Cách thức soạn thảo Quyết định

Một phần của tài liệu Bài giảng xây dựng văn bản pháp luật 2021 (Trang 28 - 31)

III. Soạn thảo thông tư

3.Cách thức soạn thảo Quyết định

– Nội dung của Quyết định áp dụng PL có 3 phần: + cơ sở ban hành

+ nội dung chính: mệnh lệnh áp dụng + hiệu lực pháp lý của Quyết định

QUYẾT ĐỊNH Về việc … Về việc …

[CHỦ THỂ BAN HÀNH]

VD: HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI UBND TỈNH BẮC NINH

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ [VBPL quy định thẩm quyền của chủ thể ban hành];

“thẩm quyền” phải hiểu theo nghĩa rộng, tức là ở VBPL nào trao cho chủ thể này quyền ra quyết định việc này thì sẽ được viện dẫn. Chú ý: có thể có nhiều VBPL trong phần này VD: Thủ tướng ra QĐ bổ nhiệm Bổ trưởng ==> viện dẫn Luật Tổ chức Chính phủ

Chủ tịch UBND tỉnh ra QĐ bổ nhiệm công chức lãnh đạo 1 sở ==> viện dẫn Luật Tổ chức Chính quyền địa phương

Chủ tịch UBND tỉnh ra QĐ giao đất cho doanh nghiệp ==> viện dẫn Luật Đất đai

Chủ tịch UBND tỉnh ra QĐ xử phạt vi phạm hành chính 1 doanh nghiệp ==> viện dẫn Luật xử phạt vi phạm hành chính

==> như vậy, nếu ra QĐ về tổ chức, điều hành nội bộ thì viện dẫn VBPL về tổ chức; nếu ra QĐ về 1 lĩnh vực chuyên môn thì viện dẫn VBPL về chuyên môn đó

Với cơ quan không có luật tổ chức, thì sẽ viện dẫn VBPL của cấp trên chủ quản cơ quan đó, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của cơ quan đó. VD với Bộ thì sẽ do Chính phủ ban hành bằng 1 nghị định; với Sở sẽ do UBND ban hành bằng 1 QĐ; với

doanh nghiệp NN thì sẽ viện dẫn QĐ thành lập doanh nghiệp, và Điều lệ tổ chức hoạt động doanh nghiệp

Nếu Giám đốc Công an thành phố Hà Nội bổ nhiệm trưởng phòng Cảnh sát giao thông, sẽ viện dẫn QĐ của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ của Công an tỉnh, thành phố

Căn cứ [các VBPL quy định trực tiếp về nội dung, công việc đang áp dụng];

Sắp xếp các VBPL trong phần này:

+ hiệu lực cao hơn xếp trước (luật, nghị định, thông tư)

+ nếu cùng hiệu lực thì xếp theo thời gian ban hành trước, sau + nếu cùng hiệu lực, cùng thời gian thì lấy số văn bản trước, sau

+ nếu cùng hiệu lực, cùng thời gian, cùng số văn bản (vd thông tư của 2 bộ có thể có cùng số, cùng ngày), thì xếp theo văn bản trực tiếp quy định nội dung công việc đang áp dụng trước, gián tiếp sau

Chú ý: trường hợp viện dẫn quy chế hoạt động có 1 quyết định ban hành quy chế đó, thì sẽ ghi là

Căn cứ Quyết định số … ban hành kèm theo Quy chế …

(không được ghi Căn cứ Quy chế … ban hành kèm theo QĐ số …, vì QĐ mới là VBPL, còn Quy chế chỉ là văn bản hành chính)

Xét … / Theo …

Xét: do cấp dưới đề nghị, báo cáo. Có các trường hợp: + đề nghị của Trưởng đơn vị soạn thảo Quyết định.

VD với QĐ của Chủ tịch UBND thành phố về bổ nhiệm Giám đốc 1 Sở, nơi giúp việc tham mưu của UBND tỉnh về việc bổ nhiệm này là Sở Nội vụ ==> ghi Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ

VD với QĐ của UBND thành phố về ban hành Quy chế nơi làm việc, thì nơi tham mưu sẽ là Văn phòng ==> ghi Xét đề nghị của Chánh văn phòng

VD với QĐ của UBND về đầu tư ==> ghi Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư

+ công văn / tờ trình của đơn vị soạn thảo Quyết định.

