Theo “Quy chế tiền lương 2017” Chương I, Điều 3 của Công ty:
Người lao động trong công ty thuộc đối tượng tham gia BHYT, BHXH, BHTN thực hiện việc thu nộp theo đúng quy định của Pháp luật về BHXH (được khấu trừ vào tiền lương hàng tháng)
Công ty trích tiền từ chi phí sản xuất để đóng BHYT, BHXH, BHTN cho người lao động theo đúng tỷ lệ quy định của Pháp luật.
2.4.5. Quy trình luân chuyển chứng từ
Nhân viên tiến hành chấm công vào bảng chấm công. Sau đó, hàng tháng, bảng chấm công này sẽ được gửi về phòng kế toán. Các bộ phận kế toán liên quan, như: kế toán tiền, kế toán chi phí sẽ tiến hành tính toán và lập bảng thanh toán lương, các khoản trích theo lương và nhập liệu trên phần mềm các chứng từ liên quan, đồng thời thủ quỹ sẽ chi trả lương cho nhân viên căn cứ trên các chứng từ lương đã được tính toán, kiểm duyệt. Như vậy có thể khái quát quá trình hạch toán chi phí nhân công ở Công ty theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.5: Trình tự theo dõi, tính và ghi sổ chi phí nhân công trực tiếp
Cuối tháng, căn cứ vào Bảng chấm công của từng phân xưởng sản xuất gửi lên và hợp đồng lao động của từng người lao động, kế toán tiền lương sẽ tính ra tiền lương thực tế của từng công nhân sản xuất, các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN.
Mỗi công nhân được mở một tài khoản tại ngân hàng Vietcombank, tiền lương hàng tháng sẽ được thanh toán qua chuyển khoản tại ngân hàng.
Màn hình Excel trích bảng chấm công Tháng 12/2020
2.5. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.5.1. Kế toán chi phí sản xuất
2.5.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a) Đặc điểm CP NVL TT
Chi phí nguyên vât liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn và là bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm. Do đó việc hạch toán đầy đủ, đúng đắn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là căn cứ để tính giá thành một cách hợp lí.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty TNHH EG Tech Việt Nam chiếm tỉ trọng khoảng 60% trong giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu tại công ty bao gồm: - Nguyên vật liệu sơn: bao gồm các loại sơn, dung môi, chất pha loãng,...
- Nguyên vật liệu in: mực in các loại.
Các loại sơn và mực in sau khi được kiểm tra chất lượng nhập kho sẽ được xuất kho cho pha chế để đảm bảo màu sắc và nồng độ phù hợp với từng loại sản phẩm theo yêu cầu. Nguyên liệu sau khi được pha chế sẽ được cung cấp cho từng dây chuyền sơn, in theo tỷ lệ cấp phối tiêu chuẩn. Vỏ điện thoại cần sơn, in sẽ được đẩy vào dây chuyền sơn, in để sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện.
