6. Bố cục đề tài
3.2.1. Bất cập trong quy định pháp luật
Thứ nhất, vợ chồng chỉ còn ràng buộc nhau ở quan hệ nhân thân, còn quan hệ tài sản chung của hai người thì không còn tồn tại29. Như vậy, đây được xem là hiểm họa tiềm ẩn trong quan hệ hôn nhân, vì vợ và chồng không còn một sự quan tâm nào đến việc phát triển kinh tế chung của gia đình. Mỗi người chỉ tập trung đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ riêng, để nhằm mục đích kiếm được những lợi nhuận cao nhất không phải vì lợi ích của gia đình, mà vì lợi ích riêng của bản thân người chồng hoặc người vợ. Trong quan hệ hôn nhân mà không quan tâm đến trách nhiệm của người vợ và chồng đối với nhau và bổn phận của mỗi người trong quan hệ đối với nhau và đối với gia đình, thì quan hệ hôn nhân đó chỉ là một loại quan hệ xã hội thông thường. Khi đó ý nghĩa xã hội, ý nghĩa văn hóa, nét đẹp truyền thống trong quan hệ gia đình Việt Nam sẽ bị phá vỡ và quan hệ gia đình, nhất là quan hệ hôn nhân chỉ tương tự như một tổ hợp sản xuất, mà yếu tố tình cảm, bổn phận của vợ chồng đối với nhau sẽ ngày càng bị làm cho lu mờ vì kinh tế gia đình không còn tồn tại.
Thứ hai,trong quan hệ hôn nhân có tài sản riêng và chung là những quan hệ song song tồn tại trong gia đình. Mặt trái của các cặp quan hệ trong sở hữu chung và riêng của vợ chồng trong gia đình không tránh khỏi những mâu thuẫn nhất định. Người chồng và người vợ vừa đóng vai trò là chủ thể trong quan hệ sở hữu chung hợp nhất đối với những tài sản chung của vợ chồng không chia, vừa với tư cách là chủ sở hữu riêng đối với phần tài sản được chia. Theo đó vợ chồng có vốn riêng và vốn riêng của ai thì người đó có quyền định đoạt theo ý chí của mình. Có thể tài sản riêng của vợ 29 Điều 40, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
chồng được định đoạt theo hướng tích cực nhưng có thể được sử dụng vào mục đích không tích cực, thậm chí trái pháp luật.30
Thứ ba,các cơ quan quản lý Nhà nước thiếu cơ sở đánh giá nghĩa vụ dân sự đối với vợ, chồng được yêu cầu chia tài sản chung như thế nào là lý do chính đáng theo quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nhận thấy rằng luật đã không quy định cụ thể vấn đề này. Thực tế ghi nhận những lý do vợ chồng đưa ra để yêu cầu chia tài sản chung là rất đa dạng, ví dụ vợ chồng rạn nứt tình cảm, chuẩn bị ly thân hoặc ly hôn, và việc đánh giá lý do chia tài sản là chính đáng hay không chính đáng đều mang đậm màu sắc chủ quan của công chứng viên và Thẩm phán.