Có ý kiến cho rằng “Việc xếp hạng tín dụng của CIC có chồng chéo lên việc xếp hạng tín dụng nội bộ của NHTM?”
Việc xếp hạng tín dụng của CIC không bị chồng chéo lên xếp hạng tín dụng nội bộ của NHTM. Hai hoạt động này mang tính chất song hành, bổ sung cho nhau và còn giúp mang lại hiệu quả tích cực cho bản thân các NHTM cũng như cơ quan quản lý nhà nước.
Xếp hạng tín dụng nội bộ của NHTM còn rất nhiều hạn chế và chưa thực sự phản ánh khái quát, chính xác về năng lực tài chính, tình hình hoạt động ở hiện tại và sự phát triển trong tương lai của khách hàng bởi nhiều lý do:
- NHTM, TCTD không chỉ dựa vào tình hình dư nợ của khách hàng tại chính tổ chức của mình mà còn cần thông tin từ tổ chức tín dụng khác để đánh giá tổng quan lịch sử tín dụng, ý thức trả nợ của khách hàng.
- Không phải ngân hàng nào cũng có quy mô, năng lực, trình độ đủ mạnh cho công tác thu thập và xử lý thông tin của khách hàng. Để đánh giá khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, việc phân loại các chỉ tiêu theo đặc thù của ngành kinh doanh cần rõ ràng, đầy đủ và có phương pháp đánh giá toàn diện.
- Việc chấm điểm khách hàng đôi khi còn bị phụ thuộc vào quan điểm của cán bộ tín dụng ngân hàng, thiếu linh hoạt nên tính khách quan chưa cao. Thậm chí có trường hợp để đảm bảo doanh số cấp tín dụng mà bỏ qua những lỗ hổng trong BCTC của khách hàng.
Các sản phẩm dịch vụ của CIC không chỉ hướng tới đối tượng là các TCTD mà còn cung cấp cho khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp. Do đó việc xếp hạng tín dụng của CIC không chỉ có ích cho NHTM mà còn là yếu tố tác động đến quyết định
của người sử dụng sản phẩm của CIC. Chẳng hạn như các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh có thể khai thác xếp hạng tín dụng về chính bản thân công ty đó, xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp đối tác,…
Như vậy việc xếp hạng tín dụng của CIC không chồng chéo lên việc xếp hạng tín dụng nội bộ của NHTM.
Tài liệu tham khảo
1. Cổng thông tin doanh nghiệp, 2020. Cổng thông tin doanh nghiệp. [Trực tuyến] Available at: http:/www.business.gov.vn [Đã truy cập 10 3 2020]
2. Dung, N. T., 2019. Hoạt động xếp hạng tín dụng thể nhân tại trung tâm
thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam. Hà Nội: Viện Hàn lâm khoa học xã hội.
3. Hữu Mạnh, 2019. Những dấu ấn trên chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển. Tạp chí Ngân hàng.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2018,2017,2016,2015,2014. Báo cáo
thường niên, Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2020. CIC triển khai nhiệm vụ năm 2020. Hà Nội, không biết tác giả
6. Trung tâm tín dụng quốc gia Việt Nam, 2014,2015,2016,2017,2018. Báo cáo
thường niên, Hà Nội: Nhà xuất bản thông tin và truyền thông.
7. Trung tâm tín dụng quốc gia Việt Nam, 2014,2015,2016,2017. Báo cáo
thành tích, Hà Nội: không biết tác giả
8. Trung tâm tín dụng quốc gia Việt Nam, 2020. Ngân hàng Nhà Nước Việt
Nam - Trung tâm tín dụng quốc gia Việt Nam. [Trực tuyến] Available at:
http://cic.org.vn
9. Yến, N. T. H., 2018. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin dịch vụ
tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam. Hà Nội: Đại học Kinh Tế -
Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Thông tư 27/2017/TT – NHNN về “Quy định hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.
11. Văn bản hợp nhất 11/VBHN/NHNN về “Hoạt động thông tin tín dụng”. 12. Quyết định sô 105/QĐ – TTTD về “Ban hành giá sản phẩm dịch vụ thông tin tín dụng của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam