63 Ghi chép về đối tượng văn bản:

Một phần của tài liệu Công chứng văn bản tải sản riêng thành tài sản chung (Trang 30 - 38)

3. Ghi chép về đối tượng văn bản:

- Trong thời kỳ hôn nhân,vợ chồng có thể thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng.Việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung được quy định tại Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.Đặc thù của văn bản này là chứng nhận hành vi nhập tài sản riêng của vợ/chồng vào tài sản chung nên vợ hoặc chồng (người nhập tài sản ) bắt buộc phải có tài sản riêng.Tài sản riêng là bất động sản phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu,quyền sử dụng theo quy định.Tài sản đó không có tranh chấp,khiếu kiện,không bị kê biên để thi hành án,không bị thông báo phá dỡ theo quy định...Nếu tài sản là động sản phải thực hiện đăng ký theo quy định của tài sản đó phải được cấp giấy chứng nhận sở hữu như ô tô,xe máy,tàu,thuyền...

* Xác định tài sản riêng của vợ chồng:

- Tài sản riêng của vợ chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn,tài sản được thừa kế riêng,được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân,tài sản được chia riêng cho vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân,tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sỡ hữu riêng của vợ,chồng.Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng cũng là tài sản riêng của vợ chồng.Hoa lợi,lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ chồng,trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

- Việc xác nhận tài sản riêng của vợ chồng để công chứng hợp đồng giao dịch là vô cùng quan trọng,nếu xác nhận tài sản riêng của vợ chồng không đúng sẽ dẫn đến công chứng văn bản nhập tài sản riêng vào tài sản chung sẽ không đúng.Đối với người làm nghề công chứng như CCV,việc xác nhận tài sản riêng của vợ chồng để thực hiện trong các giao dịch diễn ra khá thường xuyên.Vì thế,CCV phải nắm vững các quy định để thực hiện được đúng.Tài sản riêng là tài sản có trước thời kỳ hôn nhân.Vậy muốn biết được tài sản có trước hay trong thời kỳ hôn nhân phải căn cứ vào giấy chứng nhận sỡ hữu được cấp và giấy chứng nhận kết hôn.Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng cũng là tài sản riêng của vợ,chồng.

7

- Về thực hiện nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung của vợ chồng,Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định: Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung,trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (khoản 3 Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ).Khác với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng,vợ chồng không được chia tài sản chung khi phải thực hiện các nghĩa vụ cũng như việc chia tài sản làm ảnh hưởng đến lợi ích của gia đình,quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên...theo quy định tại Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 .Việc nhập tài sản riêng của vợ chồng vào tài sản chung lại không có quy định: vợ chồng không được thỏa thuận nhập tài sản riêng khi vợ hoặc chồng đang phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự.Do đó,vợ chồng có thể thỏa thuận nhập tài sản riêng bằng tài sản chung đó.Trong trường hợp này nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng sẽ chuyển sang cho nghĩa vụ của tài sản chung mà không bị triệt tiêu tài sản.

4. Ghi chép trình tự thực hiện công chứng:

Sau khi nhận đầy đủ giấy tờ nêu trên,người yêu cầu công chứng đề nghị công chứng viên Hồ Bích Ngọc soạn thảo văn bản như sau:

 Khi tiếp nhận đề nghị của người yêu cầu công chứng,công chứng viên Hồ Bích Ngọc có hỏi rõ ý định của người yêu cầu công chứng về tài sản cụ thể,hỏi rõ những thỏa thuận cơ bản về nội dung của văn bản nội dung thỏa thuận như sau:

+ Ông Thái Ngụy Quốc đồng ý và tự nguyện nhập tài sản riêng của mình là toàn bộ quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tọa lạc số 129/14/5 Lê Đình Cẩn,Khu phố 6,Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân,Hồ Chí Minh và số 2C24/17 ấp 2,Xã Phạm Văn Hai,Huyện Bến Lức,Tỉnh Long An vào khối tài sản chung của vợ chồng.Kể từ ngày văn bản này được chứng nhận theo quy định,ông Thái Ngụy Quốc và bà Nguyễn Thị Cẩm Nhung được liên hệ cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp đổi hoặc cập nhật biến động trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,quyền sử dụng đất ở đối với bất động sản nêu trên với tư cách là đồng sở hữu,sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.

8

+ Các tài sản riêng còn lại không được thỏa thuận bằng văn bản này vẫn là tài sản riêng của mỗi người (vợ hoặc chồng)

 Công chứng viên Hồ Bích Ngọc xem xét thỏa thuận có phù hợp với quy định để soạn thảo,thỏa thuận nào không phù hợp thì giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng biết.

