6. Bố cục đề tài
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện bất cập trong quá trình áp dụng
Thứ nhất, quy định cho người có quyền (bên thứ ba) được yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng là cần thiết để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho họ và phù hợp với quy định về quyền yêu cầu của người có quyền.
Thứ hai, pháp luật cần quy định cụ thể về thuế, lệ phí liên quan đến tài sản được chia khi vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Để tránh tình trạng né tránh làm văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng đang diễn ra phổ biến trong thực tế, tác giả đề nghị các văn bản luật có liên quan, cụ thể là Luật thuế thu nhập cá nhân hoặc văn bản hướng dẫn và Nghị định quy định về lệ phí trước bạ phải dự liệu thêm trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, đối với các tài sản là bất động sản, tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, trường hợp được miễn thuế, không phải nộp lệ phí trước bạ.
Thứ ba, pháp luật nên có hướng dẫn cụ thể trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để làm cơ sở cho vợ chồng thực hiện cũng như Tòa án khi thụ lý, giải quyết yêu cầu của vợ chồng. Đồng thời, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng cần được bổ sung nguyên tắc chia tài sản chung tại Tòa án. Có thể quy định nguyên tắc chia theo hướng Tòa án căn cứ vào lý do, mục đích chia tài sản chung để quyết định phạm vi tài sản chung được chia. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được giải quyết theo các nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn. Nhằm kiểm soát hiệu quả thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng và bảo vệ quyền, lợi ích của những người liên quan, pháp luật nên quy định mọi văn bản thỏa thuận chia tài sản chung đều phải công chứng hoặc được Tòa án công nhận đồng thời nhà làm luật cũng cần quy định trách nhiệm thông báo của vợ, chồng đối với người xác lập giao dịch với mình về việc vợ chồng đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chế độ tài sản vợ chồng thực chất là chế độ sở hữu đối với tài sản của vợ chồng, có những đặc điểm riêng với những ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của gia đình, xã hội. Vợ chồng không những có trách nhiệm về mặt xã hội, mà còn có trách nhiệm pháp lý. Sự ràng buộc nhau giữa vợ và chồng không những là quan hệ tình cảm, mà còn là quan hệ sở hữu tài sản chung hợp nhất. Các giao dịch liên quan đến tài sản ngày càng nhiều và phức tạp, vì vậy, việc giải quyết các vụ việc liên quan đến tài sản của vợ chồng cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi pháp luật phải ban hành những quy định cụ thể hơn, những chủ thể thực thi pháp luật phải nâng cao trình độ, kỹ năng, đặc biệt là trách nhiệm trong vấn đề giải quyết vụ việc, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Tác giả tập trung nghiên cứu, nêu rõ các quy định của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Làm rõ những điểm còn hạn chế, bất cập, đồng thời đưa ra giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý Việt Nam về vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Từ đó, tiểu luận đề xuất một số kiến nghị theo hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hiện hành, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hôn nhân và gia đình nói chung và chế độ tài sản của vợ chồng nói riêng.
KẾT LUẬN CHUNG
Theo tác giả, thì cho dù dưới hình thức, mức độ, hoàn cảnh nào thì Luật Hôn nhân và gia đình cho phép vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là lợi bất cập. Như đã phân tích ở phần trên, chỉ là quy định mang tính giải pháp và vì là quy định mang tính giải pháp cho nên hiệu quả điều chỉnh của điều luật không cao. Thiết nghĩ, cho dù xã hội có phát triển đến mức độ nào, cho dù quan niệm về xã hội, kinh tế có đạt tầm cao văn minh như thế nào thì gia đình và quan hệ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng vẫn cần phải được củng cố và giữ gìn những giá trị mang tính đặc thù của nó, không nên phá vỡ, đó là sự hy sinh vì nhau và cùng chung sức trong việc xây dựng, quản lý và định đoạt tài sản chung, củng cố và nâng cao chất lượng của cuộc sống lứa đôi và gia đình, mà vợ chồng luôn luôn với tư cách là đồng sở hữu chung hợp nhất đối với tài sản của vợ chồng có được từ các căn cứ hợp pháp trong suốt thời kỳ hôn nhân.
Quan hệ hôn nhân là quan hệ xã hội giữa vợ và chồng rất đặc biệt, khác biệt với các quan hệ thông thường khác ở chỗ lòng tin của vợ chồng đối với nhau thật sự rõ ràng trong việc thể hiện bổn phận của vợ chồng đối với nhau. Bổn phận của vợ chồng đối với nhau trong suốt thời kỳ hôn nhân và luôn luôn được củng cố để bền chặt hơn về tình cảm. Từ quan hệ hôn nhân, vợ và chồng đều có trách nhiệm không những về mặt xã hội, mà còn là trách nhiệm pháp lý. Sự ràng buộc nhau giữa vợ và chồng không những về quan hệ tình cảm, mà còn là quan hệ tài sản chung hợp nhất thì quan hệ hôn nhân mới thật sự bền vững. Tính truyền thống của quan hệ hôn nhân đã hàng ngàn đời là vợ và chồng phải thể hiện được nghĩa vụ xã hội và pháp lý đối với nhau và trách nhiệm của bố, mẹ trong việc nuôi dạy các con chung. Nếu giữa vợ và chồng không có mối liên hệ ràng buộc nào về chức phận và tính thiên bẩm của giới tính, thì quan hệ hôn nhân sẽ không còn ý nghĩa. Chức phận và tính thiên bẩm của vợ chồng trong gia đình luôn luôn phải được thể hiện cụ thể và có hiệu quả. Mọi sự giả tạo trong quan hệ hôn nhân đều là nguyên nhân sâu xa phá vỡ hạnh phúc gia đình. Cho nên, cho dù trong bất kỳ xã hội nào, chế độ nào thì những bản chất và tính truyền thống của quan hệ hôn nhân không thể thay đổi. Vợ chồng phải thể hiện trong các quan hệ chung liên quan đến tài sản. Tài sản riêng của mỗi bên vợ hoặc bên chồng có thể tồn tại và được pháp luật thừa nhận nhưng không thể là thành tố giữ vững quan hệ hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Nên giữ nguyên tắc coi trọng quan hệ hôn nhân là căn cứ xác lập quyền sở hữu chung hợp nhất vợ chồng, để bảo vệ hạnh phúc của mỗi gia đình và là động lực thúc đẩy quan hệ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng ngày càng được coi trọng phát triển. Còn việc vợ chồng chia tài sản chung hợp nhất trong thời kỳ hôn nhân cần phải
quy định về những điều kiện chặt chẽ hơn nữa, nhằm ngăn chặn những động thái phá vỡ sự bình yên trong mỗi gia đình, tất cả chỉ vì tài sản riêng - chung không rõ ràng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật 1. Bộ luật Dân sự năm 2015.
