3. 1.1.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.3.2. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
3.3.2.1. Hiệu quả kinh tế
- Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1+p2.q2+...+pn.qn
Trong đó:
+ p: là khối lượng từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm
+ q: là đơn giá của từng loại sản phẩm của thịtrường cùng thời điểm + T: là tổng giá trị sản phẩm của 1 ha đất canh tác/năm
- Thu nhập thuần túy (N): N = T - Csx
Trong đó:
+ N: thu nhập thuần túy của 1 ha đất canh tác/năm
+ Csx: chi phí sản xuất của 1ha đất canh tác/năm bao gồm cả chi phí vật chất
và chi phí lao động
- Hiệu quả sử dụng vốn (H) H = T/Csx
- Giá trị ngày công lao động: HLđ=N/sốngày công lao động/ha/năm
- Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá bằng tiền theo thời giá hiện hành và
định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉtiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
3.3.2.2. Hiệu quả xã hội
- Giá trịngày công lao động nông nghiệp. - Thu nhập bình quân/lao động nông nghiệp. - Tỷ lệ giảm hộđói nghèo.
- Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động. - Sản phẩm tiêu thụ trên thịtrường.
3.3.2.3. Hiệu quảmôi trường
- Khảnăng bảo vệ, cải tạo đất
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về trang trại Arale Devorai
- Trang trại Arale Devorai, Moshav Faran thuộc vùng Arava phía Nam của đất nước Israel với tổng diện tích là 120 dunam (12 ha)
được thành lập bởi ông Arale Devorai, được chia làm 6 nhà lưới khác nhau. Giống cây trồng
chính được trồng ở trang trại là ớt chuông đỏ. Hiện tại, trang trại có 7 người, bao gồm: 5
người lao động Thái Lan và 2 tu nghiệp sinh. Sốlượng công nhân có thểthay đổi do hết hạn visa hoặc hết hạn 5 năm lao động.
- Giới thiệu chung: Cây ớt chuông là cây phù hợp với diều kiện tự nhiên của
Paran, Arava, Israel. Loại cây này có sản lượng tương đối ổn định và giá trị kinh tế
cao tạo việc làm cũng như thu nhập cho người lao động. Với ưu thế là một cây nông nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, thì cây ớt chuông được coi là một cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh của khu Paran, Arava, Israel.
Với 100% diện tích đất trong trang trại đều trồng ớt chuông màu đỏ. Tất cảớt chuông đều bắt đầu bằng màu xanh lá cây và phát triển khi trái cây chín cuối cùng sẽ có màu đỏ. Thu hoạch ớt đủ tiêu chuẩn khi chúng vẫn xanh không có lợi nhuận vì các loại ớt chín có giá tốt hơn.
4.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ của ớt chuông tại trang trại Arale Devorai Devorai
4.2.1. Tình hình sản xuất ớt chuông
4.2.1.1. Điều kiện sản xuất
Ớt được trồng ở loại đất, khí hậu và dinh dưỡng đặc biệt hơn so với các loài
cây khác để có thểcho ra được trái ớt vừa to và ngọt. Đất để trồng cần trộn cát mới có thể trồng ớt chưa kể cần trộn phân hữu cơ.
Cụ thểnhư sau:
- Loại đất: Đất để chuẩn bị cho ớt nói chung là giống như cà chua, mặc dù ớt
dung ít hơn sốlượng nitơ, phốt pho, và kali. Đất thoát nước tốt, vụn với độ pH từ 6,5- 7,5 là tối ưu cho sản xuất. Loại đất dưới 6,0 nên được bón vôi đểnâng độ pH trước khi trồng. Bổ sung chất hữu cơ sẽlàm tăng khảnăng giữnước và cung cấp chất dinh
dưỡng và khoáng chất cho các đặc tính vật lý của các cây trồng.
- Yêu cầu phân bón: Mặc dù ớt có hệ thống rễ cạn yêu cầu sinh cao trong giai
đoạn đầu của sự phát triển và giai đoạn sau này. Phân bón nitơ được dải bên dưới và bên cạnh của hạt giống hoặc cây con dải cùng với phốt pho trong quá trình làm đất và trồng. Khi cây phát triển, phân nên được dải từ gốc cây trở ra. Phần trăm chất dinh
dưỡng (nguyên tốđa lượng) để cây phát triển đầy đủnhư sau: N (4.0-6.0%), P (0,35- 1,0), K (4.0-6.0), Ca (1,0-2,5), Mg (0,3-1,0). Các nguyên tốvi lượng được đo với đơn
vị một phần triệu (ppm): Fe (60-300), Mn (50-250, Bo (25-75), Cu (6-25), Zn (20- 200).
