III. Soạn thảo thông tư
a. Cơ sở ban hành
Có 3 cách viết cơ sở ban hành – Cách 1:
+ viện dẫn 1 VBPL làm cơ sở pháp lý: dẫn VBPL trực tiếp điều chỉnh về nội dung công việc cần chỉ thị
VD: UBND tỉnh ban hành chỉ đạo công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ==> viện dẫn Luật an toàn thực phẩm (không viện dẫn luật Tổ chức Chính quyền địa phương mặc dù do UBND tỉnh ban hành)
VD: UBND tỉnh chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn giao thông đường bộ ==> viện dẫn Luật Giao thông đường bộ
Lưu ý: nên viện dẫn bằng những từ sau:
Sau khi có [tên VBPL] …
Kể từ khi có [tên VBPL] …
Sau khi [ai] ban hành [tên VBPL], …
Sau nhiều năm thực hiện [tên VBPL] …
VD: Sau khi có Luật An toàn vệ sinh thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 đến
nay, …
Kể từ khi có Luật An toàn vệ sinh thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 đến nay, …
Sau khi Quốc hội ban hành Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, …
Sau nhiều năm thực hiện Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, …
+ nêu thực trạng của công việc: thành tựu (có thể có hoặc không), hạn chế, bất cập (bắt buộc phải có)
PL, ý thức kém) và nguyên nhân từ phía cơ quan NN + mệnh lệnh của chủ thể ban hành: [ai] yêu cầu [ai] làm gì
– Cách 2: (đảo vị trí so với Cách 1)
+ nêu thực trạng của công việc: thành tựu (có thể có hoặc không), hạn chế (bắt buộc phải có)
Lưu ý: nên mở đầu bằng
Trong thời gian qua, …
Thời gian gần đây, …
Vừa qua, …
Hiện nay, …
VD: Thời gian gần đây, tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm diễn ra phổ biến và ngày
càng có tính chất nghiêm trọng.
VD: Trong thời gian qua, vấn đề an toàn giao thông đường bộ đã được các cấp các ngành
quan tâm và bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể, …
+ nguyên nhân dẫn đến hạn chế: nguyên nhân từ phía người dân (thường là thiếu hiểu biết PL, ý thức kém) và nguyên nhân từ phía cơ quan NN
+ viện dẫn VBPL làm cơ sở pháp lý: nên dùng các trạng ngữ:
Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả hơn nữa [tên VBPL], [ai] yêu cầu [ai] làm gì
Để tổ chức thực hiện tốt hơn nữa [tên VBPL], [ai] yêu cầu [ai] làm gì
+ mệnh lệnh của chủ thể ban hành: [ai] yêu cầu [ai] làm gì
– Cách 3:
+ thực trạng công việc
+ nguyên nhân dẫn đến hạn chế + mệnh lệnh của chủ thể ban hành
VD: Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo về thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh:
Sau nhiều năm triển khai thực hiện Nghị định số 135/1998/NĐ-CP của Chính phủ, công tác xóa đói giảm nghèo đã được các cấp các ngành quan tâm và ngày càng đạt được thành tựu đáng kể. Tỷ lệ các hộ đói nghèo ngày càng có chiều hướng thuyên giảm, đời
sống vật chất, tinh thần của người nghèo phần nào đã được cải thiện. [nêu thêm thành tựu].
Mặc dù có được thành tựu trên đây, nhưng công tác xóa đói giảm nghèo vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế bất cập, điển hình là tỷ lệ tái nghèo có chiều hướng gia tăng, đời sống vật chất tinh thần của người dân ở vùng sâu vùng xa còn gặp vô vàn khó khăn vất vả, còn nảy sinh những tiêu cực trong quá trình triển khai công tác xóa đói giảm nghèo. [nêu thêm hạn chế]
Sở dĩ tồn tại tình trạng trên là do / Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên đây là do người nghèo còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào trợ cấp của NN mà không tự vươn lên thoát nghèo, việc làm cho người nghèo không phù hợp, nguồn vốn không ổn định, sự phối hợp của các cấp, ngành chưa đồng bộ, … Xuất phát từ thực tế trên đây, Chủ tịch UBND tỉnh A yêu cầu các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc những biện pháp sau:
b. Nội dung của Chỉ thị
Chú ý: không dùng Chương, Điều, Khoản để chia nội dung của Chỉ thị, mà chia theo từng phần 1, 2, 3, …
– Thông thường nội dung chính của Chỉ thị xoay quanh 6 giải pháp sau:
(1) Giải pháp về kinh phí
Nêu ra các nguyên nhân gây ra thiếu kinh phí; đồng thời nêu ra giải pháp đối với từng nguyên nhân
(2) Giải pháp về trang bị phương tiện vật chất
Nêu giải pháp về trang bị phương tiện vật chất phục vụ chuyên môn.