b) Tài khoản sử dụng
- Phiếu đề nghị xuất kho NVL, phiếu xuất kho NVL
- Sổ chi tiết nguyên vật liệu
- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn
c, Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
* Chứng từ sử dụng:
- Phiếu đề nghị xuất kho NVL, phiếu xuất kho NVL
- Thẻ kho
- Sổ chi tiết nguyên vật liệu
- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn
* Các loại sổ sử dụng:
- Sổ chỉ tiết xuất vật tư
- Sổ chi tiết TK 154
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái TK 154
* Quy trình ghi sổ chi tiết Chi phí NVL TT
Quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho và hạch toán chi tiết kho tại công ty được thể hiện như sau :
Sơ đồ 2.2: Quy trình xuất kho và ghi sổ kế toán của Công ty TNHH EG Tech Việt Nam
Ghi chú: Ghi hàng ngày; Ghi cuối tháng; Đối chiếu
Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán
Phiếu xuất kho Thẻ kho Sổ chi tiết NVL Bảng tổng hợp NXT Sổ kế toán tổng hợp
Vật liệu chủ yếu xuất kho cho các phân xưởng của Công ty để dùng vào sản xuất, nguyên vật liệu của Công ty bao gồm nhiều loại và được sử dụng theo mục đích khác nhau bởi vậy để sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả thì phòng vật tư phải căn cứ vào tình hình sản xuất của từng phân xưởng để xây dựng định mức vật tư. Đầu tháng, Giám đốc kĩ thuật xây dựng kế hoạch sản xuất cho toàn Công ty. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và nhu cầu sử dụng vật tư, bộ phận có nhu cầu (các phân xưởng sơn, in) lập phiếu yêu cầu xuất vật tư có sự xác nhận của phụ trách kỹ thuật. Phiếu yêu cầu này được chuyển cho phòng vật tư để phụ trách phòng vật tư ký. Căn cứ vào phiếu yêu cầu, phòng cung ứng vật tư lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất lập thành 3 liên:
- Một liên lưu tại phòng vật tư
- Người nhận vật tư (đại diện cho các phân xưởng) mang 2 liên phiếu xuất kho xuống để làm thủ tục xuất kho.
Thủ kho xuất vật tư rồi ghi số lượng vật tư xuất và ký vào phiếu xuất kho. Người nhận vật tư giữ 1 liên phiếu xuất kho, vật tư được giao đến bộ phận có nhu cầu sử dụng. Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi thẻ kho. Cuối ngày, phiếu xuất kho được thủ kho chuyển cho kế toán NVL, tập hợp lại để ghi sổ kế toán.
Công ty thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và áp dụng phương pháp bình quân cả kì để tính trị giá vốn vật tư xuất kho đưa vào sản xuất. Do kế toán chi phí giá thành tại Công ty được thực hiện trên bảng tính Excel, nên cuối tháng sau khi tập hợp và cập nhật toàn bộ các phiếu xuất kho trong tháng, Excel sẽ tính giá trung bình. Từ đó kế toán sẽ tiến hành hạch toán vào các sổ sách có liên quan như: Sổ chi tiết từng loại vật tư…
Từ sổ chi tiết nguyên vật liệu của tất cả vật tư, kế toán tổng hợp nên bảng nhập - xuất -tồn cho các loại nguyên vật liệu.
Mặc dù chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp trên phạm vi toàn Công ty nhưng kế toán vẫn tiến hành theo dõi chi tiết lượng vật tư xuất dùng cho từng phân xưởng từ đó đối chiếu lượng xuất kho đó với kế hoạch sản xuất của từng phân xưởng phục vụ công tác quản lý. Bên cạnh đó khi NVL được xuất ra cũng được theo dõi chi tiết theo mục đích sử dụng làm cơ sở cho việc phân bổ chi phí, tính giá thành sản phẩm. Từ sổ chi tiết của từng loại vật liệu (chi tiết cho mục đích sử dụng), kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết các TK 6211-11, 6211-21, 6212 và sổ Nhật kí chung.
Chứng từ gốc: PXK, sổ chi tiết NVL,… Sổ cái TK 6211-11, 6211-21…. Sổ Nhật ký chung Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ chi tiết TK 6211- 11, 6211-21…
Bảng tổng hợp chi tiết
d, Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp
Từ sổ Nhật kí chung và bảng tổng hợp chi tiết, kế toán tiến hành ghi sổ cái TK 621, lên bảng cân đối phát sinh và báo cáo tài chính định kì.
