Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch

Một phần của tài liệu Giao an hoc ki 1 (Trang 49 - 53)

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hãy nêu những điều kiện để sâu bệnh phát triển thành dịch?

IV. Điều kiện để sâu, bệnh phát triểnthành dịch thành dịch

- Có nguồn sâu bệnh, có điều kiện môi trường thích hợp, đầy đủ thức ăn => Xuất hiện ổ dịch.

- Không có biện pháp phòng trừ kịp thời và hiệu quả => ổ dịch phát triển thành dịch và đại dịch

4. Củng cố, dặn dò

- Nhắc lại điều kiện giống, môi trường, sâu bệnh và chế độ chăm sóc - Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.

- Đọc trước bài thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa

Ngày soạn: 27/11/2017 Tiết 16

Bài 16: THỰC HÀNH

NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI SÂU, BỆNH HẠI LÚAI. Mục tiêu: I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài HS phải

1. Kiến thức

Nhận dạng được một số loại sâu hại lúa, bệnh hại lúa

2. Kỹ năng

Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ, giao tiếp

- Năng lực chuyên biệt: phân tích, so sánh, nhận biết

II. Chuẩn bị1. Giáo viên 1. Giáo viên

- Nghiên cứu SGK, SGV, các tài liệu liên quan. - Máy tính, máy chiếu

2. Học sinh

- Đọc trước bài học ở nhà

III. Các hoạt động lên lớp:1. Ổn định lớp: 1. Ổn định lớp:

- Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: 3. Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm gây hại, đặc điểm hình thái của một số loại sâu hại lúa

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Cho HS quan sát hình ảnh về đặc điểm hình thái và đặc điểm gây hại của một số loại sâu

Cho HS quan sát hình ảnh về bệnh bạc lá lúa, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn. - Giới thiệu đặc điểm hình thái và đặc điểm gây hại của từng loại bệnh

1. Sâu đục thân hai chấm

- Đặc điểm gây hại:

Đục thân lúa, cắn đứt đường dinh dưỡng làm cây chết phần ngọn

- Đặc điểm hình thái:

+ Trứng: Hình bầu dục, xếp thành ổ như hạt đậu tương

+ Sâu non màu trắng sữa hay vàng nhạt, đầu có màu nâu vàng.

+ Nhộng màu vàng tới nâu nhạt, màm đầu dài hơn mầm cánh.

+ Ngài có hai chấm đen to ở hai cánh

2. Sâu cuốn lá

- Đặc điểm gây hại:

Cuốn lá thành tổ và ăn lá lúa - Đặc điểm hình thái:

+ Trứng hình bầu dục, màu vàng đục + Sâu non khi ăn lá có màu xanh + Nhộng màu vàng

+ Ngài cánh có vân ngang, làn sóng theo mép cánh

3. Bệnh bạc lá

- Đặc điểm gây hại:

Gây hại trên phiến lá, làm lá lúa cháy, có màu bạc trắng; vết bệnh thường nằm ở ngọn lá và mép lá.

- Đặc điểm hình thái: + Bệnh do vi khuẩn gây ra

+ Ban đầu có màu xanh đậm, tối sau chuyển sang màu xám bạc. Vết bệnh có viền gợn sóng màu nâu đậm ngăn

cách phần bệnh và phần khỏe.

4. Bệnh khô vằn

- Đặc điểm gây hại:

+ Có thể gây hại trên cả mạ và lúa + Bệnh xuất hiện ở những bẹ lá sát mặt nước, phiến lá thấp sau đó ăn sâu vào thân cây, lan tới đòng và hạt

- Đặc điểm hình thái: + Do nấm gây lên

+ Vết bệnh màu xám, hình bầu dục hoặc nâu bạc có viền tím

Hoạt động 2: Thực hành

Quan sát hướng dẫn HS thực hành Thực hành theo nội dung và quy trình, viết báo cáo

Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá.

- Đánh giá quá trình chuẩn bị và thực hành của HS - YCHS: + Nộp bài báo cáo thực hành

+ Hệ thống hóa và ôn tập kiến thức đã học.

Ngày soạn: 3/12/2016 Tiết 17

ÔN TẬPI. Mục tiêu I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài này HS phải:

- Nắm vững một số kiến thức cơ bản nhất về giống cây trồng , đất, phân bón và bảo vệ cây trồng nông, lâm nghiệp.

2. Kỹ năng

Rèn luyện kỹ năng khái quát, tổng hợp.

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ, giao tiếp

- Năng lực chuyên biệt: Xây dựng sơ đồ kiến thức

II. Chuẩn bị1. Giáo viên 1. Giáo viên

- Giáo án, SGK.

- Đề cương chi tiết trả lời câu hỏi ôn tập. - Phương pháp: Thảo luận nhóm.

2. Học sinh

- Ôn lại toàn bộ các bài đã học ở kì 1. - Chú ý trong giờ học.

Một phần của tài liệu Giao an hoc ki 1 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w