- Hệ thống tưới: Tưới tiêu và quản lý nguồn nước là rất qua trọng đối với ớt chuông. Đây giống cây thuộc họ rễ cạn nên không thể chịu được hạn hán. Nhu cầu
nước là đặc biệt cao khi cây đang ra hoa và ra trái. Ruộng ớt cần được tưới nếu có dấu hiệu héo vào buổi trưa. Với ớt chuông, rãnh tưới hoặc tưới nhỏ giọt được khuyến
khích. Tưới phun nên tránh để lá, hoa, quảướt sẽthúc đẩy phát triển của bệnh. Nếu cần phải sử dụng cách tưới phun nên tưới trước khi trời tối vì cây phải khô trước khi
đêm xuống.
- Kiểm soát cỏ dại: Trồng trọt giúp kiểm soát cỏ dại một cách tốt nhất, vẫn cần sử dụng thuốc diệt cỏ khi thích hợp
- Bệnh: Mặc dù nhiều loại virut và bệnh có thể ảnh hưởng đến ớt, nhưng thường là không thường xuyên. Nhiễm nấm có thểđược điều trị bằng thuốc diệt nấm. Chủ trang trại là người liên kết trực tiếp với các trung tâm bảo vệ cây trồng, báo cáo các vấn đều xảy ra nếu cây có dấu hiệu bị bệnh từđó đưa ra giải pháp hợp lý và đồng thời các trung tâm bảo vệ cây trồng cũng cử các bác sĩ theo dõi trang trại định kì 1 tháng hai lần đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho cây.
- Thu hoạch: ớt chông phải được thu hoạch bằng tay để khi tiêu thụ trên thị trường vẫn còn tươi vì quả ớt chuông rất dòn và dễ bị bầm tím khi va chạm mạnh. Tùy thuộc vào giai đoạn bạn chọn trái cây, cần phải có từ 60-90 ngày từ lúc trồng đến lúc thu hoạch. Ớt đã sẵn sàng để thu hoạch khi chúng có màu đỏ sáng bóng, chắc. Cây ớt sẽ cho ra trái theo chu kỳ, hoa và quả mới sẽra các đợt mới sau khi thu hoạch lần đầu tiên.
- Đóng gói: ớt chuông được đóng gói trong thùng nhựa, thùng trái cây hoặc hộp đựng có trọng lượng khoảng 5 kg.
- Nhà lưới: lưới bảo vệ khỏi ánh mặt trời, mưa đá, côn trùng và chim và không
cần phải tháo dỡ vào mùa đông. Cung cấp cho người trồng những lợi ích hữu hình,
như: tăngnăng suất và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành (năng lượng, tưới tiêu, phun thuốc, vv) ức chế bệnh thực vật…
Bảng 4.1: Các kiểu sử dụng đất của Trang trại Arale Devorai
(Nguồn: Phiếu điều tra chủ trang trại)
4.2.1.2. Thời vụ gieo trồng và diện tích sản xuất.
- Thời vụ gieo trồng.
Thời vụ trồng bắt đầu 25/7/2017. Đểso sánh năng xuất ớt chuông ởđây người chủ cần quan tâm đến các vấn đềnhư phân bón, thời gian trồng của từng loại. Các giống ớt chuông của nông trại được trồng vào các khoảng thời gian khác nhau để biết thời gian nào cây trồng đạt năng xuất nhất.
+ Giống ớt chuông 7158 trồng ngày 25/07/2017 + Giống ớt chông 6106 trồng ngày 27/07/2017
LUT chính LUT Kiểu sử dụng đất
+ Giống ớt chuông Mercava trồng ngày 01/08/2017 - Diện tích gieo trồng.
Trong mùa vụ 2017 - 2018 nông trại trồng 3 loại giống ớt chuông Mercava, 7158 và 6106. Tổng diện tích của trang trại năm 2017 – 2018 là 12ha.
Bảng 4.2: Diện tích của từng giống ớt chuông tại trang trại STT Trang trại số Diện tích (ha) Loại cây trồng
1 1 + 2 4 ớt chuông giống Mercava
2 3 + 4 4 ớt chuông giống 7158
3 5 + 6 4 ớt chuông giống 6106
(Nguồn: Phiếu điều tra của chủ trang trại) 4.2.1.3. Chi phí sản xuất.
Bảng 4.3: Chi phí sản xuất cho 1 năm trồng ớt chuông của 12ha nhà lưới.
