Tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Báo cáo kiến tập DHCNHN (Trang 31)

khẩu Tú Nam

Bảng 2.7 Tình hình kinh doanh của công ty qua các năm 2018, 2019, 2020

(Đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1. Tổng tài sản 10.236.824.220 15.082.445.930 20.390.208.390 Tài sản lưu động 7.230.249.401 9.800.184.378 12.982.546.14 2 Tài sản cố định 3.066.574.819 5.282.261.552 7.407.662.248 2. Tổng nguồn vốn 10.236.824.22 0 15.082.445.93 0 20.390.208.39 0 Nợ phải trả 4.183.780.830 5.841.812.440 6.026.788.160

Vốn chủ sở

hữu 6.053.043.390 8.240.633.490

10.363.420.23 0

(Nguồn: Trích bảng cân đối kế toán năm 2018, 2019, 2020)

Công ty cổ phần đầu tưu xuất nhập khẩu Tú Nam đã đi vào hoạt động được 4 năm. Các công tác tiêu thụ, kinh doanh hiện đã theo một cơ chế ổn định. Sau mỗi năm, nhờ sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty nên công ty ngày càng phát triển và quy mô ngày càng mở rộng, điều này đã giúp cho doanh thu của công ty ngày càng tăng.

Điều này được biểu hiện ở chỗ đó là lượng tiêu thụ và doanh thu hằng năm đều tăng qua các năm. Cho thấy được công ty đã ngày một lấy được sự tin tưởng của khách hàng và tạo được uy tín trên thị trường.Đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước. Các chỉ số tài chính của công ty hiện nay khá an toàn tập trung chủ yếu vào đầu tư bán buôn, hệ số nợ thấp, lại chủ yếu là nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tỷ suất tự tài trợ cao cho thấy công ty luôn tự chủ về vốn và luôn có dự phòng cho các hoạt động của mình. Các chỉ số về khả năng sinh lời khá cao và rất ổn định, hấp dẫn các nhà đầu tư.

Mặc dù tình hình kinh doanh của công ty hiện nay rất tốt, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số nhược điểm:

Công ty chủ yếu hoạt động kinh doanh dựa trên nguồn vốn tự có. Điều này là khá tốt, nhưng không phát huy triệt để được lợi ích của đòn bẩy tài chính thông qua các khoản vốn đi vay, nó có thể tăng được các tỷ số về khả năng sinh lời, hoạt động có hiệu quả hơn.

2.4 Phân tích những chỉ số tài chính của công ty

Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tình hình thanh toán. Phân tích khả năng thanh toán là chúng ta sẽ xem xét tài sản của công ty đó có đủ trang trải cho các khoản nợ phải trả trong thời gian ngắn hạn hay không.

Trong kinh doanh, vấn đề mà làm cho các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm tới đó là các khoản nợ đến hạn trả và chuẩn bị nguồn để thanh toán chúng. Dưới đây là bảng chỉ ra cho chúng ta thấy hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty:

Bảng 2.7 Các chỉ số về khả năng thanh toán

Chỉ tiêu Đơn vị Công thức tính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tỷ số khả năng

chung

Tỷ số khả năng

thanh toán

nhanh Lần 1,73 1,68 2,15

(Nguồn: Trích báo cáo tài chính năm 2018, 2019, 2020) Qua các chỉ số về khả năng thanh toán của công ty trong 3 năm 2018, 2019, 2020, ta nhận thấy:

Đối với tỷ số khả năng thanh toán chung: tỷ số khả năng thanh toán chung của

công ty trong 3 năm đều lớn hơn 1 tức là TSLĐ của công ty lớn hơn NNH. Lúc này các TSNH sẵn có lớn hơn những nhu cầu ngắn hạn, vì thế ta có thể coi tình hình tài chính của công ty là lành mạnh, không bị mất cân đối tài chính và công ty hoàn toàn có khả năng trả hết các khoản nợ ngắn hạn đúng hạn. Thêm nữa, tỷ số này trong năm 2020 đã có sự tăng cao vọt. Điều này cho thấy công ty luôn sẵn sàng trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tỷ số này tăng cao càng đảm bảo khả năng chi trả của công ty.