- Về việc sáp nhập tài sản riêng vào tài sản chung là : toàn bộ quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tọa lạc số 129/14/5 Lê Đình Cẩn,Khu phố 6,Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân,Hồ Chí Minh và số 2C24/17 ấp 2,Xã Phạm Văn Hai,Huyện Bến Lức,Tỉnh Long An. Giải thích rõ quyền lợi và nghĩa vụ các bên (Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng)

- Các bên tự nguyện xác nhận việc thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng và không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ nào.

 Trong quá trình giải thích người yêu cầu công chứng:

-> Ông Thái Ngụy Quốc không đồng ý cung cấp Giấy chứng nhận kết hôn.Vì cho rằng trong sổ hộ khẩu đã thể hiện rõ mối quan hệ hai bên.

- > CCV Hồ Bích Ngọc giải thích như sau:

+ Thứ nhất,Việc sử dụng các giấy tờ thay thế như : Sổ hộ khẩu,Giấy khai sinh của con,Sơ yếu lý lịch,lý lịch đảng... hoàn toàn không phù hợp quy định của pháp luật về hộ tịch,bởi vì :“Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật hộ tịch, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư”.Mỗi loại giấy tờ về hộ tịch chỉ để ghi nhận một sự kiện hộ tịch,không thể dùng giấy tờ hộ tịch này thay thế cho giấy tờ hộ tịch khác.Chỉ có thể dùng giấy tờ hộ tịch này để bổ sung hoặc làm rõ một số nội dung trong giấy tờ hộ tịch khác mà thôi.

9

+ Thứ hai,Giấy đăng ký kết hôn là một loại giấy tờ hộ tịch nhân thân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận một người nằm trong trình trạng hôn nhân. Sau khi đăng ký kết hôn, sẽ phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ đối với người chồng và người vợ. Nếu như nam nữ sống chung mà không đăng ký kết hôn thì sẽ gặp rắc rối trong việc xác định tài sản chung và tài sản riêng, cũng như rất khó khăn để chứng minh quyền lợi của mình.Như vậy,hai bên nam nữ đăng ký hôn nhân và được Uỷ ban nhân dân xã Cấp giấy chứng nhận kết hôn thì giá trị của giấy có hiệu lực ngay tại thời điểm hai bên đã đồng ý ký kết vào giấy và xác lập quan hệ vợ chồng ngay tại thời điểm có chữ ký của hai bên.

= > Vì vậy,cần có giấy chứng nhận kết hôn để xác định thời điểm vợ chồng để chứng minh tài sản chung hay riêng.

 Tiến hành soạn thảo VBTT sáp nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng:

- Quốc hiệu; - Tên văn bản; - Thông tin các bên;

- Tài sản nhập vào tài sản chung (động sản,bất động sản); - Nội dung thỏa thuận hai bên.

5. Ghi chép ký công chứng

- CCV sẽ cho các bên đọc lại dự thảo văn bản và đồng ý,tất cả các điều khoản sẽ được chuyển cho họ ký.Công chứng viên hướng dẫn các bên ký vào từng trang của hợp đồng và ký đầy đủ,ghi rõ họ tên ở trang cuối.

- Các bên ký xong,CCV sẽ kiểm tra lại xem đã đúng và đầy đủ chưa.Sau đó,công chứng viên nên hỏi lại lần cuối để bảo đảm hợp đồng đúng với ý chí các bên hay không,giải thích các quyền và nghĩa vụ của các bên theo quy định đồng thời giải thích các thắc mắc của các bên (nếu có) trước khi ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng vào hợp đồng.Việc ký cũng được thực hiện tương tự như các bên tham gia giao dịch,công chứng viên ký vào từng trang,ký đầy đủ,ghi rõ họ tên và đóng dấu ở trang lời chứng.Ngoài ra,còn phải có dấu giáp lai giữa các trang của hợp đồng.

10PHẦN III PHẦN III

Nhận xét quá trình tự giải quyết việc công chứng của công chứng viên Văn Phòng Công Chứng Bình Tân;

1.Loại hợp đồng,giao dịch: “Văn bản thỏa thuận sáp nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng”

2. Đánh giá thành phần hồ sơ:

Thành phần hồ sơ yêu cầu công chứng gồm các giấy tờ sau: + 01 Phiếu yêu cầu công chứng;

+ 02 Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân /Căn cước công dân + Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến văn bản thỏa thuận mà pháp luật quy định phải có, như sau:

- 01 Sổ hộ khẩu

- 01 Giấy chứng nhận kết hôn

+ 02 Bản sao giấy chứng nhận quyền sừ dung đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đât;

 Học viên nhận thấy thành phần hồ sơ còn thiếu vấn đề sau:

