Gỉai pháp kích cầu du lịch
Khai chương trình kích cầu du lịch trong nước; đẩy mạnh tuyên truyền để DN du lịch và du khách bảo đảm các tiêu chí an toàn trong phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe cho người dân và du khách khi tham gia các chương trình du lịch.
Giải pháp hổ trợ
Điều chỉnh giá điện áp dụng cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất trong năm 2020 và những năm tiếp theo theo tinh thần Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 16-01-2017 của Bộ Chính trị về phát triển Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Xem xét cho giảm thuế suất VAT từ 10% xuống 5% trong năm 2020, 2021. Hiện nay, Chính phủ đã có Nghị quyết giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp (Nghị quyết số 116/2020/QH14, ngày 19-6-2020)
Giải pháp hỗ trợ người lao động gồm:
Xem xét cho phép kéo dài thời gian tạm dừng đóng bảo hiểm hưu trí và tử tuất, lùi thời điểm đóng phí công đoàn đối với các doanh nghiệp và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 mà không tính lãi phạt chậm nộp nhưng vẫn được đóng bảo hiểm y tế để người lao động vẫn được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.
Xem xét tạo thuận lợi hơn về các điều kiện, thủ tục để được nhận hỗ trợ, giúp doanh nghiệp du lịch dễ dàng tiếp cận hơn với gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ của Chính phủ.
Xem xét kéo dài thời gian hỗ trợ cho đối tượng được đề cập tại Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09-4-2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Giải pháp về tài khóa, tiền tệ gồm:
Xem xét có chính sách lùi thời gian trả lãi suất vay ngân hàng, áp dụng đến tháng 12-2021 vì hiện các doanh nghiệp du lịch không phát sinh doanh thu nên không có khả năng trả lãi. Các ngân hàng hiện nay mới áp dụng việc giảm lãi suất cho vay 01-02% hoặc giãn, lùi thời hạn trả nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và thuộc diện được tái cơ cấu, chưa có chính sách lùi thời gian trả lãi suất cho vay.
Tiếp tục cơ cấu lại các khoản nợ, giãn thời gian trả nợ vay, khoanh nhóm nợ, khoanh trả lãi tiền vay, không tính vay quá hạn.
Giải pháp bản đồ số.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế xây dựng ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn trên bản đồ số về các vùng có dịch và vùng an toàn. Điều này sẽ giúp các hãng hàng không và doanh nghiệp du lịch thuận tiện trong việc xây dựng kế hoạch bán vé máy bay và phục vụ khách, khách du lịch sẽ thuận tiện chọn điểm đến an toàn cho mình”.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển các loại hình kinh doanh lưu trú tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ở Chương 3 này tác giả đã đề xuất một số giải pháp các giải pháp ứng phó tạm thời và các chiến lược lâu dài nhằm giải quyết các hậu quả từ COVID-19. Từ đó, các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú có thể trở lại hoạt động bình thường, đề ra các chiến lược phát triển trong tương lai góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường nhằm phục vụ du khách đến với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng tốt hơn.
Việc chú trọng trong các công tác kêu gọi đầu tư, thu hút nguồn vốn vào xây dựng các cơ sở lưu trú, các trung tâm hội nghị và mua sắm sẽ là một trong những chiến lược ưu tiên hàng đầu để hoạt động kinh doanh lưu trú được hoạt động trở lại tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giúp tỉnh đạt năng suất cao hơn và phục hồi nhanh chóng.
KẾT LUẬN
Đầu tiên, Thực tế cho thấy, trước khi xuất hiện đại dịch COVID-19, du lịch là một trong những ngành phát triển năng động nhất dựa trên cơ sở phát huy các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và mức giá dịch vụ cạnh tranh. Ngành du lịch đã đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng GDP và giải quyết việc làm. Và đại dịch COVID-19 chính là thử thách vô cùng lớn của ngành kinh doanh du lịch và kinh doanh lưu trú. Để ứng phó với dịch bệnh việc cần làm trước tiên là có biện pháp để trấn an tâm lý du khách thông qua tăng cường các biện pháp y tế. Đồng thời, cần có đánh giá tác động đến người lao động dễ bị tổn thương trong lĩnh vực du lịch, như phụ nữ, cộng đồng dân tộc thiểu số vì xu hướng du lịch sinh thái gần đây đã mang lại nhiều lợi ích cho họ.