Đối với tỷ số khả năng thanh toán nhanh: tỷ số khả năng thanh toán nhanh của

công ty bằng với tỷ số khả năng thanh toán chung do công ty không có hàng tồn kho. Tỷ số này đã thể hiện rõ tính thanh khoản cao của công ty trong vấn đề tài chính và khả năng thanh toán rất tốt của công ty.

* Các tỷ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư:

Việc phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư giúp ta thấy được tình hình đầu tư của công ty, việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả không, đồng thời ta cũng thấy được tình hình tài chính của công ty có vững chắc không.

Bảng 2.8 Các tỷ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư

Chỉ tiêu Đơn vị Công thức tính 2018Năm Năm 2019 Năm 2020

Tỷ số cơ cấu tài sản lưu động

Tỷ số cơ cấu tài sản cố định Lần 0,3 0,35 3,36 Tỷ số tự tài trợ Lần 0,59 0,55 0,51 Tỷ số tài trợ dài hạn Lần 0,59 0,55 0,51 Hệ số nợ Lần 0,41 0,45 0,49

(Nguồn: Trích báo cáo tài chính năm 2018, 2019, 2020)

Qua bảng số liệu các tỷ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư, ta thấy:

Đối với tỷ số cơ cấu tài sản lưu động: tỷ số cơ cấu tài sản lưu động của công ty

giảm dần qua 3 năm. Từ năm 2018 đến năm 2019 tỷ số này có dấu hiệu giảm mạnh hơn, tuy nhiên đến năm 2020 thì tỷ số này chỉ giảm 0,01 lần so với năm 2019. Tỷ số này cho biết việ bố trí cơ cấu TSLĐ của công ty. Với tỷ số trên ta có thể thấy công ty rất chú trọng việc đầu tư vào TSLĐ của công ty.

Đối với tỷ số cơ cấu tài sản cố định: tỷ số cơ cấu tài sản cố định của công ty có

xu hướng tăng dần qua các năm. Tỷ số này tăng cho thấy TSCĐ tăng, các khoản đầu tư dài hạn tăng và các khoản phải thu dài hạn giảm. Tuy nhiên công ty chưa chú trọng việc đầu tư vào tài sản cố định do đặc điểm của công ty chủ yếu là thi công các công trình xây dựng.

Đối với tỷ số tự tài trợ: tỷ số tự tài trợ của công ty giảm qua các năm. Tuy nhiên

các tỷ số này đều có giá trị lớn hơn 0,5. Tỷ số này cho thấy mức độ rủi ro về tài chính của công ty là nhỏ, tình hình tài chính của công ty là vững chắc.

Đối với tỷ số tài trợ dài hạn: tỷ số tài trợ dài hạn của công ty bằng với tỷ số tự

tài trợ. Điều này cho thấy VCSH của công ty có khả năng đầu tư cao vào TSDH và VCSH của công ty có đủ khả năng để đầu tư vào TSDH.

Đối với hệ số nợ: hệ số nợ của công ty có xu hướng tăng, tuy nhiên con số

chênh lệch không phải quá cao. Hệ số này cho thấy công ty cũng đã có khả năng tự chủ về tài chính. Mặc dù thế, công ty cũng cần phải kiểm soát lại về vấn đề tài chính, không nên để hệ số này tăng thêm, hệ số này cần giữ ơ mức nhỏ để đảm bảo khoản vay của doanh nghiệp không quá lớn.

Việc phân tích khả năng hoạt động sẽ giúp ta có cái nhìn tổng quát về khả năng luân chuyển tài sản việc sử dụng vốn của công ty.

Bảng 2.9 Các tỷ số về khả năng hoạt động

Chỉ tiêu Đơn vị Công thức tính Năm

2018 Năm 2019 Năm 2020 Tỷ số vòng quay tài sản lưu động Vòng 3,49 3,2 3,2 Tỷ số vòng quay tổng tài sản Vòng 2,46 2,08 2,03 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho Vòng Công ty không có HTK Công ty không có HTK Công ty không có HTK

(Nguồn: Trích báo cáo tài chính năm 2018, 2019, 2020)

Thông qua bảng trên, ta có thể nhận thấy:

Đối với tỷ số vòng quay tài sản lưu động: tỷ số vòng quay tài sản lưu động của

công ty giảm dần. Điều này cho thấy khả năng luân chuyển tài sản, khả khăng hoạt động của công ty đang có xu hướng giảm. Công ty đang sử dụng TSLĐ có hiệu quả thấp dần đi. Công ty cần khắc phục tỷ số này giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả sử dụng TSLĐ.

