6. Cấu trúc bài tiểu luận
2.4. VẤN ĐỀ DÂN SỐ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM
2.4.1. Về An ninh quốc phòng
Việc đi lính đòi hỏi sức khỏe tốt, nên hầu hết quân đội phải là người trẻ tuổi. Chính vì thế thực trạng già hóa dân số khiến việc tuyển quân trở nên khó khăn hơn, quân số sụt giảm, nếu đất nước xảy ra chiến tranh thì đây là vấn đề rất nghiêm trọng.
2.4.2. Về Kinh tế
Tác động kinh tế gây ra bởi tình trạng dân số bị già hóa là điều đáng chú trọng. Thực trạng già hoá dân số sẽ khiến nguồn lao động trẻ, năng động bị thiếu hụt, đặc biệt là trong các ngành đòi hỏi nhiều lao động như dệt may, chế biến thực phẩm…và các ngành đòi hỏi đội ngũ tri thức trẻ năng động (tin học điện tử, dịch vụ…).
Thực trạng già hoá dân số khiến thời gian sống sau nghỉ hưu tăng lên, làm gia tăng áp lực lên hệ thống y tế và hệ thống trợ cấp lương hưu. Đồng nghĩa với việc hệ thống bảo trợ xã hội cần được cải thiện. Tuy nhiên việc này không dễ thực hiện bởi ngân quỹ quốc gia còn hạn chế, hệ thống khám chữa bệnh chuyên khoa cho người già chưa phát triển.
Do người già chi tiêu ít hơn người trẻ nên thị trường tiêu dùng cũng bị tác động xấu, doanh thu của các doanh nghiệp cũng bị sụt giảm, tình trạng phá sản của doanh nghiệp sẽ tăng.
2.4.3. Về An sinh xã hội
Thực trạng già hoá dân số sẽ khiến cấu trúc gia đình thay đổi. Con người sống lâu hơn, sinh ít con hơn và cũng ít quyền được lựa chọn chăm sóc hơn. Hiện tại, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tinh thần cho người cao tuổi ở nước ta chưa phát triển, đa số người cao tuổi vẫn sống nương tựa vào con cháu.
Những người cao tuổi Việt Nam phải chịu gánh nặng kép trong chăm sóc sức khỏe, trong đó, đã có sự thay đổi từ bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm và các bệnh mãn tính, đồng thời, các bệnh mới đang xuất hiện cùng với sự thay đổi trong cách sống đang ngày càng trở nên phổ biến như ung thư, căng thẳng và trầm cảm về tâm thần. Những xu hướng thay đổi này đòi hỏi nhiều chi phí chăm sóc y tế hơn đồng thời cũng có nghĩa là rủi ro dẫn tới khuyết tật cho người cao tuổi sẽ cao hơn. Độ tuổi càng cao, rủi ro về khuyết tật càng tăng hoặc số ngày nằm trên giường bệnh càng cao.
2.4.4. Việc cân bằng hưu trí
Tốc độ già hóa dân số nhanh sẽ khiến cho việc cân bằng quỹ bảo hiểm xã hội, đặc biệt là quỹ hưu trí, khó có thể tồn tại lâu nếu thiết kế hệ thống như hiện nay vẫn được áp dụng dù rằng số lượng lao động tham gia hệ thống tăng lên hàng năm và tính đến năm 2008 đã có khoảng 8,7 triệu lao động tham gia (bằng 20% lực lượng lao động và khoảng 10% dân số năm 2008). Bên cạnh đó, số lượng người hưởng
hưu trí hiện nay là xấp xỉ 2 triệu người, chiếm khoảng 25% số người cao tuổi ở Việt Nam.
Hình 2.2: Bất công bằng trong hưởng thụ hưu trí giữa các nhóm lao động (Nguồn: Ngân hàng Thế giới 2007)
Hình 2.2 cho thấy, đối với cả nam và nữ, lao động khu vực nhà nước có mức hưởng cao hơn mức chuẩn thống kê bảo hiểm (actuarial benefits) rất nhiều và chênh lệch với mức hưởng của lao động làm việc trong khu vực tư nhân càng lớn khi thời gian đóng càng dài. Bản thân lao động nam cũng thiệt thòi hơn lao động nữ vì tiền lương của họ tích lũy nhanh hơn sau 15 năm đóng góp và nữ giới thường hưởng lâu hơn nam giới do họ có tuổi thọ cao hơn. Cùng giả định cho tính toán trên, phân tích của Castel và Rama (2005) cho thấy lao động nam chỉ nên đóng khoảng 28 năm, trong khi lao động nữ chỉ nên đóng 22 năm thì có thể hưởng ở mức cao nhất vì những năm đóng góp sau đó sẽ mang lại phần hưởng tăng thêm ngày càng thấp.
