1. Phân tích kết quả thí nghiệm:
C1: . . . tăng dần, đoạn nằm nghiêng
C2: Băng phiến bắt đầu nóng chảy ở 800C tồn tại ở thể rắn và lỏng.
C3: Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
C4: Khi băng phiến đã nóng chảy hết thì nhiệt độ của băng phiến tiếp tục tăng. (đoạn nằm nghiêng). - Đại diện nhóm trả lời chỉ rõ đoạn nào trên đường biểu diễn.
GV: Chốt lại phần trả lời câu hỏi kết hợp chỉ trên đường biểu diễn.
GV: Từ các câu trả lời trên, chúng ta có thể rút ra kết luận gì về sự nóng chảy của băng phiến?
HS: Hoàn chỉnh kết luận.
2. Rút ra kết luận
C5: a) Băng phiến nóng chảy ở 800C nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến.
b) Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
4. Củng cố: (7 phút)
- HS đọc phần ghi nhớ.
- Liên hệ 1 số hiện tượng nóng chảy trong thực tế. - Trả lời bài tập 24 – 25.1 (29 – SBT). Kết quả: C 24 – 25.2 (29 – SBT). Kết quả: D
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2 phút) - Học thuộc phần ghi nhớ. - Học thuộc phần ghi nhớ.
- Đọc trước bài “Sự nóng chảy và đông đặc (tiếp)”. - Mỗi HS kẻ sẵn bảng ô vuông vào vở.
- Giờ sau học tiếp.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
... ... ...
Ngày soạn: 27/3/2018 Ngày giảng: 03/4/2018 Tiết theo PPCT: 30
BÀI 25: SỰ NÓNG CHẢY VÀ ĐÔNG ĐẶC (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được đông đặc là quá trình ngược của nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này.
- Vận dụng được kiến thức vào giải thích một số hiện tượng đơn giản.
2. Kỹ năng: Vẽ đường biểu diễn sự đông đặc của băng phiến.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ
II. CHUẨN BỊ :
Mỗi HS kẻ sẵn bảng ô vuông vào vở để vẽ đường biểu diễn.
Chuẩn bị cho cả lớp: Giá TN, kiềng, lưới sắt, 2 kẹp vạn năng, cốc thuỷ tinh, đèn cồn, nhiệt kế GHĐ 1000C, ống nghiệm, băng phiến, nước, bảng phụ kẻ ô vuông.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Nêu các kết luận về sự nóng chảy của băng phiến.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (10 phút)
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: Gọi 1 HS đọc thông tin trong sgk
HS: Đọc thông tin trong sgk và dự đoán kế quả TN.
GV: Muốn biết dự đoán của chúng ta có đúng không, thì ta phải tiến hành TN như thế nào ?
HS: Đọc – nêu cách tiến hành TN.
GV: Lắp TN theo hình 24.1.
- Lấy ống nghiệm đựng băng phiến ra khỏi nước nóng và để cho băng phiến nguội dần.
HS: Dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
- Khi nhiệt độ của băng phiến giảm đến 860C bắt đầu ghi nhiệt độ và thể của băng phiến.