MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG GIÀ HÓA DÂN SỐ VIỆT NAM (Trang 35 - 36)

6. Cấu trúc bài tiểu luận

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Kiến nghị 1: Nâng cao ý thức và hiểu biết của các nhà quản lý, hoạch định chính

sách cũng như của toàn bộ cộng đồng về những thách thức của già hóa dân số và đời sống của người cao tuổi.

Thực tế cho thấy, muốn thay đổi bất kỳ chính sách nào thì cần phải nâng cao được nhận thức và hiểu biết của các nhà hoạch định chính sách và toàn xã hội về vấn đề đó. Do vậy, nếu vấn đề già hóa dân số và thực trạng dân số cao tuổi không được đánh giá, quan tâm sâu sắc thì sẽ không có sự thay đổi các chính sách hiện có hoặc đề xuất xây dựng chính sách mới phù hợp với xu hướng già hóa và thực trạng dân số cao tuổi. Kiến nghị 2: Giải quyết đồng bộ các chính sách tăng trưởng, phát

triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội nhằm đảm bảo và cải thiện thu nhập của người cao tuổi có được từ lao động và hưu trí.

Việc thúc đẩy người cao tuổi tham gia hoạt động kinh tế, đặc biệt những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, góp phần nâng cao đời sống và duy trì hoạt động chân tay và trí óc của người cao tuổi. Đặc biệt với các ngành mà đào tạo thông qua thực hành là chủ yếu thì việc người cao tuổi truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng cho thế hệ trẻ sẽ tiết kiệm được một nguồn lực lớn cho đào tạo.

Kiến nghị 3: Tăng cường chăm sóc sức khỏe, xây dựng và mở rộng các dịch vụ

chăm sóc người cao tuổi với sự tham gia tích cực, chủ động của mọi thành phần xã hội và nâng cao năng lực quốc gia về chăm sóc người cao tuổi.

Cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và nâng cao nhận thức, ý thức về sức khỏe cho mọi lứa tuổi để chuẩn bị cho một tuổi già khỏe mạnh, tránh bệnh tật, thương tật và tàn phế. Cần phải có một chương trình mục tiêu quốc gia toàn diện về chăm sóc người cao tuổi mà trong đó cần xác định một số mục tiêu lượng hoá được và có tính đặc trưng giới để cải thiện tình trạng sức khỏe người cao tuổi, giảm thiểu các bệnh mạn tính, tàn phế và tử vong khi bước vào tuổi già.

Kiến nghị 4: Tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp

trong việc xây dựng, vận động và thực hiện chính sách cho già hóa dân số và người cao tuổi. Các tổ chức này, đặc biệt là Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi và Hội Người cao tuổi Việt Nam, cần chủ động, tích cực trong việc tham gia xây dựng, góp ý các chính sách kinh tế, xã hội, y tế… cho các Bộ, Ngành chuyên môn để xây dựng được các chính sách nhất quán, thiết thực trong việc chuẩn bị và giải quyết các vấn đề của một dân số già hóa, cũng như cải thiện đời sống của người cao tuổi về mọi mặt. Tổ chức các hoạt động cộng đồng cho người cao tuổi một cách thường xuyên nhằm nâng cao hiểu biết và đóng góp ý kiến của người cao tuổi với các chính sách của nhà nước cũng như đời sống của cộng đồng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG GIÀ HÓA DÂN SỐ VIỆT NAM (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w