Nghỉ hưu sớm còn là hiện tượng phổ biến hiện nay và với cách tính toán mức hưởng như trên thì càng nghỉ hưu sớm, người hưởng có thời gian hưởng dài hơn do tuổi thọ ngày càng tăng. Nếu tốc độ tăng của người đóng góp chậm hơn tốc độ tăng người thụ hưởng thì rõ ràng dân số già hóa sẽ tăng thêm gánh nặng cho người đóng góp.
Biểu đồ 2.9: Tình hình nghỉ hưu sớm (Nguồn: Giang and Pfau 2009)
Theo tính toán của Giang và Pfau (2009) từ báo cáo của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho thấy, tuổi về hưu bình quân hiện nay là 53 tuổi, trong đó nam giới là 55 tuổi (sớm 5 tuổi so với quy định) và nữ giới là 51 tuổi (sớm 4 tuổi so với quy định) . Trong khi đó, tuổi thọ trung bình của người về hưu là 72,5 tuổi, trong đó nam giới là 71,1 tuổi và nữ giới là 73,9 tuổi. Như vậy, tuổi hưởng bình quân sẽ là 19,5 năm, trong đó nam giới là 16,1 năm và nữ giới là 22,9 năm. Tuy nhiên, tính trung bình, tiền đóng bảo hiểm của một người trong 28 năm chỉ đủ trả cho chính người đó trong vòng 10 năm nên rõ ràng thời gian hưởng còn lại (khoảng 9,5 năm) sẽ phải lấy từ các nguồn khác, trong đó nguồn đóng góp phải là chủ yếu. Hệ quả là người đóng góp phải tăng tỷ lệ đóng thì mới có thể đảm bảo cân đối quỹ hưu trí. Rõ ràng đây là sự bất công bằng giữa các thế hệ.
CHƯƠNG III – NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VỀ THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO VỀ THỰC TRẠNG GIÀ HÓA DÂN SỐ VIỆT NAM TRONG
TƯƠNG LAI
3.1. NHẬN XÉT
So với những giả thuyết đưa ra ban đầu: Tốc độ già hóa ở Việt Nam đang tăng lên rất nhanh theo thời gian. Tốc độ già hóa dân số nhanh sẽ gây áp lực lên các vấn đề như: ngân sách nhà nước sẽ phải chi tiêu nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe, hưu trí, trợ cấp, an sinh xã hội,…. Người cao tuổi không có tích lũy vật chất, đa phần vẫn phải làm việc kiếm sống, sức khỏe kém, rất dễ bị tổn thương trước những rủi ro kinh tế, xã hội. Sau khi nghiên cứu nhóm chúng em nhận thấy rằng, mặc dù tốc độ già hóa tăng lên nhanh sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến đất nước Việt Nam nói riêng cũng như thế giới nói chung nhưng nếu chúng ta đưa ra các chính sách và chương trình kịp thời và hiệu quả thì có thể giải quyết được vấn đề già hóa dân số và chuẩn bị cho dân số già trong tương lai. Nếu chúng ta cần có các giải pháp phù hợp về chăm sóc sức khỏe, thu nhập ổn định, mạng lưới an sinh xã hội và hỗ trợ về mặt pháp lý cho người cao tuổi thì các thế hệ hiện nay và trong tương lai sẽ được hưởng lợi từ chính sự già hóa dân số.
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
Kiến nghị 1: Nâng cao ý thức và hiểu biết của các nhà quản lý, hoạch định chính
sách cũng như của toàn bộ cộng đồng về những thách thức của già hóa dân số và đời sống của người cao tuổi.
Thực tế cho thấy, muốn thay đổi bất kỳ chính sách nào thì cần phải nâng cao được nhận thức và hiểu biết của các nhà hoạch định chính sách và toàn xã hội về vấn đề đó. Do vậy, nếu vấn đề già hóa dân số và thực trạng dân số cao tuổi không được đánh giá, quan tâm sâu sắc thì sẽ không có sự thay đổi các chính sách hiện có hoặc đề xuất xây dựng chính sách mới phù hợp với xu hướng già hóa và thực trạng dân số cao tuổi. Kiến nghị 2: Giải quyết đồng bộ các chính sách tăng trưởng, phát
triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội nhằm đảm bảo và cải thiện thu nhập của người cao tuổi có được từ lao động và hưu trí.