Đối với tỷ số vòng quay tổng tài sản: tỷ số vòng quay tổng tài sản của công ty

giảm dần qua 3 năm. Điều này cho thấy khả năng quản lý tài sản của công ty chưa được tốt. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy doanh thu của công ty qua các năm đều tăng cao.

* Các tỷ số về khả năng sinh lời:

Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của kinh doanh, nếu chỉ phân tích sự tăng giảm của lợi nhuận qua các năm ta sẽ không thấy được mức độ hợp lý của sự tăng

giảm đó. Chính vì thế, chúng ta cần phải phân tích các chỉ số của lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, vốn chủ sở hữu, cũng như toàn bộ vốn để đánh giá mức độ biến động có phù hợp không.

Bảng 2.101 Các tỷ số về khả năng sinh lời

Chỉ tiêu Đơn vị Công thức tính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Doanh lợi tiêu thụ (ROS) % 13,2 17,51 18,43 Doanh lợi vốn chủ (ROE) % 32,5 36,36 37,45 Doanh lợi tổng tài sản (ROA) % 32,5 36,36 37,45

(Nguồn: Trích báo cáo tài chính năm 2018, 2019, 2020)

Dựa vào bảng số liệu các tỷ số về khả năng sinh lời, ta thấy:

Đối với tỷ số ROS: tỷ số này là quan trọng nhất đối với công ty, cho biết lợi

nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. ROS qua các năm đều lớn hơn 0 và tăng cao cho thấy việc kinh doanh của công ty là có lãi. Trong năm 2018, công ty thu được 0,132 đồng lợi nhuận với một đồng doanh thu thu được, năm 2019 là 0,175 và năm 2020 là 0,184. Tỷ số ROS của công ty được duy trì ổn định.

Đối với tỷ số ROE: tỷ số này cho biết mỗi nhà đầu tư sẽ được bao nhiêu phần

trăm lợi nhuận tương ứng với số vốn họ bỏ ra. Bảng trên cho thấy, khi doanh nghiệp bỏ ra một đồng vốn chủ sở hữu sẽ thu được 0,325 đồng lợi nhuận sau thuế (năm 2018); 0,364 đồng (năm 2019) và 0,375 đồng (năm 2020). Tỷ số này qua 3 năm đều có xu hướng tăng chứng tỏ lợi nhuận để lại càng lớn, quy mô vốn tự có ngày càng tăng. Nếu kết hợp với hoạt động đầu tư thận trọng thì tỷ lệ này sẽ tăng dần, mức độ rủi ro cho vay của doanh nghiệp giảm.

Đối với tỷ số ROA: tỷ số này cho biết doanh nghiệp sẽ được bao nhiêu phần

0,375 có nghĩa là với một đồng tài sản bỏ ra thì công ty thu lại được khoảng 0,325 đồng vốn (năm 2018); 0,364 đồng (năm 2019); 0,375 đồng (2020). Qua 3 năm, tỷ số này của công ty đều tăng và lớn hơn 0. Điều này cho thấy công ty đã tăng VCSH và giảm nợ vay, làm giảm đi chi phí lãi vay nên LNST đạt được cao hơn. Đây cũng là mình chứng cho việc ông ty sử dụng tài sản có hiệu quả.

PHẦN 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN 3.1 Đánh giá chung về các mặt quản trị doanh nghiệp.

Tuy là công ty mới thành lập từ năm 2018 nhưng qua 3 năm hoạt động và phát triển công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Tú Nam đã có những thành tích đáng kể và ngày càng lớn mạnh. Đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của đất nước.

3.1.1 Ưu điểm

3.1.1.1 Bộ máy quản lý của công ty

Công ty có bộ máy quản lý được phân công và phân cấp rõ ràng. Nhiệm vụ và trách nhiệm của từng bộ phận cũng như từng cá nhân cũng được xác định cụ thế. Do đó tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho nhân viên giúp cho công tác kiểm tra và đánh giá nhân viên của cấp quản lý được dễ dàng và chính xác hơn. Công ty thuộc mô hình công ty vừa và nhỏ và giám đốc trực tiếp làm việc với nhân viên cấp dưới nên công việc được giải quyết nhanh hơn và đỡ tốn nhiều thời gian.