VD: Yêu cầu phải có giải pháp kiểm dịch thực phẩm trên thị trường, thì cần có phương tiện kiểm dịch chuyên dụng như thiết bị lấy mẫu, thiết bị xét nghiệm nhanh, …
VD: Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, thì cần có xe chữa cháy chuyên dụng hiện đại, mặt nạ phòng độc, …
(3) Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của cơ quan chức năng
Chú ý xác định đúng cơ quan chức năng chính quản lý công việc của Chỉ thị
VD: chỉ thị về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm thì cơ quan quản lý chính là bộ Y tế (trong khi có 4 bộ cùng quản lý là bộ Y tế, Nông nghiệp, Công thương, Công an)
VD: chỉ thị về tăng cường an toàn giao thông đường bộ, thì cơ quan quản lý chính là bộ Công an và bộ Giao thông cùng quản lý (nếu vi phạm giao thông trên đường sẽ do bộ Công an (cảnh sát giao thông) xử lý; nếu vi phạm cơ sở hạ tầng như lấn chiếm lòng đường vỉa hè
sẽ do bộ Giao thông (thanh tra giao thông) xử lý)
Thông thường cần nâng cao hiệu quả hoạt động vì: Số lượng công chức mỏng, chuyên môn
yếu, chế độ chính sách còn nhiều bất cập, trách nhiệm không cao, … ==> đề ra các giải
pháp:
(a) Tăng cường số lượng công chức đáp ứng yêu cầu công việc được giao
(b) Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công chức (bằng cách cử đi đào tạo bồi
dưỡng và tập huấn chuyên môn)
(c) Nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật trong công việc
(d) Yêu cầu các cơ quan trực thuộc thường xuyên báo cáo về kết quả thực hiện công việc (e) …
(4) Giải pháp về phối hợp đồng bộ kịp thời giữa các cơ quan hữu quan
Đặt câu hỏi: mình cần ai phối hợp cùng để giải quyết công việc VD: để chữa cháy, cảnh sát phòng cháy chữa cháy sẽ cần:
1. Hệ thống nước riêng để cứu hỏa ==> bộ tài nguyên môi trường 2. Hệ thống điện
3. Cứu hộ ==> bộ y tế
4. Dọn dẹp hiện trường, đảm bảo vệ sinh môi trường ==> bộ tài nguyên môi trường VD: chỉ thị về phòng chống buôn lậu, bộ công thương sẽ cần các chủ thể sau phối hợp :
1. Hải quan, biên phòng: ở cửa khẩu
2. Quản lý thị trường: khi hàng lậu đã vào trong nội địa 3. Công an: xử lý vi phạm
(5) Giải pháp về nâng cao ý thức và sự hiểu hiểu biết cho người dân
Đặt câu hỏi: làm thế nào để nâng cao ý thức và hiểu biết của người dân ? Các biện pháp thông thường:
1. Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền PL 2. Xử lý nghiêm minh với những hành vi vi phạm
(6) Giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
Chú ý: 6 giải pháp trên là gợi ý cần phải có, ngoài ra còn có thể có nhiều giải pháp khác
tùy vào từng trường hợp cụ thể. – Cách sắp xếp 6 giải pháp trên:
giải pháp trước mắt xếp trước, giải pháp lâu dài xếp sau, tùy theo lĩnh vực và thời điểm giải quyết công việc
+ giải pháp (6) luôn ở vị trí cuối cùng
– Các giải pháp trên được diễn đạt theo công thức:
Ai [thủ trưởng cơ quan cấp dưới của chủ thể ban hành chỉ thị] +
Có nghĩa vụ …
Có trách nhiệm …
Phải …
Cần …
+ [làm gì ]
VD: Sở Tài chính có trách nhiệm bảo đảm nguồn tài chính cho công tác xóa đói giảm
nghèo.
c. Kết thúc
– Gồm các ý:
+ khẳng định lại nội dung của Chỉ thị + yêu cầu cấp dưới thực hiện tốt Chỉ thị + cách thức giải quyết vướng mắc + thời điểm có hiệu lực pháp lý – Nên theo mẫu thông dụng:
Trên đây là nội dung của Chị thị chỉ đạo công tác … Yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc những giải pháp trên.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị gửi báo cáo về … để kịp thời giải quyết.
Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày …
——————-
Ngày 27/03/2021
Giảng viên: cô Ngô Linh Ngọc
1. Soạn thảo VBPL để chủ thể có thẩm quyền bổ nhiệm ông Nguyễn Văn A, sinh ngày …, hiện là Phó phòng Quản lý thương mại, giữ chức vụ Trưởng phòng Quản lý công nghiệp thuộc Sở Công thương tỉnh H
2. Soạn thảo VBPL để chủ thể có thẩm quyền chỉ đạo công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội