Căn cứ của giải pháp

Một phần của tài liệu PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CỦA ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNGHỌCTÂP̣ CỦASINHVIÊNTRƯỜNGĐẠIHỌCBÁCHKHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY (Trang 25 - 27)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.1 Căn cứ của giải pháp

Quá trình học tập và tiếp thu kiến thức của một học sinh hoặc sinh viên đều bị tác động bới các yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó, các yếu tố chủ quan đồng thời cũng bị tác động bởi các yếu tố khách quan. Các yếu tố khách quan có thể là môi trường học tập, thời gian ôn tập, kiến thức, phương pháp dạy,...Các yếu tố này đều ảnh hưởng sự ý thức trong học tập và sự tiếp thu kiến thức của học sinh,viên sinh. Do đó, đòi hỏi mỗi học sinh, sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng cần có sự điều chỉnh, sáng tạo trong tự ý thức học tập để phù hợp với từng môn học ở bậc đại học cũng như làm giảm ảnh hưởng tiêu cực mà các yếu tố khách quan mang lại. Sự điều chỉnh này có thể dựa trên thống kê của báo “Top

7 kĩ năng học đại học hiệu quả dành cho tân sinh viên”5 . Dựa trên thống kê này, ngoài điều chỉnh ý thức, thái độ trong học tập trong lớp, trong tự học thêm để bố sung thêm kiến thức và trong ôn tập, tổng hợp kiến thức trước kiểm tra, thì tham gia các hoạt động kĩ năng mếm cũng giúp ích cho hoạt động học tập của sinh viên, cụ thể là tham gia hoạt động nhóm. Hoạt động học tập theo nhóm này là một phương pháp học có thuật ngữ được gọi là Peer learning - “phương pháp học tập đồng cấp”6 . Phương pháp này đã được nghiên cứu và nhận định tính hiệu quả và tầm quan trọng mà phương pháp này mang lại cũng như dược ghi nhận lại thành một cuốn sách hướng dẫn về phương pháp bởi một vị giáo sư là David Boud.

Theo công trình nghiên cứu của David Boud, “phương pháp học tập đồng cấp” là một pháp học tập theo nhóm, mà theo đó là một tập hợp những sinh viên được hình thành dựa trên mục đích là trao đổi kiến thức qua lại với nhau, và trong đó họ có cùng một vai trò. Nói một cách khác thì đây là một nhóm mà không ai trong số đó là có vai trò giáo viên hay chuyên gia của một lĩnh vực nào đó, có thể nói đây không phải là một nhóm học phụ đạo.7 Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu của nhóm thường sẽ sự chênh lệch kiến thức mà dẫn đến sẽ có người đang giữ vai trò cao hơn nhưng điều này chỉ đúng ở giai đoạn đầu, và người đó cũng không mất đi quyền lợi cơ bản mà nhóm này mang lại. Thay vào việc trao đổi thông tin, thì người này được củng cố kiến thức hơn, vì theo Albert Einstein, “Nếu anh không thể giải thích đơn giản thì anh chưa hiểu đủ rõ” . Đây cũng là cách thức học hiệu quả mà phương pháp này mang lại, khi người chia sẻ thông tin không những giúp người khác nắm được vấn đề mà còn giúp người chia sẻ nắm vấn đề sâu sắc hơn.

Theo thống kê của David Boud, thông thường nhóm học đồng cấp được hình thành từ những sinh viên trong cùng một lớp, nơi mà nhóm này có thể cùng nhau giải quyết vấn đề học tập, bài tập mà giảng viên đặt ra cũng như có thể sắp xếp thời gian hoạt động nhóm hiệu quả. Bên cạnh đó, David Boud cũng nhận định rằng “phương pháp

5 Hiền Nguyễn: “Top 7 kĩ năng học đại học hiệu quả dành cho tân sinh viên”, báo điê ̣n tử Kênh tuyển sinh số ra ngày 19/10/2020, (https://kenhtuyensinh.vn/ky-nang-hoc-dai-hoc-hieu-qua-danh-cho-tan-sinh-vien), ngày câ ̣p nhâ ̣t 19/10/2020, truy câ ̣p ngày 14/10/2021.

6 Thế Đan: “Phương pháp học tập peer learning”, báo điê ̣n tử Vnexpress số ra ngày 24/02/2020, (https://vnexpress.net/phuong-phap-hoc-tap-peer-learning-4059478.html?

fbclid=IwAR2P_smpTuaf_CVakx2WZ7cdVAnIQLtKZwpS3M5gzd0CpHz_0bH3VQpN0pE), ngày câ ̣p nhâ ̣t 24/02/2020, truy câ ̣p ngày 14/10/2021.

7 David Boud: “What is Peer Learning and Why is it Important?”, báo nước ngoài số ra năm 2002, (https://tomprof.stanford.edu/posting/418), truy câ ̣p ngày 14/10/2021.

học tập đồng cấp không phải là một chiến lược giáo dục đơn nhất mà đó là sự kết hợp của nhiều hoạt động học tập. Trên thực tế, phương pháp này theo nhiều mô hình học tập khác nhau”, đồng thời ông cũng chỉ ra nghiên cứu của Đại học Ulster, Vương quốc Anh, đã tìm ra mười mô hình của phương pháp này. Từ mô hình giám sát truyền thống trong đó sinh viên khóa trên dạy kèm cho sinh viên khóa dưới, đến các nhóm học tập sáng tạo hơn, nơi mà sinh viên cùng khóa hỗ trợ lẫn nhau giải quyết những vấn đề trong học tập và cuộc sống cá nhân.Ngoài ra, một số mô hình liên quan khác như là tổ chức cuộc hội thảo, các nhóm học riêng tư, nhóm bạn thân, nhóm thí nghiệm,nhóm làm dự án,triển khai các hoạt động nghiên cứu, hoạt cố vấn kinh nghiệm và hoạt động xã hội. 8Trước công trình này, có thể nhắc tới trong ca dao tục ngữ Việt Nam có câu, “học thầy không tay học bạn”. Đây là câu tục ngữ cũng đã góp phần khẳng định rằng học từ bạn bè thì cũng có sự hiệu quả hơn khi học từ thầy cô.

Một phần của tài liệu PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CỦA ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNGHỌCTÂP̣ CỦASINHVIÊNTRƯỜNGĐẠIHỌCBÁCHKHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)