Trò chơi: Ghép tranh

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non (Trang 33 - 37)

Bài tập toán tư duy cho trẻ 4 tuổi ghép tranh là bài tập rèn cho bé khả năng quan sát và tư duy cực nhanh nhạy. Trẻ sẽ tự giác tìm và ghép tranh trong sự thích thú. Giáo viên có thể chuẩn bị những bài tập tìm mảnh còn thiếu của bức tranh hoặc tìm bóng cho đồ vật cho trẻ thực hiện ghép như hình dưới.

34

Giải pháp 6: Tổ chức tốt trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ

Khi chơi trẻ luôn luôn ở trạng thái vui vẽ, tinh thần phấn khởi, đó chính là điều kiện thuận lợi để tâm lý và tư duy trẻ phát triển tốt. Trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ thường là trò chơi có luật ( có nhiệm vụ chơi, hành động chơi, quy tắc chơi được quy định trước khi chơi ) nhằm phát triển tư duy cho trẻ. Nội dung của trò chơi hướng vào việc rèn luyện, hoàn thiện các kỹ năng về tư duy. Khi chơi

35 với trò chơi đòi hỏi trẻ phải phối hợp để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, qua đó tư với trò chơi đòi hỏi trẻ phải phối hợp để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, qua đó tư duy của trẻ phát triển.

Trong trò chơi luật lệ quy tắc chơi bao giờ cũng được quy định rõ ràng, cụ thể. Nếu luật chơi không được thực hiện thì trò chơi sẽ bị tan rã. Nội dung chơi chứa đựng các nhiệm vụ rèn luyện, mỗi trò chơi vận động đều có 3 yếu tố sau: - Nội dung chơi: Các nhiệm vụ này thường được thể hiện dưới một hình tượng nào đó như Mèo, Chuột...do vậy nội dung chơi dễ gây hứng thú cho trẻ

- Hành động chơi: Đó là những động tác trong khi chơi

- Luật chơi: Đó là những quy tắc, quy định mà trẻ tuân theo khi thực hiện hành động chơi, khi giải quyết nội dung của trò chơi.

+ Nhiệm vụ chơi và các hành động chơi tạo nên nội dung của trò chơi

+ Hành động chơi và quan hệ giữa các thành viên tham gia vào trò chơi chịu sự chi phối, luật lệ, quy tắc chơi.

+ Có sự thống nhất giữa hành vi thật và hành vi chơi

+ Nhiệm vụ, hành động và luật lệ quy tắc chơi hướng tới việc rèn luyện, phát triển các kỹ năng, tố chất vận động cho trẻ.

Giải pháp 7: Phối hợp với cha mẹ, cộng đồng tham gia

Tôi thường xuyên phối hợp với cha mẹ và cộng đồng tham gia xây dựng môi trường giáo dục phát triển tư duy cho trẻ. Có thể thấy môi trường tiếp xúc của trẻ cơ bản chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy, việc kết hợp giữa phụ huynh và gia đình là biện pháp không thể thiếu. Phụ huynh chính là một trong những nhân tố quyết định trong việc xây dựng môi trường cho trẻ. Không những thế, tôi thường chia sẽ những khó khăn, điều kiện của lớp giúp tôi nhận ra sự khác nhau của cha mẹ và cộng đồng, tạo điều kiện cho cha mẹ và cộng đồng tham gia vào xây dựng môi trường giáo dục cùng cô giáo. Ngoài ra, tôi còn phối hợp với cha mẹ trẻ tham gia vào các hoạt động trò chơi phát triển tư duy cho trẻ trong lớp: Hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh qua các hình thức như giao bài tập, trao đổi

36 với phụ huynh về những trò chơi, yêu cầu phụ huynh về nhà cho trẻ chơi. Từ đó, với phụ huynh về những trò chơi, yêu cầu phụ huynh về nhà cho trẻ chơi. Từ đó, phụ huynh nhận ra sự phát triển tư duy của con mình như thế nào và có biện pháp kích thích cho trẻ ngay tại gia đình, giúp phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc cho trẻ chơi các trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ để rồi đồng hành cùng cô giáo hỗ trợ, giúp đỡ, giám sát các hoạt động giáo dục phát triển cho trẻ.

Kết quả nghiên cứu.

Qua thời gian thực hiện, bản thân tôi cũng đã có những trải nghiệm lớn trong cách suy nghĩ, cách làm và đặc biệt là cách tổ chức các trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ cho trẻ 4 - 5 tuổi.

Dựa trên những nghiên cứu và áp dụng các biện pháp giáo dục tôi đã thu lại được kết quả:

* Về phía trẻ:

Trẻ ở lớp và trẻ trong toàn trường nói chung đã thái độ tích cực khi tham gia các trò chơi phát triển trí tuệ, giờ học sinh động và lôi cuốn hơn.

Trẻ tự tin hơn khi tham gia các trò chơi, mạnh dạn trò chuyện với cô về nội dung chơi và nắm vững chắc hơn kiến thức về nội dung mà cô giáo muốn truyền đạt

* Về phía giáo viên:

Tôi tự tin hơn khi thiết kế bài dạy cho trẻ, trò chơi và đồ chơi có thể lồng ghép, áp dụng được ở nhiều lĩnh vực.

Với những đồ chơi trong những năm qua tôi đã thực hiện và đã hướng dẫn trẻ thực hiện được giúp tôi có thêm một số đồ dùng tự tạo phục vụ cho các hoạt động, các chủ điểm. Với những đồ chơi này giúp tôi truyền thụ kiến thức và dạy trẻ một cách dễ dàng và phát triển tư duy một cách tích cực cho trẻ. Từ những cách làm đồ chơi tôi thường trao đổi với chị em đồng nghiệp cùng nhau tìm ra nhiều cách làm đồ dùng đồ chơi khác nhằm phục vụ cho giảng dạy, nâng cao tay nghề và phù hợp với tâm sinh lý trẻ. Sau khi thử nghiệm đưa những đồ chơi này vào trong

37 giảng dạy và tổ chức các hoạt động cho trẻ, tôi thấy chất lượng ngày càng được giảng dạy và tổ chức các hoạt động cho trẻ, tôi thấy chất lượng ngày càng được nâng cao. Thông qua các trò chơi này còn giúp trẻ phát triển về nhiều mặt như: phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, đặc biệt là phát triển tư duy logic…Thông qua trò chơi trẻ được giao tiếp cùng bạn bè, được thể hiện sự hợp tác và cùng nhau thực hiện nhiệm vụ, hình thành tình đoàn kết cho trẻ.

* Về phía phụ huynh:

Phụ huynh rất phấn khởi yên tâm khi thấy con em mình yêu thích đến trường, biết, nhớ nhiều trò chơi mang tính giáo dục cao, đặc biệt là các trò chơi nhằm phát triển tư duy.

Đó là những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu và thể hiện sáng kiến của tôi. Từ kết quả trên cho thấy, sau khi áp dụng các trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ thì hiệu quả của các trò chơi phát triển trí tuệ và thái độ tích cực của trẻ khi tham gia chơi tăng lên rõ rệt, trẻ tiếp thu bài học tốt hơn.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)