VD: ghi Xét công văn của Sở nội vụ về việc bổ nhiệm Giám đốc Sở nội vụ (Phó Giám đốc Sở ký)

VD: ghi Xét tờ trình của phòng Kế hoạch Đầu tư

+ biên bản: vi phạm, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, nghiệm thu đề tài, … VD: ghi Xét biên bản vi phạm hành chính

ghi Xét biên bản của Hội đồng thi đua khen thưởng

Theo: do cấp trên chỉ thị, chỉ đạo

+ văn bản chỉ đạo của đảng: nếu có chỉ thị trực tiếp vào việc cụ thể để ra quyết định VD: ghi Theo chỉ thị số 15 của Tỉnh ủy về việc thành lập Ban phòng chống tham nhũng

+ công văn chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên trực tiếp VD: ghi Theo công văn chỉ đạo của UBND tỉnh về …

Chú ý: nếu phần cơ sở ban hành có cả Căn cứ, Theo, Xét thì sắp xếp theo đúng thứ tự này.

QUYẾT ĐỊNH :

(có tối đa 5 điều, tối thiểu 2 điều)

Điều 1. Giải quyết công việc phát sinh (bắt buộc phải có)

Mệnh lệnh áp dụng + đối tượng áp dụng + lý do / thời gian thực hiện

VD: Bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đối với ông Nguyễn Văn A sinh ngày 1/1/1900

trong thời hạn 5 năm kể từ ngày 1/1/2000

VD: Nâng bậc lương trước thời hạn cho ông Nguyễn Văn A sinh ngày 1/1/1900 từ bậc 4/8

đên bậc 5/8 kể từ ngày 1/1/2000

VD: Tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở cho các ông bà trong danh sách kèm theo

vì đã có thành tích xuất sắc trong năm 2015

VD: Xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Văn A sinh ngày 1/1/1900, đang cư

trú tại … vì đã có hành vi vi phạm Khoản … Điều … của Nghị định …

Điều 2. Nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức (nếu có)

[Ai] có nghĩa vụ / trách nhiệm / phải làm gì … trong thời hạn …

Chỉ trình bày Điều 2 khi công việc mà Quyết định giải quyết làm thay đổi nghĩa vụ của đối tượng so với trước khi chưa có QĐ

Chú ý: + với QĐ phạt vi phạm (phát sinh nghĩa vụ nộp phạt), QĐ điều động, bổ nhiệm chức vụ, thuyên chuyển (phát sinh nghĩa vụ bàn giao bàn giao công việc hiện tại có người khác) sẽ có Điều về nghĩa vụ này

+ với QĐ về nâng lương, hủy văn bản, chấm dứt hiệu lực của văn bản sẽ không có Điều về nghĩa vụ này (vì không hề phát sinh nghĩa vụ nào)

VD: Ông Nguyễn Văn A có nghĩa vụ phải nộp phạt tại kho bạc Nhà nước trong thời hạn 10

ngày kể từ ngày nhận được Quyết định này.

công việc mới trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định này.

Điều 3. Quyền lợi của đối tượng thi hành (nếu có)

[Ai] có quyền được hưởng … theo quy định của …

VD: Ông Nguyễn Văn A có quyền được hưởng phụ cấp chức vụ theo hệ số 0,6 theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 4. Trách nhiệm thi hành quyết định (bắt buộc phải có)

[Ai] chịu trách nhiệm thi hành quyết định này

[trưởng đơn vị cấp dưới của người ra quyết định] + [ông / bà] chịu trách nhiệm thi hành quyết định này

Chú ý: chỉ nêu những người trực tiếp liên quan, không cần nêu người gián tiếp

VD: Trưởng phòng Tổ chức Nhân sự, Trưởng phòng Tài chính Kế toán, và ông Nguyễn

Văn A chịu trách nhiệm thi hành quyết định này

Điều 5. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của Quyết định

(có thể có chữ “Điều 5” hoặc không)

Chú ý: Nếu Quyết định có áp dụng hiệu lực hồi tố trở về trước thì không trình bày câu này, mà đưa lên nội dung trong Điều 1. Trường hợp điển hình là trường hợp Quyết định nâng lương, thường có hiệu lực trước đó (vì Hội đồng lương chỉ họp 1 lần trong năm).

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký / sau … ngày kể từ ngày ký./.

==> chú ý: phải tính toán sao cho Quyết định phải đến tay người nhận thì mới được có hiệu lực (tối đa sau 15 ngày)

V. Soạn thảo Chỉ thị 1. Chủ thể ban hành – Thủ tướng – Chánh án TANDTC – Viện trưởng VKSNDTC

– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ – UBND các cấp

– Chủ tịch UBND các cấp

Chú ý: Theo luật Ban hành VBPL 2015 thì Chỉ thị luôn là VBADPL

Một phần của tài liệu Bài giảng xây dựng văn bản pháp luật 2021 (Trang 28 - 31)