2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
3. Chính phủ (2011), Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6 về lệ phí trước bạ, Hà Nội.
4. Nghị định 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình,ngày 31 tháng 12 năm 2014.
5. Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình.
Văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực (mang tính chất tham chiếu) 6. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959.
7. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.
8. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
9. Nghị định 70/2001/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 03 tháng 10 năm 2001 quy định chi tiết thi hành luật hôn nhân và gia đình.
Sách, báo chí, luận văn tham khảo
10.Hoàng Thị Ngân: “Chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 ở Việt Nam hiện nay, http://vannghiep.vn/wp- content/uploads/2019/01/Chế-độ-tài-sản-của-vợ-chồng-theo-thỏa-thuận-theo- Luật-Hôn-nhân-và-Gia-đình-năm-2014-ở-Việt-Nam-hiện-nay.pdf, năm 2018, [truy cập ngày 17/4/2021];
11.Nguyễn Văn Cừ (2000), "Chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại", Toà án nhân dân, (9), tr. 18-22.
12.Nguyễn Văn Cừ (2008), Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
13.Nguyễn Thị Hạnh: “Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam –Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện”, https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5526/1/00050001429.pdf, [truy cập ngày 6/4/2021];
14.Nguyễn Phương Lan: “Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam”, https://xemtailieu.com/tai-lieu/chia-tai-san- chung-cua-vo-chong-trong-thoi-ky-hon-nhan-theo-phap-luat-viet-nam-
120371.html, [Truy cập ngày 15/4/2021];
15.Tống Thị Lý: “Chia tài sản chung của vợ chồng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh”, https://www.slideshare.net/trongthuy3/luan-van-chia-tai- san-chung-cua-vo-chong-de-kinh-doanh-hay, [truy cập ngày 9/4/2021];
Trang thông tin điện tử
16.Công ty Luật HTC,2017, Quá trình hình thành tài sản chung của vợ chồng, https://www.htc-law.com/tu-van-luat-hon-nhan-gia-dinh/qua-trinh-hinh- thanh-tai-san-chung-cua-vo-chong,337.html, [Truy cập ngày 16/4/2021];
17.Đoàn Thị Ngọc Hải, 2018, Chế định tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/che- dinh-tai-san-cua-vo-chong-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-hon-nhan-va-gia- dinh, [Truy cập ngày 17/4/2021];
18.Đặng Trung Thông, Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này, https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/tieu-luan-hau-qua-phap-ly- cua-viec-chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-trong-thoi-ki-hon-nhan-va-mot-so- giai-phap-hoan-thien-phap-luat-ve-van-de-nay-9478/, [Truy cập ngày 20/5/2021];
19.Lê Minh Trường, 2021, Chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định mới nhất của luật hôn nhân, https://luatminhkhue.vn/che-do-tai-san-cua-vo-chong- theo-quy-dinh-moi-nhat-cua-luat-hon-nhan.aspx, [Truy cập ngày 17/4/2021];
20. Nguyễn Thị Kim Anh, 2021, Sự hình thành chế độ hôn nhân gia đình Việt Nam qua các thời kỳ, https://luatminhkhue.vn/su-hinh-thanh-che-do-hon- nhan-gia-dinh-tai-viet-nam-qua-cac-thoi-ky--.aspx, [Truy cập ngày 16/4/2021];
21.Phùng Trung, 2012, Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207813, [Truy cập ngày 18/4/2021]; 22.Tổng hợp 20 bản án và quyết định Giám đốc thẩm, http://diendanngheluat.vn/upload/files/Tong%20hop%20ban%20an%20ve %20yeu%20cau%20chia%20tai%20san%20chung%20sau%20ly%20hon.pdf, [Truy cập ngày 20/5/2021];
23.Trà Giang, 2017, Tìm hiểu quy định pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng, http://tuphap.hatinh.gov.vn/nghien-cuu-va-trao-doi/seo/tim-hieu-quy-dinh- phap-luat-ve-che-do-tai-san-cua-vo-chong-2688, [Truy cập ngày 16/4/2021];
24.Võ Thị Thanh Huyền, 2021, Hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, https://tuphaptamky.gov.vn/2014/news/Linh-vuc-dan-su/Hoan-thien-phap- luat-Viet-Nam-ve-hieu-luc-cua-hop-dong-chia-tai-san-chung-vo-chong-trong- thoi-ky-hon-nhan-5233.html, [Truy cập ngày 20/4/2021];