II. Thành phần hồ sơ
+ 01 Phiếu yêu cầu công chứng;
+ 02 Bản sao giấy tờ tùy thân: 01 Chứng minh nhân dân,01 Căn cước công dân;
+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến văn bản thỏa thuận mà pháp luật quy định phải có, như sau:
- 01 Giấy đăng ký kết hôn
- 01 Sổ hộ khẩu
+ 02 Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dung đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đât;
III.Trình tự,thủ tục thực hiện công chứng VBTT nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng
+ Bước 1 : Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
- Người yêu cầu công chứng hoàn thiện hồ sơ và nộp trực tiếp tại Văn phòng công chừng Bình Tân.
- CCV trực tiếp nhận, thì thực hiện kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng: hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
+ Bước 2 : Đánh giá hồ sơ yêu cầu công chứng
- CCV hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch.
- CCV giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, CCV tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
4
+ Bước 3 : Hoàn tất dự thảo hợp đồng, giao dịch
- Văn bản do CCV soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng: nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì CCV soạn thảo hợp đồng, giao dịch;
- Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc CCV đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, Công chứng viên xem xét và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung ngay trong ngày hoặc hẹn lại;
+ Bước 4 : Cho người yêu cầu công chứng ký tên và CCV ký chứng nhận
- Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong dự thảo hợp đồng, CCV hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng.CCV yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng nêu trên để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
+ Bước 5 : Đóng dấu, phát hành văn bản công chứng và lưu trữ hồ sơ
- Tổ chức hành nghề công chứng thu phí, thù lao công chứng và các chi phí khác; đóng dấu phát hành và cấp văn bản công chứng cho yêu cầu công chứng; tiến hành lưu trữ hồ sơ theo quy định pháp luật.
5PHẦN II PHẦN II
I . Bản ghi chép kết quả của hoạt động nghiên cứu hồ sơ và kết quả các hoạt động khác liên quan đến quá trình tham gia giải quyết việc công chứng; 1. Ghi chép về thẩm quyền thực hiện công chứng:
- CCV sau khi nhận hồ sơ VBTT nhận tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng thì CCV xem xét giấy chứng nhận QSDĐ&TSGLVĐ tọa lạc ở đâu,có đúng thẩm quyền thực hiện công chứng không? Bởi vì,đối tượng thế chấp là bất động sản thì thẩm quyền công chứng bị giới hạn theo địa hạt. Điều 42 Luật Công chứng 2014 quy định "Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản".
2. Ghi chép về chủ thể tham gia VBTT nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng:
* CCV thực hiện xem xét từng chủ thể tham gia như sau:
+ Ông: THÁI NGỤY QUỐC.Sinh năm: 1982.Số Căn cước công dân : 079082003712 .Cấp ngày : 15/09/2020.Tại: CTCCS QLHCTTXH
+ Vợ là bà: NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG.Sinh năm : 1987.Số Chứng minh nhân dân: 026001648.Cấp ngày :31/03/2015.Tại: CA Tp.Hồ Chí Minh
Xét về chủ thể của quan hệ sở hữu trong chế độ tài sản này, thì các bên phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp với tư cách là vợ chồng của nhau. Do vậy, để trở thành chủ thể của quan hệ sở hữu này, các chủ thể ngoài việc có đầy đủ năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự còn đòi hỏi họ phải tuân thủ các điều kiện kết hôn được quy định trong pháp luật hôn nhân và gia đình (Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014) và (Điều 177 Bộ Luật dân sự 2015).