16 Giáo dục ngoài giờ lên lớp 4 tiết/tháng
1.5. Vai trò, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường THCS.
Điều 54, Luật Giáo dục 2005 có ghi: "Hiệu trưởng là người chịu trách
nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận".[41,45]
Điều 19, Khoản 1, Điều lệ trường trung học đã nêu rõ 10 nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường trung học.
Hiệu trưởng trường THCS công lập được đại diện cơ quan quản lý giáo dục cấp trên (Phòng GD&ĐT) giới thiệu để Chủ tịch UBND huyện ra quyết định bổ nhiệm. Là người có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về quản lý chuyên môn, tổ chức, hành chính trong nhà trường; là người trực tiếp tổ chức và điều khiển các hoạt động giáo dục, quản lý và chỉ đạo việc thực hiện các công tác của nhà trường theo đường lối, quan điểm, mục tiêu giáo dục của Đảng, chấp hành tốt pháp luật, thể lệ, quyết định của Nhà nước, theo mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch của Bộ GD&ĐT.
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính trước cơ quan quản lý giáo dục cấp trên là Phòng GD&ĐT và Chủ tịch UBND huyện về quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường, thay mặt nhà trường quan hệ với các cơ quan, tổ chức bên ngoài nhà trường.
Như vậy, Hiệu trưởng trường THCS phải thực hiện vai trò lãnh đạo nhà trường để tập hợp, thuyết phục mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường tích cực triển khai chương trình mục tiêu GD&ĐT nói chung và chiến lược phát triển giáo dục của địa phương nói riêng. Hiệu trưởng thực hiện vai trò quản lý thông qua bốn chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
HĐDH ở nhà trường phổ thông giữ vị trí trung tâm bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học; nó làm nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông; đồng thời, nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường.
HĐDH cũng là hoạt động đặc thù của nhà trường phổ thông, nó được qui định bởi đặc thù lao động sư phạm của người giáo viên. HĐDH cũng qui định tính đặc thù của công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý HĐDH nói riêng.
Người hiệu trưởng phải nhận thức đúng vị trí quan trọng và tính đặc thù của HĐDH để có những biện pháp quản lý khoa học, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Công tác quản lý HĐDH giữ vị trí quan trọng trong công tác quản lý nhà trường. Mục tiêu quản lý chất lượng đào tạo là nền tảng, là cơ sở để nhà quản lý xác định các mục tiêu quản lý khác trong hệ thống mục tiêu quản lý của nhà trường.
Quản lý HDDH là nhiệm vụ trọng tâm của người hiệu trưởng. Xuất phát từ vị trí quan trọng của HĐDH, người hiệu trưởng phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lý HĐDH nhằm ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Để công tác quản lý nhà trường đạt hiệu quả mong muốn, người hiệu trưởng phải có các điều kiện cần thiết về nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực trong đó đội ngũ giáo viên là nguồn lực quan trọng nhất, mang tính quyết định việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Vì vậy, hiệu trưởng cần xây dựng tập thể vững mạnh và đảm bảo các nguồn lực khác cho việc quản lý HĐDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học-giáo dục trong nhà trường.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý HĐDH của Hiệu trưởng các trường THCS tác giả có nhận xét sau:
- Quản lý là một hoạt động xã hội đặc thù, là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý bằng các giải pháp phát huy tác dụng của các phương tiện và chức năng quản lý, nhằm đạt tới mục tiêu quản lý.
- Quản lý HĐDH là một bộ phận hợp thành của quá trình quản lý giáo dục, là tiền đề cho việc đạt được hiệu quả giáo dục và dạy học, là mục tiêu trung tâm của quản lý nhà trường. Do đó việc tăng cường hiệu quả quản lý HĐDH có ý nghĩa quyết định.
- Việc nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài giúp chúng tôi xác định được luận đề của đề tài nghiên cứu và hướng dẫn việc khảo sát thực trạng quản lý HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Chương 2