(Đơn vị: Shekel, 1 shekel = 6,400 vnđ)
STT Các loại chi phí
Chi phí
(Đơn vị:
Shekel)
Quy đổi sang tiền Việt Nam
(Nghìn đồng)
1 Giống cây 370.000 2.368.000.000
2 Nhân công 400.000 2.560.000.000
3 Phân bón 75.000 480.000.000
4 Nước tưới 55.000 352.000.000
5 Thuốc bảo vệ thực vật (bio bee, trừ sâu sinh
học, thiên địch…), ong để thụ phấn… 35.000 224.000.000
6
Máy móc (máy cày, Tractor....), chi phí bảo dưỡng, xăng dầu, hộp đựng ớt, dụng cụ lao
động…
95.000 680.000.000
7 Bảo trì nhà lưới các đồ dùng trong nhà lưới 185.000 1.184.000.000
8 Hệ thống tưới nhỏ giọt 230.000 1.472.000.000
9 Đóng gói, marketing 95.000 608.000.000
10 Chi phí khác (bác sĩ kiểm tra bệnh cây, nhà ở
công nhân…) 460.000 2.944.000.000
Tổng chi phí 1 năm 2.000.000 12.800.000.000
4.2.2. Chế biến và tiêu thụớt chuông tại trang trại.
- Trung bình thời gian thu hoạch bắt đầu từ tháng 11-12 năm trước đến tháng 4-
5 năm sau. Có thể nói thu hoạch liên tục trong 5-6 tháng.
- Trước khi thu hoạch ớt chuông sẽ được cách ly với thuốc bảo vệ thực vật khoảng 10 - 15 ngày.
- Khi quảđạt kích thước tối đa, màu sắc chuyển từxanh sang đỏ từ 80- 90% quả
thì có thể thu hoạch.
- Khi thu hoạch sẽ bứt quả bằng tay để tránh trầy xước, dập nát sẽ làm hỏng và mất giá trị của quả. Sau khi bứt quả sẽ được đặt vào trong các thùng giấy với trọng
lượng tổng là 25-30kg/thùng.
- Ớt chuông sau khi thu hoạch sẽđược xe trởđến nhà đóng gói (packing house)
phân loại theo kích cỡ (lớn, trung bình, nhỏ), loại (xuất khẩu, thị trường), sau quá trình làm sạch và chọn lọc chà là được phân loại bằng máy móc. Mỗi loại quả sẽđược chạy ra các ô ra khác nhau theo kích thước (size) và đóng vào các hộp kích thước 5kg.
- Sau khi đóng hộp, các hộp sẽđược sắp xếp theo từng kệ gỗ kê hàng (pallet) với sốlượng là 110 hộp ớt/pallet và nhập số liệu vào máy tính. Các pallet sẽđược trởđến nhà đóng gói sản phẩm của moshav (big packing house) để kiểm tra, loại tốt nhất sẽ xuất khẩu sang Mỹ, Đức… loại bé sẽ bán ởtrong nước tại các chợ.
4.2.3. Năng suất ớt chuông tại trang trại Arale Devorai
Bảng 4.4: Sản lượng ớt chuông thu hoạch theo từng tháng (1dunam = 1000m2)
Loại giống Tháng Mercava 7158 6106 11 3,695 3,428 2,667 12 0 0 0 1 2,324 3,679 3,937 2 0 0 0 3 3,219 2,558 2,969 4 0,722 0,63 1,18 - Tháng 12 và tháng 2 không thu hoạch. 3,695 0 2,324 0 3,219 0,722 3,428 0 3,679 0 2,558 0,63 2,667 0 3,937 0 2,969 1,18 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 11 12 1 2 3 4 Tấ n/ du na m Tháng Mercava 7158 6106 (Đơn vị: tấn/dunam) Biểu đồ 1: So sánh sản lượng hàng tháng của ba giống ớt
- Từ Bảng 4.4 và biểu đồ so sánh ở trên chúng ta có thể nhận ra rằng, sản lượng của mỗi giống qua các tháng thu hoạch cho sản lượng không đồng đều. Tháng 12 và
tháng 2 đều không thu hoạch. Tháng 4 là tháng cuối của mùa vụ nên cả ba giống đều cho sản lượng thấp rõ rệt hơn các tháng trước.
Bảng 4.5: Tổng sản lượng của ba giống ớt
Mercava 7158 6106
9,96 10,295 10,753
- Qua bảng 4.5 chúng ta có thể thấy rằng, năng suất của ba giống ớt đều trồng trong những điều kiện chăm sóc giống nhau, cùng chung diện tích canh tác nhưng lại
cho năng suất khác nhau khá rõ ràng. Đối với giống Mercava cho tổng năng suất thấp nhất là 9,96 tấn/dunam và giống cho năng suất cao nhất là giống 6106 là 10,753 tấn/dunam. Sự khác biệt năng suất giữa hai giống ớt này là rất lớn 0,793 tấn/dunam.
