THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH Phương pháp:

Một phần của tài liệu Giao an hoc ki 1 (Trang 42 - 45)

Phương pháp:

1. Hoạt động 1: Khởi động

- Tổ chức hoạt động trải nghiệm để học sinh thể hiện những kiến thức kĩ năng kinh nghiệm của bản thân về phân bón trước khi học bài mới.

1.1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- Nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ và đưa ra ý kiến của bản thân:

+ Tại sao phải bón phân cho cây trồng? Nếu không bón phân cho cây trồng thì điều gì sẽ xảy ra?

+ Có phải là tất cả các loại cây trồng đều cần dùng một loại phân bón và liều lượng như nhau không? Tại sao?

+ Trong thực tế, người ta thường sử dụng những loại phân bón nào để bón cho cây trồng?

1.2. Thực hiện nhiệm vụ:

GV có thể tổ chức cho HS hoạt động 4 đến 6 nhóm. HS hoạt động cá nhân để suy nghĩ và tìm câu trả lời trước, sau đó chia sẻ, trình bày trong nhóm. Không nhất thiết mỗi học sinh phải trả lời tất cả các câu hỏi trên.

1.3. Báo cáo thảo luận:

- Đại diện một số nhóm học sinh trình bày ý kiến của nhóm mình. Có thể cho học sinh thảo luận trong lớp.

- Giáo viên nhận xét và kết luận

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

2.1. Nội dung 1: Một số loại phân bón thường dùng trong nông lâm nghiệp

2.1.1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- Tổ chức cho học sinh đọc mục 1 bài 12

- Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng hiểu biết từ nội dung đã đọc suy nghĩ và trả lời các câu trong phiếu học tập số 1

Phiếu học tập số 1

1. Căn cứ để phân loại các loại phân bón?

2. Em hãy cho biết vì sao phân hóa học còn được gọi là phân vô cơ? Hãy kể tên những loại phân hóa học mà em biết?

3. Sự khác nhau cơ bản giữa phân hóa học và phân hữu cơ là gì?

4. Thế nào là phân vi sinh? Có những loại phân vi sinh nào thường được sử dụng trong nông lâm nghiệp?

2.1.2. Thực hiện nhiệm vụ:

Học sinh hoạt động nhóm cặp đôi để hoàn thành phiếu học tập số 1

2.1.3. Báo cáo thảo luận:

- Đại diện một nhóm cặp đôi báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong phiếu số 1, các nhóm khác phản biện , gợi ý bổ sung.

- Giáo viên nhận xét, giải thích và kết luận.

2.2. Nội Dung 2: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng phân hóa học và

phân hữu cơ

2.2.1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- Tổ chức hưỡng dẫn học sinh đọc nội dung mục II, III bài 12 - Giáo viên chuyển giao cho học sinh 2 nhiệm vụ sau:

+ Nhiệm vụ 1: Từ nội dung đã đọc trong SGK em hãy điền nội dung thích hợp

vào bảng sau:

Loại phân bón

Đặc điểm Kĩ thuật sử dụng

Phân hóa học Phân hữu cơ

Việc lập bảng trên giúp HS có thể suy luận được kĩ thuật sử dụng phân bón hợp lí, hiệu quả từng đặc điểm của mỗi loại phân bón

+ Nhiệm vụ 2: Hoàn thành phiếu học tập số 2

Phiếu học tập số 2

Em hãy vận dụng những hiểu biết qua đọc thông tin trên kết hợp với suy luận

để trả lời các câu hỏi sau:

1. Chỉ ra ưu, nhược điểm của phân hữu cơ? Vì sao phân hữu cơ thường được sử dụng để bón lót với lượng lớn? Ở gia đình hoặc địa phương em thường sử dụng loại phân hữu cơ nào để bón cho cây trồng?

2. Phân hóa học có những ưu, nhược điểm gì? Vì sao phân hóa học thường được sử dụng để bón thúc và bón với lượng nhỏ? Nếu bón với lượng lớn thì điều gì sẽ xảy ra? Nêu ví dụ minh họa. Ở gia đình và địa phương em thường sử dụng loại phân hóa học nào để bón cho cây trồng.

3. Trong trồng trọt nên tăng cường sử dụng loại phân bón nào để vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng, vừa làm tăng độ phì nhiêu của đất? Vì sao?

4. Tại sao nên kết hợp phân hữu cơ và phân hóa học trong trồng trọt?

2.2.2. Thực hiện nhiệm vụ:

Hoạt động nhóm:

- Các thành viên trong nhóm bàn bạc trao đổi để cùng nhau điền nội dung thích hợp vào bảng ở nhiệm vụ 1

- Áp dụng kĩ thuật mảnh ghép để tổ chức cho học sinh hoàn thành phiếu học tập số 2

* Cách thực hiện kĩ thuật mảnh ghép: Chia lớp thành các nhóm, 4HS/nhóm, thực hiện theo 2 giai đoạn:

- GĐ 1: Hoạt động nhóm "Chuyên sâu" Mỗi nhóm được giao trả lời 1 câu hỏi trong phiếu học tập. Các nhóm thảo luận để có được câu trả lời cho câu hỏi được giao cần đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong nhóm phải hiểu rõ và trình bày được câu trả lời - kết quả thảo luận nhóm 1 cách đầy đủ rõ ràng trong nhóm "mảnh ghép".

