III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
a. Nhận xé t:
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ I MỤC TIÊU:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
-Tự làm thí nghiệm để chứng minh không khí có ở xung quanh ta, xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng.
2. Kĩ năng:
-Hiểu được khí quyển là gì.
3. Thái độ :
-Có lòng ham mê khoa học, tự làm một số thí nghiệm đơn giản để khám phá khoa học.II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên : Giáo án, SGK 2. Học sinh : Sách ,vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức :
- Cho hát, nhắc nhở học sinh
1
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1) Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước ?
2) Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước ?
4
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 3.2. Hướng dẫn : 3.2. Hướng dẫn :
* Hoạt động 1: Không khí có ở xung quanh ta.
-GV tiến hành hoạt động cả lớp. -GV cho từ 3 HS cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang, hành lang của lớp. Khi chạy mở miệng túi rồi sau đó dùng dây thun buộc chặt miệng túi lại.
-Yêu cầu HS quan sát các túi đã buộc và trả lời câu hỏi
+ Em có nhận xét gì về những chiếc túi này ?
+ Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng ?
+ Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì ?
* Kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta. Khi bạn chạy với miệng túi mở rộng, không khí sẽ tràn vào túi ni lông và làm nó căng phồng. * Hoạt động 2: Không khí có ở quanh mọi vật. -GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo định hướng. -GV chia lớp thành 6 nhóm. 2 nhóm cùng làm chung một thí nghiệm như SGK.
-Kiểm tra đồ dùng của từng nhóm.
-Gọi 3 HS đọc nội dung 3 thí nghiệm trước lớp.
-Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.
-GV giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng tham gia.
-Yêu cầu các nhóm quan sát, ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu.
1 30
- HS ghi đầu bài vào vở
-Cả lớp. -HS làm theo.
-Quan sát và trả lời.
+ Những túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong.
+ Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại nó phồng lên. + Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có không khí. -HS lắng nghe. -Nhận nhóm và đồ dùng thí nghiệm. -HS tiến hành làm thí nghiệm và trình bày trước lớp. Thí nghiệm: 1
Khi dùng kim châm thủng túi ni lông ta thấy túi ni lông dần xẹp xuống … Để tay lên chỗ thủng ta thấy mát như có gió nhẹ vậy. Không khí có ở trong túi ni lông đã buộc chặt khi chạy.
Thí nghiệm 2
Khi mở nút chai ra ta thấy có bông bóng nước nổi lên mặt nước.
Không khí có ở trong chai rỗng. Thí nghiệm 3
-Gọi đại diện các nhóm lên trình bày lại thí nghiệm và nêu kết quả. Các nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho từng nhóm.
-GV ghi nhanh các kết luận của từng thí nghiệm lên bảng.
-Hỏi: Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì ?
* Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
-Treo hình minh hoạ 5 trang 63 / SGK và giải thích: Không khí có ở khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển. -Gọi HS nhắc lại định nghĩa về khí quyển.
* Hoạt động 3: Cuộc thi: Em làm thí nghiệm.
-GV tổ chức cho HS thi theo tổ. -Yêu cầu các tổ cùng thảo luận để tìm ra trong thực tế còn có những ví dụ nào chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta, không khí có trong những chỗ rỗng của vật. Em hãy mô tả thí nghiệm đó bằng lời.
-GV nhận xét từng thí nghiệm của mỗi nhóm.
Nhúng miếng hòn gạch, ( cục đất) xuống nước ta thấy nổi lên trên mặt nước những bong bóng nước rất nhỏ chui ra từ khe nhỏ trong miệng hòn gạch,( cục đất). - Không khí có ở trong khe hở của hòn gạch,( cục đất).
-Không khí có ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng, hòn gạch, đất khô. -HS lắng nghe. -HS quan sát lắng nghe. -3 HS nhắc lại. -HS thảo luận. -HS trình bày. 4. Củng cố : -Nhận xét tiết học . 3 - HS nghe 5.Dặn dò : -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. -Dặn HS về nhà mỗi HS chuẩn bị 3 quả bóng bay với những hình dạng khác nhau. 1 LỊCH SỬ ( TIẾT 15) NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức :
- HS biết nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê.
-Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc .
3. Thái độ :
-Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên : Giáo án, SGK 2. Học sinh : Sách ,vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức :
- Cho hát, nhắc nhở học sinh
1
2. Kiểm tra bài cũ :
-Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào ? -Nhà Trần làm gì để củng cố xây dựng đất nước? -GV nhận xét ghi điểm . 4 -2HS trả lời -HS khác nhận xét . 3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 3.2. Hướng dẫn : 3.2. Hướng dẫn :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu nguyên nhân của việc đắp đê
-GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận
+Nghề chính của nhân dân ta dưới thời nhà Trần là nghề gì ?
+Sông ngòi ở nước ta như thế nào ? hãy chỉ trên BĐ và nêu tên một số con sông .
+Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì ?
+Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin . -GV nhận xét về lời kể của một số em.
-GV tổ chức cho HS trao đổi và đi đến kết luận : Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển , song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp . * Hoạt động 2: Tìm hiểu diễn biến
1 30
- HS ghi đầu bài vào vở
-HS cả lớp thảo luận . -Nông nghiệp.
-Chằng chịt.Có nhiều sông như: sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông cầu, sông mã, sông Cả…
-Là nguồn cung cấp nước cho việc gieo trồng và cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa màng.
-Vài HS kể .
của việc đắp đê
-GV đặt câu hỏi :Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần. -GV tổ chức cho HS trao đổi - GV nhận xét và đi đến kết luận: * Hoạt động 3:Tìm hiểu về kết quả của việc đắp đê
-GV cho HS đọc SGK
-GV đặt câu hỏi :Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê ? Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta ?
-GV nhận xét ,kết luận *Hoạt động cả lớp :
- Cho HS thảo luận theo câu hỏi :Ở địa phương em có sông gì ? nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt ? -GV nhận xét và tổng kết ý kiến của HS.
-GV : Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố, vậy theo em tại sao vẫn còn có lũ lụt xảy ra hàng năm ? Muốn hạn chế ta phải làm gì?
-HS tìm các sự kiện có trong bài . -HS lên viết các sự kiện lên bảng. -HS khác nhận xét ,bổ sung . -HS đọc.
-HS thảo luận và trả lời :Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển .
HS khác nhận xét .
-HS cả lớp thảo luận và trả lời :trồng rừng, chống phá rừng, xây dựng các trạm bơm nước, củng cố đê điều …
-Do sự phá hoại đê điều, phá hoại rừng đầu nguồn …Muốn hạn chế lũ lụt phải cùng nhau bảo vệ môi trường tự nhiên.
-HS khác nhận xét .
4. Củng cố :
-Cho HS đọc bài học trong SGK. -Nhà Trần đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp ?
-Đê điều có vai trò như thế nào đối với kinh tế nước ta ?
-Nhận xét tiết học .
3
- HS đọc - HS trả lời
5.Dặn dò :
-Về nhà học bài và xem trước bài : “cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên”.
1
---