4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất, lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) và khảnăng áp dụng tại Việt Nam. và khảnăng áp dụng tại Việt Nam.
4.3.1. Hiệu quả kinh tế
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng đểđánh giá quá trình khai thác tiềm năng của
đất. Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra có được thị trường chấp nhận hay không đòi
hỏi phải có chất lượng tốt, số lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường theo từng mùa vụvà đảm bảo vệ sinh an toàn khi sử dụng.
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất,
đây là căn cứ quan trọng để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn được loại hình sử
dụng đất thích hợp. Đểđánh giá được hiệu quả kinh tếtôi đã tiến hành điều tra thực
địa và điều tra nông hộ theo mẫu phiếu điều tra về các chỉtiêu: Năng suất, sản lượng, giá bán, chi phí vật chất, lao động... của cây ớt chuông gắn với cơ cấu luân canh trong
năm, qua đó đã tổng hợp được hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh gắn với loại đất tại trang trại. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua các chỉ
tiêu: Giá trị sản xuất (T); Chi phí sản xuất (Csx); Thu nhập thuần (N); Hiệu quả đồng vốn (H); Giá trị ngày công lao động.
Hiệu quả kinh tế của cây ớt chuông được thể hiện ở bảng 4.6 dưới đây sẽ chỉ ra tính bền vững của mô hình sản xuất tại trang trại.
Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế của ba giống ớt tại trang trại Arale Devorai
(Đơn vị:1dunam = 1000m2, 1Shekel = 6,400 vnđ)
Tiêu chuẩn đánh giá Giống ớt
Mercava 7158 6106 Năng suất (tấn/dunam) 9,96 10,295 10,753 Giá trị sản phẩm (shekel/kg) 8,5 8,5 8,5 Diện tích canh tác (dunam) 40 40 40 Chi phí sản xuất (shekel) 666.666 666.666 666.666 Lợi nhuận 2.719.733 2.833.633 2.989.353 Ngày công lao động của chủ
trang trại (shekel/ngày) 7.451 7.763 8.190
(Nguồn: Phiếu điều tra chủ trang trại)
Giống ớt Mercava cho năng xuất 9,96 tấn/dunam, diện tích đất canh tác là 40 dunam. Thu về lợi nhuận cho chủ trang trại là 2.719.733 shekel/dunam/năm với giá trị sản phẩm là 8,5shekel/1kg.
Giống ớt 7158 cho năng xuất 10,295 tấn/dunam, diện tích 40 dunam. Với giống ớt này, thu về lợi nhuận cho chủ trang trại là 2.833.633 shekel/dunam/năm với giá trị sản phẩm là 8,5 shekel/1kg.
Giống ớt 6106 cho năng xuất 10,753 tấn/dunam, diện tích 40 dunam. Với giống ớt này, thu về lợi nhuận cho chủ trang trại là 2.989.353 shekel/dunam/năm với giá trị sản phẩm là 8,5 shekel/1kg.
Từ ba giống ớt trên thu nhập thuần túy của 1ha/năm là: 969.014 shekel/ha/năm.
- Với cùng số chi phí sản xuất, trên cùng loại đất và sự chăm sóc giống nhau nhưng giống ớt chuông 6106 cho năng xuất và lợi nhuận cao hơn so với hai giống ớt còn lại. Mang lại lợi nhuận chưa tối ưu nhất cho chủ trang trại.
- Trong thời gian sinh trưởng có nhiều cây đã bị chết do thiếu nước, bị
bệnh, do đất nhiễm mặn, do thiên tai (bão cát, nhà kính bị thủng…) làm năng xuất cây bị giảm.
Vì vậy, để trồng cây ớt chuông ngọt đạt hiệu quả kinh tế cao ngoài kinh nghiệm sản xuất, chi phí đầu tư cần lựa chọn giống và chuẩn bị biện pháp phòng chống các nguyên nhân khách quan một cách hợp lý.
4.3.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của mỗi loại hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các
chỉ tiêu: đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu nông hộ, giá trị ngày công
lao động nông nghiệp, mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động…
Quá trình sản xuất nông nghiệp tạo ra việc làm cho người nông dân, tạo ra nguồn của cải phục vụđời sống của chính nông hộ, đồng thời tạo ra nguồn hàng hóa để buôn bán trên thị trường. Qua đó, loại hình sử dụng đất phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế
cao sẽ có tác dụng tích cực đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi bộ mặt
nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực địa phương, giảm tình trạng đói nghèo, giải quyết nhu cầu vềlao động cho người dân. Ngược lại, các loại hình sử dụng đất không phù hợp cho thu nhập thấp, không giải quyết được việc làm cho người dân dẫn đến