Nội dung của Chỉ thị

Một phần của tài liệu Bài giảng xây dựng văn bản pháp luật 2021 (Trang 31 - 32)

III. Soạn thảo thông tư

2.Nội dung của Chỉ thị

– Chỉ thị được ban hành để giải quyết 03 nhóm việc:

+ phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện VBPL của cấp trên

Thông thường nhất là sau khi Quốc hội thông qua 1 luật hay pháp lệnh, cơ quan soạn thảo sẽ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ra 1 Chỉ thị để triển khai, thi hành, áp dụng luật đó; khi về đến cấp tỉnh thì UBND tỉnh sẽ ra Chỉ thị để chỉ đạo UBND cấp huyện; và UBND cấp huyện sẽ lại ra Chỉ chị để chỉ đạo UBND cấp xã

VD: Chỉ thị số 51 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật Giao thông đường bộ

+ chỉ đạo, đôn đốc và giao nhiệm vụ của cấp trên

Chú ý: Công văn cũng để chỉ đạo, đôn đốc và giao nhiệm vụ của cấp trên cho cấp dưới, sự

khác nhau là: về mặt pháp lý thì Công văn chỉ là 1 dạng “bức thư”, là văn bản hành chính thông thường, không có tính mệnh lệnh bắt buộc như Chỉ thị; công văn có thể được ban hành bởi bất kỳ chủ thể nào, Chỉ thị là thẩm quyền của 1 số chủ thể được quy định trong luật.

Tuy nhiên với những chủ thể không có thẩm quyền ban hành Chỉ thị, thì sẽ ban hành Công văn và Công văn này sẽ có giá trị như Chỉ thị của chủ thể đó.

Với những chủ thể có thẩm quyền ban hành Chỉ thị thì thông thường với những việc nhỏ, mang tính nội bộ thì sẽ ban hành Công văn; với những việc “lớn”, có tính chất quan trọng, tác động đến nhiều cơ quan để thực hiện thì sẽ dùng hình thức là Chỉ thị.

VD: Chủ tịch UBND tỉnh … ra Chỉ thị về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ / vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh

+ đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả pháp lý

Câu hỏi: phân biệt “đề ra các biện pháp …” với “quyết định các biện pháp …

Trả lời: sự khác nhau do thẩm quyền ban hành

+ “quyết định các biện pháp …” để chỉ các công việc quan trọng của quốc gia và địa

phương, chỉ nêu về mặt chủ trương ==> phải do cơ quan quyền lực ban hành (Quốc hội, HĐND)

+ “đề ra các biện pháp …” là trên cơ sở biện pháp đã được quyết định rồi, cơ quan hành

pháp, tư pháp sẽ thi hành nó để đưa vào đời sống, nêu ra các biện pháp chi tiết, cụ thể ==> là chức năng của Chỉ thị, do đó không dùng cụm từ “quyết định các biện pháp” trong Chỉ thị.

Một phần của tài liệu Bài giảng xây dựng văn bản pháp luật 2021 (Trang 31 - 32)