Xuất giải pháp phát huy tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động học tập

Một phần của tài liệu PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CỦA ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNGHỌCTÂP̣ CỦASINHVIÊNTRƯỜNGĐẠIHỌCBÁCHKHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY (Trang 27 - 29)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.2 xuất giải pháp phát huy tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động học tập

của sinh viên trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay

Với các vấn đề đã được đề cập ở phần trước thì các giải phát sẽ được xuất cần phải đưa ra hướng giải quyết không chỉ mỗi các vấn đề do yếu tố chủ quan mà còn về của yếu tố khách quan, nhằm để tạo điều kiện cho các sinh viên trường Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh có thể phát huy tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động học tập. Đầu tiên về các yếu tố khách quan mà xuất phát điểm của loại yếu tố này là từ phía chương trình,phương pháp dạy học và cũng như môi trường học tập của trường. Đối với các vấn đề này thì về trường Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh là trường Đại học đào tạo kĩ sư hàng đầu trong khối Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và toàn miền Nam nói chung, do đó việc phải xây dựng các chương trình đào tạo phải phù hợp chuẩn đầu ra mà thi trường việc làm yêu cầu nên không thể thay đổi theo năng lực hay ý muốn của sinh viên nhưng có hai yếu tố cần và có thể thay đổi ở đây chính là phương pháp dạy học, môi trường dạy và học. Một là về phương pháp dạy, cần hạn chế phương pháp dạy truyền thống, thay vào đó là khuyến kích sinh viên tự học trước khi đến lớp và giáo viên là người hỗ trợ tổng hợp và giải đáp thắc mắc của sinh viên. Bên cạnh đó, thay vì yêu cầu sinh viên làm bài tập cá nhân thì nên áp dụng một mô hình làm việc nhóm của phương pháp học tập đồng cấp đã được đề cập ở phần trước, có thể xem đây là cơ hội để giúp sinh viên thành lập nên

nhóm học tập đồng cấp. Ngoài ra, nhà trường còn có dựa trên một mô hình khác cũng đã được đưa ra ở phần trước của phương pháp học nhóm này mà tổ chức chương trình học tập cùng nhau, trong đó có một sinh viên đã hoàn thành học phần sẽ đi hỗ trợ cho những sinh viên đang học phần đó. Hai là về môi trường dạy và học. Trường cần đảm bảo cung cấp đủ thiết bị hỗ trợ dạy học để cung cấp kiến thức cho sinh viên không chỉ qua trang sách, đặc biệt đây là trường dạy về kĩ thuật thì cần có sự đổi hỏi thêm về các thiết bị thực tiễn cho việc thí nghiệm và thực hành, từ đó tạo ra sự thu hút từ môn học. Đồng thời, trường cũng cần tạo không gian tự học cho sinh viên như khu tự học, thư viện,…. Đối với thư viện, cần trang bị đầy đủ không chỉ tài liệu cứng mà cần cả tài liệu mềm. Ngoài sự thay đổi cần thiết của môi trường không thì nhà trường cũng nên có các suất học bổng khuyến kích để tạo động lực học sinh viên cũng như các cuộc thi nghiên cứu khoa học với các giải thưởng có giá trị.

Để có thể phát huy tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh thì sự hỗ trợ từ phía nhà trường chỉ có thể xem là điều kiện đủ, điều kiện cần thật sự ở đây là đến từ chính sự tự ý thức trong học tập của mỗi sinh viên Bách Khoa. Mỗi sinh viên cần có một mục tiêu học tập xác định và cụ thể ở từng giai đoạn bằng cách lập một danh sách việc cần làm có thể là của mỗi năm, mỗi tháng, mỗi tuần, mỗi ngày. Các mục công việc có thể là hôm nay học được một công thức mới hay đọc được vài trang sách cho đến là học bổng mong muốn. Từ việc hoàn thành từng khoản công việc nhất định sẽ tạo động lực cho bản thân duy trì việc học. Có được mục tiêu và động lực để duy trì mục tiêu là tiền đề cơ bản cũng như tất yếu đề đạt được kết quả học tập hiệu quả, nhất là đối với bậc đại học khi kiến thức mỗi môn rất nhiều và sâu, đồng thời hướng phát triển đa dạng đối với từng ngàng của từng khoa. Chính vì vậy, khi biết được cụ thể sự phát triển của bản than ở một giai đoạn cụ thể sẽ cho nền tảng cho sự lựa chọn ở tương lai, từ đây sẽ tránh sẽ sai làm và tạo bản than sự sáng tạo trong ý thức tự học tập của bản thân. Khi đã có được mục tiêu và động lực cho mục tiêu đó, thì yếu tố cần thay đổi tiếp theo là phương pháp học. Ở bậc đại học, tự học là phương học hiểu quả, không quá phụ thuộc vào kiến thức của thầy cô, và đặc biệt là sự tiếp thu hiệu quả vì bản thân mỗi người là người thầy của chính người đó. Từ việc lựa chọn kiến thức sẽ và phải học, đến sự điều chỉnh nhịp độ tiếp thu đều do chính bản thân sinh viên quyết định, điều này góp phần

tạo nên sự sáng tạo trong ý thức học tập của mỗi sinh viên khi mỗi người đều có sự khác nhau về khả năng tự học. Bên cạnh việc tự học thì mỗi cá nhân sinh viên cần tìm cho mình một nhóm học hiệu quả, nơi mà các sinh viên có thể trao đồi kiến thức từ sự học của bản thân họ, khi họ truyền đạt lại kiến thức cho sinh viên khác cũng chính là họ đang hiểu lại kiến thức ấy một cách sâu hơn. Bên cạnh đó, khi học nhóm , sinh viên cùng khoa hay cùng ngành có thể tự ý thức được sự thiếu sót trong kiến thức qua trao đồi, từ đó tạo ra những mục tiêu mới. Đồng thời học theo nhóm có thể phát triển kĩ năng làm việc nhóm của bản thân, đây là một kĩ năng cần thiết mà công việc hiện nay đều yêu cầu. Chính vì vậy, mỗi sinh viên cần nắm bắt khi giảng viên cho làm việc nhóm để có thể thành lập một nhóm học hiểu quả khi ở trường cũng như là cơ hội cho bản than sáng tạo,phát triển kĩ năng cho công việc tương lai.

Một phần của tài liệu PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CỦA ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNGHỌCTÂP̣ CỦASINHVIÊNTRƯỜNGĐẠIHỌCBÁCHKHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)