Sơ đồ 2.3: Quy trình ghi sổ chi phí NVLTT theo hình thức Nhật kí chung tại TNHH EG Tech Việt Nam
Ghi chú :
: Ghi hàng ngày : Ghi định kỳ
: Đối chiếu, so sánh
2.5.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp a, Đặc điểm CP NCTT
- Công ty áp dụng hình thức: trả lương theo thời gian. - Chi phí nhân công trực tiếp gồm:
+ Tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp của nhóm công nhân sản xuất điện trực tiếp
b, Tài khoản sử dụng
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
TK 6221: Lương và các khoản trích theo lương
TK 62211: Chi phí lương xưởng sơn
TK 62212: Chi phí lương xưởng in
TK 6222: Chi phí tiền ăn ca
TK 62221: Chi phí tiền ăn ca xưởng sơn
TK 62222: Chi phí tiền ăn xưởng in
- TK 33414: Phải trả công nhân trực tiếp sản xuất - TK 3383: Bảo hiểm xã hội
- TK 3384: Bảo hiểm y tế
- TK 3386: Bảo hiểm thất nghiệp
c, Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
* Chứng từ sử dụng
- Bảng chấm công tháng
- Bảng tính lương tháng
- Bảng thanh toán lương tháng
* Quy trình ghi sổ chi tiết
Tại phân xưởng sản xuất, bộ phận quản lý xưởng và tổ trưởng các đội sản xuất sẽ thực hiện theo dõi quá trình làm việc của công nhân và tiến hành chấm công vào bảng chấm công. Sau đó, hàng tháng, bảng chấm công này sẽ được gửi về phòng kế toán. Các bộ phận kế toán liên quan, như: kế toán tiền, kế toán chi phí sẽ tiến hành tính toán và lập bảng thanh toán lương, các khoản trích theo lương và nhập liệu trên phần mềm các chứng từ liên quan, đồng thời thủ quỹ sẽ chi trả lương cho công nhân căn cứ trên các chứng từ lương đã được tính toán, kiểm duyệt. Như vậy có thể khái quát quá trình hạch toán chi phí nhân công ở Công ty theo sơ đồ sau:
Bảng theo dõi (tại các phân xưởng)
Phòng kế toán
lập bảng phân bổ lương Sổ cái TK 622
BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ NKC
Cuối tháng, căn cứ vào Bảng chấm công của từng phân xưởng sản xuất gửi lên và hợp đồng lao động của từng người lao động, kế toán tiền lương sẽ tính ra tiền lương thực tế của từng công nhân sản xuất, các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN.
Mỗi công nhân được mở một tài khoản tại ngân hàng Vietcombank, tiền lương hàng tháng sẽ được thanh toán qua chuyển khoản tại ngân hàng.
Hình 2.5: Màn hình Excel trích bảng chấm công Tháng 12/2015
d, Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp
Từ sổ NKC, kế toán tiền lương sẽ ghi sổ cái, lên bảng cân đối phát sinh và BCTC Biểu 2.5: Sổ cái TK 622 tháng 12 năm 2020 tại Công ty TNHH EG Tech Việt Nam
2.5.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung a, Đặc điểm chi phí SXC
Chi phí sản xuất chung của công ty là những chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng. Các khoản mục chi phí này bao gồm những yếu tố chi phí sau:
- Chi phí nhân viên phân xưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN - Chi phí dụng cụ sản xuất
- Chi phí khấu hao TSCĐ - Thuế, phí, lệ phí
- Chi phí sửa chữa TSCĐ, sửa chữa lớn, thuê ngoài - Chi phí sửa chữa thường xuyên, tự làm, vật liệu - Chi phí dịch vụ mua ngoài – Điện
- Chi phí SXC khác
b, Tài khoản sử dụng
Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627: Chi phí sản xuất chung để hạch toán. TK 627 được chi tiết thành các TK cấp 2, cấp 3 như sau:
TK 62711: Chi phí nhân viên phân xưởng sơn
TK 62712: Chi phí nhân viên phân xưởng in
- TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 62721: Chi phí vật liệu sơn
TK 62722: Chi phí vật liệu in
TK 62723: Chi phí vật liệu chung
Tk 62724: Chi phí vật liệu CNC
- TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
- TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
c, Quy trình ghi sổ kế toán
Giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh tại các phân xưởng cũng được tập hợp toàn bộ trên phạm vi toàn Công ty để tính giá thành cho toàn doanh nghiệp sau đó phân bổ gian tiếp cho từng sản phẩm qua hệ số giá.