3.1.1.2 Công tác marketing và tiêu thụ sản phẩm

Công ty nhận thức rõ được tầm quan trọng của các hoạt động marketing trong doanh nghiệp vì vậy công ty cũng đã có sự quan tâm đúng mức cho vấn đề này. Nhiều hoạt động marketing trong công ty được chú trọng: chăm sóc khách hàng, quảng bá hình ảnh công ty trên các phương tiện thông tin và mạng internet… công ty thực hiện tốt việc phân phối sản phẩm qua 2 hình thức là phân phối gián tiếp và phân phối trực tiếp.Nếu công trình nào quá lớn vượt quá khả năng tài chính của công ty thì công ty sẽ chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần hợp đồng cho một công ty khác thực hiện. Như vậy công ty vẫn sẽ thực hiện được công trình đó mà không bỏ qua.

3.1.1.3 Công tác quản lý lao động tiền lương

 Công ty có chế độ đãi ngộ và trả lương cho nhân viên theo đúng quy định của pháp luật. Công ty thực hiện tốt việc trả lương cho công nhân viên theo quy định của nhà nước, thực hiện đóng các loại bảo hiểm cho người lao động. Công ty thực hiện hình thức chấm công nên tiền lương được tính chính xác, người đi làm được hưởng lương bình thường, công nhân viên làm thêm giờ đều được trả lương làm thêm giờ theo đúng quy đinh của nhà nước. Ngoài ra công ty cũng có những hình thức để khuyến khích nhân viên làm việc. Và tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội phát huy hết khả năng và khuyến khích sự sáng tạo.

 Công ty luôn chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng năng lực cho cán bộ công nhân viên trong danh sách có chuyên môn vững ý thức tổ chức kỷ luật cao thích ứng mọi điều kiện và môi trường sản xuất kinh doanh của công ty.

 Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm làm việc rất hiệu quả và đạt được rất nhiều thành tích đóng góp đắc lực vào sự phá triển chung của công ty.

3.1.1.4 Tình hình tài chính của công ty

Tình hình tài chính của công ty khá ổn định. Đặc biệt năm 2019 các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận… tăng cao hơn so với năm 2018 rất nhiều đã chứng tỏ khả năng phát triển của công ty trong những năm tới.

3.1.1.5 Về phần tổ chức công tác kế toán

 Kế toán tại công ty đã bố trí tương đối phù hợp với khối lượng công việc và đáp ứng nhu cầu đề ra. Hình thức hạch toán “chứng từ ghi sổ” vừa phù hợp đảm bảo, phản ánh kịp thời, trung thực, khách quan.

được các mục tiêu xã hội. Không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, tạo được uy tín với đối tác, khách hàng thông qua các sản phẩm của các công trình đã thực hiện.

3.1.2 Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm trên công ty còn một số những nhược điểm cần được khắc phục

- Công tác tổ chức bộ máy quản lý

Là công ty tư nhân vì vậy công ty vẫn là công ty vừa và nhỏ. Các hoạt động quản lý, kinh doanh vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp. Công ty còn hạn chế trong việc tìm đối tác.

- Công tác marketing và tiêu thụ sản phẩm

Công ty đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động marketing nhưng việc tổ chức thực hiện vẫn chưa chuyên nghiệp, các hoạt động marketing vẫn chưa được đầu tư đúng mức do vậy hiệu quả đem lại chưa cao.

Trong công ty, số lượng nhân viên marketing rất ít. Vì vậy, một người thường đảm nhiệm rất nhiều hoạt động marketing mà chưa có sự chuyên sâu cho hoạt động marketing cụ thể. Có lẽ vậy nên nó chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Bộ phận làm marketing của công ty có xu hướng đánh giá thấp quan hệ quần chúng hay sử dụng nó như một công cụ sau cùng. Tuy vậy, một chương trình quan hệ công chúng có suy tính kỹ lưỡng phối họp với các phần tử khác của hệ thống truyền thông có thể đạt hiệu quả vô cùng to lớn bởi vì xét về bản chất thì quan hệ công chúng có những đặc điểm ưu việt như tính tín nhiệm cao, không cần cảnh giác và có thể giới

Một phần của tài liệu Báo cáo kiến tập DHCNHN (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w