Thứ hai, cần đẩy mạnh kích cầu dịch vụ du lịch nội địa, sau đó là du lịch quốc tế. Đồng thời, đảm bảo đủ cơ sở lưu trú hợp vệ sinh với chi phí phù hợp, doanh nghiệp lữ hành và các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu được dự báo sẽ tăng. Để phục hồi thị trường du lịch nội địa, trước hết cần tập trung vào hành khách trong các chuyến đi công tác, bởi đây sẽ là mạng phục hồi trước .
Thứ ba, để phục hồi mạnh mẽ hơn du lịch trong nước và quốc tế, cần hiểu rõ hơn sự phát triển của lĩnh vực này bằng cách thu thập dữ liệu có tần suất cao thông qua các khảo sát nhanh. Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã thay đổi nhu cầu của khách du lịch và dẫn đến nhiều thay đổi về hành vi. Đánh giá này cần xem xét sự khác biệt giữa các khu vực và đặc điểm của từng nhóm doanh nghiệp dịch vụ du lịch, như về quy mô, nội địa, quốc tế, công lập, tư nhân,… Để hoạch định chính sách hiệu quả, cần cập nhật thông tin về cả nguồn cung và cầu trong lĩnh vực này.
Thứ tư, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch và điểm đến. Theo đó, cần kết hợp các giải pháp về giảm giá dịch vụ (như một số nơi đã làm) song song với nâng cao chất lượng phục vụ. Về giá cả, trong ngắn hạn, có thể sử dụng các công cụ tiêu chuẩn như giảm thuế, phí, lệ phí - mặc dù việc giảm này có thể làm giảm thu ngân sách. Do vậy, để hiệu quả hơn, cần tập trung vào chất lượng các sản phẩm du lịch. Mục tiêu này có thể được thực hiện thông qua các chương trình kích cầu du lịch, như Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phát động được triển khai từ ngày 1/6 đến ngày 31/12/2020.
Các điểm đến có mật độ khách du lịch thấp hơn, chẳng hạn như điểm đến ở các vùng sâu, vùng xa, cần có sự tăng cường phối hợp với các chương trình đầu tư xây dựng hạ tầng ở cấp độ cộng đồng. Việc này nhằm để các điểm du lịch được đảm bảo hơn về điều kiện vệ sinh, qua đó cải thiện chất lượng trải nghiệm du lịch theo chiến lược dài hạn về thúc đẩy sinh thái và thu hút du khách quốc tế quay lại Việt Nam.
Thứ năm, tập trung xây dựng chiến lược xây dựng thương hiệu và quảng bá, đảm bảo doanh nghiệp dịch vụ có đủ năng lực cung cấp dịch vụ của họ trong môi trường phát triển mới. Sau nhiều tháng tạm ngừng hoạt động do COVID-19, nhiều công ty lữ hành và kinh doanh lưu trú gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có nguy cơ bị phá sản do giá trị tài sản sụt giảm, và ít nhân viên sẵn sàng làm việc trở lại. Do đó, các cơ quan hữu quan cần có sự đánh giá, thống kê để xác định các hỗ trợ để doanh nghiệp có thể cơ cấu lại danh mục vay nợ và giải quyết những khó khăn về thanh khoản. Điều này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng mất khả năng thanh toán, thanh lý bán tháo tài sản, đồng thời bảo vệ việc làm.
Mục tiêu phục hồi ngành du lịch không chỉ đòi hỏi các điểm đến hấp dẫn và nâng cao chất lượng dịch vụ, mà bên cạnh đó, khách du lịch còn cần được tiếp cận dễ dàng hơn các thông tin và công cụ đặt phòng trực tuyến. Để tiếp tục thu hút khách du lịch, cũng cần có các chính sách linh hoạt hơn về việc huỷ hoặc thay đổi lịch đặt phòng hoặc phương tiện đi lại…