Việc thúc đẩy người cao tuổi tham gia hoạt động kinh tế, đặc biệt những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, góp phần nâng cao đời sống và duy trì hoạt động chân tay và trí óc của người cao tuổi. Đặc biệt với các ngành mà đào tạo thông qua thực hành là chủ yếu thì việc người cao tuổi truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng cho thế hệ trẻ sẽ tiết kiệm được một nguồn lực lớn cho đào tạo.
Kiến nghị 3: Tăng cường chăm sóc sức khỏe, xây dựng và mở rộng các dịch vụ
chăm sóc người cao tuổi với sự tham gia tích cực, chủ động của mọi thành phần xã hội và nâng cao năng lực quốc gia về chăm sóc người cao tuổi.
Cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và nâng cao nhận thức, ý thức về sức khỏe cho mọi lứa tuổi để chuẩn bị cho một tuổi già khỏe mạnh, tránh bệnh tật, thương tật và tàn phế. Cần phải có một chương trình mục tiêu quốc gia toàn diện về chăm sóc người cao tuổi mà trong đó cần xác định một số mục tiêu lượng hoá được và có tính đặc trưng giới để cải thiện tình trạng sức khỏe người cao tuổi, giảm thiểu các bệnh mạn tính, tàn phế và tử vong khi bước vào tuổi già.
Kiến nghị 4: Tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp
trong việc xây dựng, vận động và thực hiện chính sách cho già hóa dân số và người cao tuổi. Các tổ chức này, đặc biệt là Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi và Hội Người cao tuổi Việt Nam, cần chủ động, tích cực trong việc tham gia xây dựng, góp ý các chính sách kinh tế, xã hội, y tế… cho các Bộ, Ngành chuyên môn để xây dựng được các chính sách nhất quán, thiết thực trong việc chuẩn bị và giải quyết các vấn đề của một dân số già hóa, cũng như cải thiện đời sống của người cao tuổi về mọi mặt. Tổ chức các hoạt động cộng đồng cho người cao tuổi một cách thường xuyên nhằm nâng cao hiểu biết và đóng góp ý kiến của người cao tuổi với các chính sách của nhà nước cũng như đời sống của cộng đồng.
TBTCO - Việt Nam đã chính thức bước vào quá trình già hóa dân số, dự báo nước ta sẽ mất không tới 20 năm để tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7% lên 14% tổng dân số, một tốc độ thuộc hàng cao nhất trên thế giới. Điều này sẽ đặt ra những thách thức lớn cho việc đảm bảo hạ tầng an sinh xã hội.
Ngày 17/1, Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ- TB&XH) phối hợp với Tạp chí Lao động và Xã hội đã tô chức hội thảo “Công tác xã hội thích ứng với bối cảnh già hóa dân số.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà cho rằng, Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn của quá trình già hóa dân số nhanh chóng. Cụ thể, tuổi thọ trung bình của Việt Nam đã tăng từ 68,6 tuổi năm 1999 lên tới 73,2 tuổi năm 2014, và dự báo sẽ lên 78 tuổi vào năm 2030. Tính đến hết năm 2017, cả nước có 11 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 11,95% dân số, trong đó có khoảng gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên.
Hình 2.3: Tháp dân số năm 2018 và dự báo đến năm 2040 (Nguồn: Tổng cục Thống kê 2016)
Cũng theo Liên Hợp Quốc, từ năm 2014, Việt Nam đã chính thức bước vào quá trình già hóa dân số, dự báo nước ta sẽ mất không tới 20 năm để tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7% lên 14% tổng dân số, thậm chí đến năm 2038 nhóm cao tuổi ở Việt Nam sẽ chiếm đến 20% tổng dân số.
Điều này sẽ đặt ra những thách thức lớn cho việc đảm bảo hạ tầng an sinh xã hội để đáp ứng đủ nhu cầu của một xã hội già hóa dân số nhanh chóng, trong khi còn nhiều người đang sống ở mức nghèo, cận nghèo...