- GĐ 2: Hoạt động của nhóm "mảnh ghép" thành lập nhóm mới gồm 4 thành

viên của nhóm chuyên sâu (1 người từ nhóm trả lời câu hỏi 1, 1 người từ nhóm trả lời câu hỏi 2, 1 người từ nhóm trả lời câu hỏi 3, 1 người từ nhóm trả lời câu hỏi 4). Từng thành viên của nhóm chuyên sâu lần lượt trình bày câu trả lời của nhóm mình. Cần đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong nhóm đều hiểu được các câu trả lời trong phiếu học tập số 2.

2.2.3. Báo cáo và thảo luận:

- Một nhóm mảnh ghép báo cáo kết quả thực hiện phiếu học tập số 2 và nêu thắc mắc hoặc yêu cầu được giải thích. Nhóm khác nghe bổ sung và nhận xét.

- GV nhận xét, giải thích và nêu ví dụ minh họa cho nội dung HS thắc mắc, chưa hiểu hoặc chưa hiểu đúng.

* Kết luận: Phân hữu cơ và phân vô cơ đều có tác dụng cung cấp dinh dưỡng

cho cây trồng nhưng chúng có đặc điểm, ưu, nhược điểm khác nhau. Khi sử dụng phân bón cần căn cứ vào đặc điểm của từng loại phân bón, nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng và tính chất của đất để sử dụng hợp lý giúp cây sinh trưởng pháp triển thuận lợi, đồng thời bảo vệ được môi trường đất.

- Trình chiếu hoặc giới thiệu một số mẫu phân hóa học, hình ảnh minh họa ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hợp lí và không hợp lí với cây trồng.

- GV gợi ý cho HS, đánh giá kết quả.

2.3. Nội dung 3: Phân vi sinh vật

2.3.1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- Hướng dẫn HS đọc nội dung bài 13 (Trang 41 đến 43)

- Yêu cầu HS vận dụng thông tin vừa học kết hợp với kinh nghiệm hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập số 3

Phiếu học tập số 3

Dựa vào những hiểu biết về nội dung của bài 12, 13 và kinh nghiệm thực

tiễn em hãy suy nghĩ để trả lời các câu hỏi sau:

1. Phân vi sinh vật được sản xuất dựa trên nguyên lí nào? Tại sao phân vi sinh vật được khuyến khích sử dụng trong nông, lâm nghiệp? Sự khác nhau cơ bản trong kĩ thuật sử dụng phân vi sinh vật và phân hữu cơ, phân hóa học là gì? 2. Thế nào là phân vi sinh vật cố định đạm? Nêu tác dụng và cách sử dụng phân vi sinh vật cố định đạm? Theo em nên tăng cường sử dụng phân vi sinh vật cố định đạm đối với loại cây nào, đất nào? Vì sao?

3. Thế nào phân vi sinh vật chuyển hóa lân? Nêu tác dụng và cách sử dụng của phân vi sinh vật chuyển hóa lân? Ở gia đình hoặc địa phương em có sử dụng loại phân bón này không? Nếu có gia đình và địa phương em đã sử dụng loại

phân bón này như thế nào?

4. Thế nào là phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ? Nêu tác dụng của phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ? Cách sử dụng phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ có điểm nào khác so với 2 loại phân trên không?

2.3.2. Thực hiện nhiệm vụ:

Hoạt động nhóm:

Áp dụng kĩ thuật " Khăn phủ bàn" để tổ chức cho HS hoàn thành phiếu học tập số 3

* Cách thực hiện kĩ thuật "Khăn phủ bàn": Chia cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A1, chia thành các phần gồm 1 ô trống ở giữa và 4 phần xung quanh giống như khăn trải bàn, các thành viên ngồi tương ứng xung quanh. Nhóm trưởng phân công cho từng thành viên sau đó thảo luận và ghi ý kiến chung. Nếu có nội dung thắc mắc thư kí ghi vào phần chung yêu cầu GV giải đáp.

2.3.3. Báo cáo, thảo luận:

- 1 nhóm trình bày thảo luận nhóm mình, nêu y kiến thắc mắc, yêu cầu nội dung cần giải thích. Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV giải thích và nêu ví dụ minh họa những nội dung HS thắc mắc, chưa hiểu rõ, hiểu chưa đúng.

*Kết luận: Phân vi sinh vật là loại phân bón có tác dụng tốt đối với đất trồng và sự sinh trưởng phát triển của cây không gây hại cho cây trồng và người sử dụng sản phẩm cây trồng.

- Giới thiệu mẫu phân vi sinh vật

- HS nhận xét, đánh giá và đánh giá bạn về kết quả hoạt động.

3. Hoạt động 3: Thực hành

+ GV tổ chức giao nhiệm vụ cho HS thực hành giải quyết tình huống thực tế.

Một phần của tài liệu Giao an hoc ki 1 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w