1. Kết luận.
1.1. Từ việc trải nghiệm công tác chủ nhiệm của bản thân, tôi nhận thức được vấn đề làm thế nào để xây dựng được một tập thể lớp học thân thiện, tích cực, vì sự phát triển toàn diện của học sinh là yêu cầu tất yếu khách quan, phù hợp với chủ trương của ngành cũng như sự phát triển của xã hội.
1.2. Để xây dựng một lớp học thân thiện, tích cực, vì sự phát triển toàn diện của học sinh, người GVCN cần tập trung chú ý một số vấn đề sau:
+ Trau dồi kiến thức, nghiệp vụ sư phạm, năng lực quản lý học sinh. + Xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh toàn khóa.
+ Thay đổi tích cực trong ứng xử giao tiếp với học sinh, tạo sự thân thiện trong tất cả các mối quan hệ.
+ Khích lệ và phát huy tối đa trí tuệ và năng lực của học sinh.
+ Vận dụng tối đa sự hỗ trợ của nhà trường và hội cha mẹ phụ huynh học sinh để tăng cường cơ sở vật chất, hướng đến một nền giáo dục hiện đại.
1.3. Việc xây dựng lớp học thân thiện, tích cực vì sự phát triển toàn diện của học sinh là một yêu cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, nó sẽ không quá khó khăn đối với những giáo viên có trái tim nhiệt huyết, có niềm yêu thương và mong muốn sự tươi sáng cho tương lai của thế hệ trẻ.
1.4. Việc xây dựng lớp học thân thiện, tích cực vì sự phát triển toàn diện của học sinh là một việc làm hết sức cấp thiết. Vì vậy, cần nhân rộng trong toàn trường, trong toàn các cấp học, với mục tiêu xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.
Đề tài của tôi được thực hiện trên thực tiễn công tác chủ nhiệm của bản thân, mặc dù đã rất cố gắng song chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của các thầy cô đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
2. Kiến nghị.
2.1. Với các cấp cán bộ quản lý: Cần thay đổi quan niệm: học sinh đến trường chỉ học văn hóa. Cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị để người giáo viên nói chung và người giáo viên làm công tác chủ nhiệm nói riêng có điều kiện để hoạt động và hoạt động có hiệu quả.
2.2. Với những người làm công tác chủ nhiệm: Giám nghĩ, giám làm, giám tổ chức, giám thay đổi- vì sự phát triển toàn diện của học sinh, vì một nền giáo dục vững mạnh.