Tuy nhiên theo TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, già hóa dân số cũng cần được nhìn nhận trên khía cạnh tích cực. "Dân số cao tuổi không có nghĩa hoàn toàn là gánh nặng mà đây là cơ hội lớn cho các ngành kinh tế dịch vụ cho người cao tuổi. Thậm chí ở Trung Quốc thị trường này rất triển vọng khi tỷ lệ người cao tuổi chi cho các dịch vụ chiếm 165 tỷ USD/năm”, bà Quỳnh thông tin. Cũng theo bà Quỳnh, người cao tuổi còn là lao động cho xã hội, với khoảng 46% người cao tuổi Việt Nam vẫn đang làm các công việc được trả lương. Do đó, thích ứng với già hóa dân số không chỉ là giải quyết vấn đề của người cao tuổi mà cần có chính sách tiếp cận toàn diện, theo vòng đời để chuẩn bị cho giai đoạn dân số già.
"Điều quan trọng là các nhà hoạch định chính sách phải ý thức về xu hướng già hóa và đảm bảo người cao tuổi tiếp tục đóng vai trò tích cực trong cộng đồng để tránh bị cô lập. Bởi vì, cô lập có tác động tiêu cực đến sức khỏe và giải quyết nó thực sự quan trọng", bà Quỳnh nhấn mạnh.
Cũng cho rằng, người cao tuổi vẫn là một lực lượng lao động lớn, Ths. Lê Minh Giang, Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam cho rằng, để tận dụng được nguồn nhân lực này cần phải tạo thuận lợi trong việc tiếp cận của người cao tuổi với vốn tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh, thành lập doanh nghiệp...
Tuy nhiên, để thích ứng với già hóa dân số, cần phát triển và tăng cường quản lý dịch vụ chăm sóc xã hội, cũng như có cơ chế phối hợp công tư trong cung ứng dịch vụ chăm sóc xã hội. Đặc biệt là khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi cũng như gắn kết giữa chăm sóc y tế tại cộng đồng với dịch vụ chăm sóc xã hội chính thức và phi chính thức.
KẾT LUẬN
Bài tiểu luận mô tả thực trạng già hóa của dân số Việt Nam trong quá khứ cũng như kết quả dự báo cho những thập kỷ tới và cho thấy Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn già hóa nhanh với thời gian chuẩn bị rất ngắn. Trong xu hướng đó, bài viết đề cập đến dân số cao tuổi dưới nhiều góc độ khác nhau như cơ cấu tuổi, tốc độ già hóa, kinh tế… để chỉ ra những thách thức đối với chính sách hiện nay và những năm tiếp theo. Các thách thức đó đòi hỏi chúng ta phải có chính sách thích ứng với biến động dân số, trong đó xu hướng già hóa ngày càng mạnh. Đồng thời chỉ ra rằng, nếu tiếp tục duy trì hệ thống hưu trí hiện nay trong điều kiện dân số già nhanh, Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức, trong đó lớn nhất là đảm bảo sự công bằng cho người đóng và người hưởng. Từ đó, chúng em đề xuất phải cải cách ngay hệ thống hưu trí hiện nay cùng với việc mở rộng hệ thống trợ cấp cho người cao tuổi thì mới có thể nhân rộng tác động của hệ thống hưu trí với tư cách là trụ cột an sinh xã hội quan trọng nhằm giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là rủi ro kinh tế, cho người nghỉ hưu hiện tại và người lao động hiện nay trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, (2020). “Dân số”,
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%A2n_s%E1%BB%91, truy cập ngày 18/11/2020
Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2019) . Địa lý 9. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2019) . Địa lý 12. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam ĐTM Vân, (2017). Nghiên cứu thống kê biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở khu
vực nông thôn Việt Nam. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
Giang Thanh Long, (2004). Áp dụng tài khoản cá nhân tượng trưng cho hệ thống
hưu trí ở Việt Nam, Tạp chí Bảo hiểm Xã hội, số 68 (tháng 8/2004)
Ngân hàng Thế giới, (2007). Báo cáo Phát triển Việt Nam 2008: Bảo trợ Xã hội. Ngân hàng Thế giới, Hà Nội.
Nguyễn Đình Cử, (2009). Những đặc điểm dân số cao tuổi ở Việt Nam (bài trình bày không xuất bản)
Thống kê dân số Thế giới, (2020), “Dân số Việt Nam”, https://danso.org/VIET- NAM/, truy cập ngày 18/11/2020