5 Tỷ lệ học sinh được sử dụng thiết bị đồ
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, CBGV và học sinh về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đổi mới quản lý HĐDH trong nhà trường.
trọng và sự cần thiết của việc đổi mới quản lý HĐDH trong nhà trường.
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp.
- Giúp cho CBQL, giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đổi mới quản lý HĐDH trong nhà trường là để đáp ứng sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. Đổi mới quản lý HĐDH chính là để quản lý “sự thay đổi” diễn ra thường xuyên trong công cuộc phát triển giáo dục của đất nước, của địa phương và ngay trong mỗi nhà trường. Đổi mới quản lý HĐDH chính là thể hiện tầm nhìn chiến lược, là thực hiện sứ mạng của mỗi nhà trường, là để tạo ra thương hiệu cho nhà trường. Từ việc
hiểu đúng, mọi người sẽ có hành động phù hợp đúng chức năng nhiệm vụ của mình để thực hiện mục tiêu phát triển nhà trường trở thành “nhà trường chất lượng”, “nhà trường hiệu quả”.
- Giúp CBQL, giáo viên nắm được những quan điểm của Đảng, Nhà nước và của địa phương về vai trò, vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển giáo dục trong đó có giáo dục THCS. Đồng thời, cũng hiểu một cách đầy đủ các chế định của ngành từ Luật giáo dục, Quy chế, Điều lệ, Thông tư...cho đến các văn bản hướng dẫn của ngành đối với HĐDH của bậc học.
- Đối với học sinh các em cần hiểu bản thân nằm trong tổ chức lớp, của trường, của chi đội và liên đội nên phải chấp hành sự quản lý của cán bộ lớp, của cán bộ Đội TNTP, của thầy cô, của nhà trường. Từ việc hiểu và chấp hành kỷ luật đó, dần dần biến thành ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ học tập, chấp hành nội quy học tập của lớp, của trường, có động cơ ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Tổ chức phổ biến kịp thời các chế định giáo dục cho cán bộ giáo viên, nhân viên vào đầu mỗi năm học và mỗi khi có văn bản mới để thống nhất cách hiểu và cách thực hiện.
Thông qua chiến lược phát triển nhà trường, chia sẻ với giáo viên về tầm nhìn, sứ mạng, những mục tiêu và cam kết chất lượng của nhà trường để mọi người hiểu và cộng đồng trách nhiệm thực hiện.
Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đổi mới quản lý HĐDH trong nhà trường. Hình thành ý thức tự giác chấp hành các quy định, điều lệ, quy chế, nội quy… về hoạt động giảng dạy của GV, hoạt động học tập của HS.Thông qua việc chỉ đạo, kiểm tra của ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn để các hoạt động đó được tiến hành một cách tự giác, có nề nếp ổn định, có chất lượng và hiệu quả cao.
Xây dựng và phổ biến cho học sinh nắm được nội quy học tập của trường, của lớp, điều lệ của Đội, tiêu chí đánh giá phong trào thi đua học tập giữa các lớp, tiêu chí đánh giá giờ học qua sổ đầu bài để từ đó các em có hành vi phù hợp theo quy định.
Hình thành ý thức tự quản, tự giác chấp hành kỷ luật học tập của học sinh thông qua quản lý của giáo viên chủ nhiệm, của cán bộ lớp, cán bộ đội...
3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp
-Tổ chức cho giáo viên học tập các nghị quyết của Đảng về giáo dục, về nâng cao chất lượng dạy và học; học tập, nghiên cứu chỉ thị nhiệm vụ năm học.Trong khi báo cáo, cần khắc sâu các vấn đề mới. Qua các đợt học, tập huấn giáo viên phải viết thu hoạch, nêu nhận thức của mình về những nội dung được bồi dưỡng, để phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy.
- Nhà trường thường xuyên mời báo cáo viên ở ban tuyên giáo huyện ủy về triển khai các nghị quyết, nhằm nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ GV. Từ đó, GV thấy được vai trò, vị trí của mình trong nhà trường để không ngừng phấn đấu, rèn luyện trở thành người thầy có đủ phẩm chất, năng lực hoàn thành nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.