Chi phí sản xuất chung có nhiều yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố phát sinh có chứng từ phản ánh cụ thể và việc tập hợp cũng được thực hiện theo những trình tự nhất định.
Kế toán tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng
Lương của nhân viên phân xưởng được trả theo hợp đồng đã kí kết. Ngoài ra nhân viên phân xưởng còn được hưởng các khoản phụ cấp như phụ cấp trách nhiệm. Chi phí nhân viên phân xưởng được phản ánh trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Cuối tháng kế toán căn cứ vào Bảng chấm công và hợp đồng lao động đã kí kết tính lương cho nhân viên phân xưởng, lập bảng thanh toán lương các phân xưởng, Bảng tính lương và bảo hiểm.
Trình tự tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng tương tự như bộ phận sản xuất trực tiếp. Kế toán tập hợp chi phí công cụ dụng cụ sản xuất
Để kế toán chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, kế toán sử dụng TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất. Cũng giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, khi có nhu cầu sử dụng dụng cụ phục vụ sản xuất chung tại phân xưởng, phân xưởng sẽ lập giấy đề nghị xuất vật tư và gửi lên phòng vật tư rồi chuyển sang phòng kế toán tài chính. Tại đây kế toán lập phiếu xuất kho để làm căn cứ xuất kho vật tư tại kho, ghi thẻ kho và các sổ khác có liên quan: Nhật kí chung, Sổ chi tiết TK 627, Sổ cái TK 627.
Các công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ như: găng tay, lò xo, pin, dây hơi, mũ, kính bảo hộ,…khi xuất dùng tính toàn bộ giá trị vào chi phí trong kì.
Những công cụ dụng cụ có giá trị lớn như: mũi khoan, cốc phun sơn, quạt hút gió, bàn kiểm tra hàng, máy kiểm tra độ cứng của sản phẩm, máy kiểm tra độ đàn hồi của sản phẩm,… được đưa vào chi phí trả trước ngắn hạn hoặc dài hạn theo ước tính kế toán và phù hợp với các quy định, chuẩn mực kế toán. Tại Công ty Dawon Electronic Vina, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất chủ yếu là chi trả trước ngắn hạn được phân bổ vào chi phí sản xuất chung.
Kế toán phân loại và tổng hợp các phiếu xuất kho, Bảng phân bổ CCDC. Công ty cũng áp dụng phương pháp tính giá bình quân gia quyền cuối kì để tính giá CCDC xuất kho.
Kế toán tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó vào giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được sáng tạo ra.
Chi phí khấu hao TSCĐ phản ánh số trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty. Chi phí này được thu hồi đúng mức và hợp lí có vai trò quan trọng trong tái đầu tư TSCĐ, máy móc, nhà xưởng góp phần nâng cao năng lực sản xuất mà vẫn đảm bảo tối thiểu hóa chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Công ty thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo Thông tư 45/2013/TT-BTC ban hành ngày 25/4/2013. Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính. Thời gian khấu hao cụ thể như sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc 5 - 50
Máy móc, thiết bị 3 - 20
Phương tiện, vận tải truyền dẫn 6 - 30
Thiết bị, dụng cụ, quản lí 3 - 10
Tài sản khác 4 – 25
Mức trích khấu hao hàng tháng được trích như sau: Mức khấu hao
bình quân tháng của TSCĐ
=
Mức khấu hao
trung bình hàng năm củaTSCĐ 12
Trong đó: Mức khấu hao
trung bình hàng năm của TSCĐ
= Nguyên giá của TSCĐ
Số năm sử dụng
Kế toán sử dụng TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ để hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ.
Căn cứ vào hóa đơn, biên bản bàn giao TSCĐ, phòng kế toán lập thẻ TSCĐ và sổ