1. Thiếu giấy xác nhận số chứng minh nhân cũ (căn cứ Luật căn cước công dân 2014,nghị định số 05/1999/NĐ-CP của chính phủ về chứng minh nhân dân,nghị định số 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật căn cước công dân,thông tư số 18/2014/TT-BCA ngày 29/4/2014);

2. Giấy đăng ký kết hôn sai năm sinh vợ : NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG sinh năm :1985.Trong khi giấy CMND và SHK là NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG sinh năm : 1987.Thông tin không trùng khớp; (căn cứ Luật hộ tịch 2014, Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Thông tư 04/2020 TT-BTP) 3. Thiếu tra cứu bất động sản;(Luật đất đai 2013,Luật nhà ở 2014)

4. Thiếu văn bản về việc được tặng cho riêng, thừa kế riêng; (Căn cứ Luật Bộ Luật dân sự 2015 và khoản 5 Điều 40 Luật công chứng 2014)

5. Phiếu yêu cầu công chứng: thiếu chữ ký người yêu cầu công chứng (căn cứ Điều 40,41 Luật công chứng 2014).

11

6. Quyền sử sụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác găn liền với đất: do ông Thái Ngụy Quốc đứng tên,tọa lạc tại: số 2C24/17,ấp 2,X.Phạm Văn Hai,Huyện Bến Lức.Tỉnh Long An không thuộc phạm vi công chứng (Căn cứ Điều 42 và khoản 5 Điều 40 Luật công chứng 2014).

3.Đánh giá về hồ sơ công chứng;

3.1.Về hình thức văn bản:

- Theo quy định tại Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng thì: “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.” Cần tiến hành thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung dựa theo quy định pháp luật. Việc nhập tài sản được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.

“Điều 46. Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung

1.Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo hỏa thuận của vợ chồng.

2.Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật; giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.

3.Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung; trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

- Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật; giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định; việc thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó. Tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung; trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Như vậy, tài sản riêng của vợ,chồng có thể được nhập vào tài sản chung của vợ chồng; nếu được sự đồng ý của vợ, chồng. Việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung phải được thực hiện do hai vợ chồng thỏa thuận; và phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực.

12

3.2.Về nội dung văn bản:

 Về nội dung văn bản đã đáp ứng được nội dung như sau:

- Quốc hiệu - Tên văn bản; - Thông tin các bên;

- Tài sản nhập vào tài sản chung (động sản,bất động sản); - Nội dung thỏa thuận hai bên.

 Nhưng để nội dung văn bản chặt chẽ hơn cần bổ sung thêm các điều khoản sau đây:

ĐIỀU 3 : NGHĨA VỤ NỘP PHÍ, LỆ PHÍ

Các khoản phí và lệ phí liên quan đến văn bản thỏa thuận này do hai bên cùng chịu trách nhiệm nộp.

ĐIỀU 4: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Chúng tôi cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

1. Những thông tin về nhân thân và tài sản ghi trong văn bản thỏa thuận này là đúng sự thật;

2. Văn bản thỏa thuận này do chúng tôi lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc và không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của ai.

ĐIỀU 5 : ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1. Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc lập và ký văn bản thỏa thuận này;

2. Hiệu lực của văn bản này được tính từ thời điểm công chứng. Mọi sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ Văn bản thỏa thuận này chỉ có giá trị khi được lập thành văn bản, có chứng nhận của công chứng viên và phải được lập trước khi hai bên được cơ quan chức năng đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của Pháp luật;

3. Chúng tôi đã tự đọc toàn bộ văn bản, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Văn bản và ký vào Văn bản này trước sự có mặt của Công chứng viên.

13

3.3.Về lời chứng công chứng viên:

- Theo quy định, lời chứng của công chứng viên là bộ phận cấu thành của văn bản công chứng.Như vậy, có thể thấy đây là một phần bắt buộc phải có của một văn bản công chứng. Lời chứng của công chứng viên đóng vai trò như một lời xác thực là văn bản được công chứng hoàn toàn hợp pháp; có giá trị pháp lý, được pháp luật bảo vệ. Ngoài ra, đây còn được coi như là căn cứ chịu trách nhiệm của công chứng viên. Bởi lẽ sau khi được công chứng, nếu văn bản được công chứng trái pháp luật, công chứng viên sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

- Theo Điều 46 Luật công chứng 2014 : “lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch phải ghi rõ thời điểm; địa điểm công chứng; họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự; mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; chữ ký hoặc dấu điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người tham gia hợp đồng, giao dịch; trách nhiệm của công chứng viên đối với lời chứng; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng”.Căn cứ vào quy định tại của Luật công

Một phần của tài liệu Công chứng văn bản tải sản riêng thành tài sản chung (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)