- Tổ chức học tập, nghiên cứu đầy đủ, kịp thời các chế định về GD&ĐT đặc biệt là các văn bản mới như: tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THCS, chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, tiêu chuẩn trường trung học đạt chuẩn quốc gia, phòng học bộ môn, thư viện chuẩn... để mọi người hiểu cần đổi mới quản lý HĐDH để hướng tới chuẩn hoá trường học một cách toàn diện.
- Tổ chức cho CBQL, giáo viên , học sinh trong nhà trường thực hiện tốt các chế định giáo dục.
+ Chế định giáo dục là những văn bản có tính pháp quy của Nhà nước như: Chỉ thị số 14/2001/CT- TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Chỉ thị số 33/2006CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; Điều lệ trường THCS và THPT ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT; phân phối chương trình, Thông tư số 28/2009/TT-BGD&ĐT ban hành quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông; Thông tư số 30/2009/TT-BGD&ĐT ban hành Quy chế Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS; Thông tư số 43/2006/TT-BGD&ĐT về thanh tra giáo dục trong đó có thanh tra lao động sư phạm nhà giáo; Quyết định số 40/2006/QĐ-Bộ GD&ĐT về ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT; Quyết định số 51/2008/QĐ-Bộ GD&ĐT về bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT ...
+ Các quy định này được phổ biến đến từng CBGV để thống nhất cách hiểu và thực hiện. Việc thực hiện chế độ điểm đối với từng môn học, cách tính điểm, dạy học tự chọn, dạy đúng, đủ theo phân phối chương trình phải được CBQL, giáo viên thực hiện nghiêm túc. Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chế định, tránh để tình trạng vi phạm rồi mới xử lý.
- Tuyên truyền cho giáo viên hiểu được mục đích, ý nghĩa của các cuộc vận động, các phong trào thi đua do ngành phát động, đó là: Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục); cuộc vận động "Hai không" với 4 nội dung:
Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp; Chỉ thị số 06/CT-
TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh"; phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực"; cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo". Gắn việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua với những việc làm cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ giáo viên trong việc thực hiện kỷ cương, nền nếp,
nâng cao chất lượng dạy học. Thường xuyên sơ kết, nhân rộng điển hình tiên tiến trong mỗi học kỳ, mỗi năm học.
- Đối với học sinh cần tuyên truyền cho các em hiểu và tổ chức ký cam kết trách nhiệm thực hiện cuộc vận động “Hai không” vào đầu mỗi năm học. Tuyên truyền để các em nắm được mục đích, ý nghĩa phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đặc biệt là trách nhiệm của các em trong việc học tập hiệu quả, biết cách biểu đạt chính kiến của bản thân mình trong học tập đối với thầy cô và nhà trường.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện có hiệu quả biện pháp
- Nhà trường cụ thể hoá các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ của ngành học, bậc học, các chỉ thị của địa phương và kế hoạch của nhà trường về quản lý HĐDH bằng từng công việc cụ thể gắn liền với mỗi cá nhân, các tập thể trong nhà trường.
- Quy định của trường không được trái với luật và văn bản dưới luật, với chính sách của nhà nước và của địa phương. Các điều khoản phải đồng thời điều chỉnh hai mặt không tách rời nhau là dạy của thầy và học của trò.
- Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, thiết thực. Hình thức tuyên truyền phải phù hợp với điều kiện về thời gian của giáo viên và học sinh trong trường. Để tiết kiệm thời gian, có thể cung cấp thêm tài liệu hoặc hướng dẫn để giáo viên tự tìm đọc, nghiên cứu. Khuyến khích cán bộ giáo viên tự tìm kiếm thông tin qua mạng Internet để nâng cao hiểu biết chung.
- Hiệu trưởng phải là người đi đầu trong việc nắm bắt các vấn đề mới của ngành, chủ động tìm kiếm các văn bản mới qua mạng Internet và phổ biến, hướng dẫn để đông đảo giáo viên tìm đọc nâng cao hiểu biết chung.
- Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội TNTPHCM và các tổ chức khác trong trường phải xác định quản lý HĐDH là một trong những nhiệm vụ chính trị chủ yếu của nhà trường.