Trò chơi: “Bàn cờ kỳ diệu”

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non (Trang 25 - 28)

5.1. Mục đích:

- Củng cố nhận biết chữ số, số lượng, khả năng ghi nhớ chữ số, kích thích sự hứng thú của trẻ

26 - Giúp phát triển ngôn ngữ và khả năng tư duy cho trẻ khi chơi trò chơi. - Giúp phát triển ngôn ngữ và khả năng tư duy cho trẻ khi chơi trò chơi.

5.2. Chuẩn bị:

- Bàn cờ: bìa cattông: 80 cm x 80 cm - Giấy màu, đề cal

- Lô tô, chữ số.

- Quân xúc xắc: làm bằng hộp thuốc có 6 mặt, tỷ lệ các mặt là 4 cm ( Các mặt gắn chữ số, chữ cái hoặc hình ảnh theo chủ đề (Hoa quả, con vật, đồ dùng, đồ chơi, rau củ..)

5.3. Cách làm:

* Bàn cờ: Bìa cattông cắt thành hình vuông có cạnh 80 cm x 80 cm, sau đó kẻ

chia ra làm 4 phần bằng nhau, từ điểm chính giữa của hình vuông kẻ 2 đường thẳng vuông góc, từ điểm chính giữa ta kẻ 4 hình vuông nhỏ để gắn thẻ từ lôtô chủ điểm (Ví dụ trong hình trên là chủ đề: Quả).

27

* Thẻ hình chữ số:

* Quân xúc sắc: Làm bằng hộp thuốc có dạng khối vuông được bao bằng

đêcanl màu, 6 mặt của hình khối dán lô tô theo chủ đề, chữ số.

5.4. Cách chơi:

Cách 1: 4 cháu chơi trên một bàn cờ, trước khi chơi cho các cháu “oẳn tù tì”

cháu nào thắng sẽ được đổ quân xúc xắc trước: cháu cho quân vào hộp sữa lắc nhiều lần rồi đổ ra, mặt trên của quân xúc xắc có chữ số nào tương ứng với chữ số ghi trên bàn cờ thì cháu được lấy một hạt đặt vào ô ghi chữ cái đó trên bàn cờ, nếu cháu nào đổ quân xúc xắc có chữ số trùng với chữ số đã có quân đi rồi là mất lượt cháu nào có quân xếp kín các ô trên bàn cờ là cháu đó thắng cuộc.

Cách 2: Các mặt của xúc xắc có gắn các loại quả với số lượng khác nhau,

mặt trên của quân xúc xắc có số lượng là bao nhiêu thì trẻ chọn 1lô tô có số lượng tương ứng đặt vào chữ số tương ứng số lượng trong bàn cờ.

5.5. Công dụng:

Với trò chơi này sẽ áp dụng được cho lứa tuổi lớp nhỡ, dạy thông qua góc học tập, hoạt động chiều, hoặc chơi mọi lúc mọi nơi.

28 Với đồ chơi này có thể chơi với tất cả các chủ điểm và tất cả các môn học Với đồ chơi này có thể chơi với tất cả các chủ điểm và tất cả các môn học trong trường mầm non như khám phá khoa học, làm quen với toán, giáo dục âm nhạc…

5.6. Kết quả:

Thông qua trò chơi giúp trẻ tổng hợp được kiến thức và phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ.

Ngoài ra giúp trẻ hứng thú và thoả mãn nhu cầu vui chơi, ham học hỏi và giúp trẻ tiếp thu bài tốt hơn.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non (Trang 25 - 28)