đó ông D cung cấp tờ khai đăng ký nhà đất ngày 20/8/1999 đối với nhà và đất số 255/65F (311/11) do ông D kê khai nhưng tài liệu chứng cứ này không được bà N, bà Nhung thừa nhận mà cho rằng bà Nhung ông Thuận chỉ cho 02 vợ chồng bà N ở nhờ, việc kê khai căn nhà trên vào năm 1999 là do ông D tự kê khai. Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện nguyên đơn cung cấp bản photo phiếu báo thay đổi về nhân khẩu ngày 18/02/1997 và giấy cấp số nhà ngày 01/02/1997. Đối với những tài liệu chứng cứ khác như “Giấy cho đất” ngày 15/8/1988 là bản photo và lời khai mua miếng đất trên với giá 10 lượng vàng nhưng không có tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc mua bán đó nên không được xem xét. Hội đồng xét xử thấy chỉ với những tài liệu, chứng cứ mà đại diện ông D cung cấp và tờ khai nhà đất ngày 20/8/1999 đối với nhà và đất số 255/65F (311/11) L, Phường 13, quận B, Thành phố Hồ Chí Minh chưa có cơ sở xác định căn nhà 255/65F (311/11) L, Phường 13, quận B là tài sản chung của ông D, bà N.

Theo quan điểm của tác giả: Các giấy tờ, chứng cứ mà các bên đưa ra chưa đầy đủ, nên việc giải quyết tranh chấp trên là rất khó, tuy nhiên với nội dung của vụ việc trên ta có thể xác định được rằng phần tài sản chung của hai vợ chồng là căn nhà số 311/11, việc xác định trên dựa vào căn cứ là ông D và bà N mua lại căn nhà của cha, mẹ bà N và sau đó thực hiện xây dựng nhà, việc mua lại phần đất đó và thực hiện xây dựng nhà trên cơ sở là sau khi hai vợ chồng ông D và bà N kết hôn, do đó căn nhà trên là được xác định chính là tài sản chung của vợ chồng.

Tình huống thứ hai:

Theo bản án số: 31/2018/HNGD-PT xét xử vào ngày 21/06/2018 tại Tòa Án Nhân Dân tỉnh Thanh Hóa

- Nguyên đơn: Bà Lê Thị Đ. – Sinh năm 1956. - Bị đơn: Ông Lê Năng Tr. – Sinh năm 1954.

* Theo các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, bà L Đ. và ông Tr. đều thống nhất trình bày:

Bà Lê Thị Đ. và ông Lê Năng Tr. tự nguyện tìm hiểu, tổ chức lễ cưới và đăng ký kết hôn ngày 10/6/1977. Thời gian chung sống, ông Tr. thoát ly xa nhà. Năm 1982, vợ

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w