CHƯƠNG 16: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH I Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích

Một phần của tài liệu Ôn tập luật hành chính theo chuyên đề 2021 (Trang 26 - 28)

II. Bài tập tình huống Bài tập 1.

CHƯƠNG 16: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH I Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích

I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích

1. Sự kiện pháp lý hành chính không phải là cơ sở duy nhất làm phát sinh quan hệ pháp luật thủ tục hành chính.

2. Nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật thủ tục hành chính là khả năng lựa chọn hành vi xử sự của các bên tham gia quan hệ pháp luật thủ tục hành chính.

3. Năng lực pháp luật thủ tục hành chính không phải là điều kiện duy nhất để công dân tham gia vào quan hệ Luật Hành chính.

4. Mỗi địa phương khác nhau có thể ban hành những thủ tục hành chính khác nhau để giải quyết cùng một loại công việc phát sinh trong hoạt động chấp hành - điều hành nhà nước.

5. Công dân có thể tham gia vào quá trình xây dựng thủ tục hành chính.

6. Quan hệ pháp luật thủ tục hành chính có thể hình thành trước khi cơ quan có thẩm quyền hoặc cán bộ, công chức được trao quyền ra quyết định giải quyết vụ việc. 7. Việc truy cứu trách nhiệm kỷ luật có thể được tiến hành theo thủ tục tư pháp. 8. Thủ tục áp dụng trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức là một loại thủ tục

hành chính cá biệt.

9. Cưỡng chế hành chính luôn được áp dụng theo thủ tục hành chính.

10. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính có thể hơn 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.

II. Bài tập tình huống Bài tập 1. Bài tập 1.

Năm 1965, ông A (sinh năm 1930) và bà B sinh năm (1935) về sống chung với nhau nhưng không đăng ký kết hôn. Năm 1975, A và B sinh con trai là C. Năm 1980, A và B sinh con gái là D. Cả gia đình sống rất hạnh phúc với nhau.

Năm 2018, ông A và bà B lấy tiền tiết kiệm để mua 1 căn nhà tại quận X, thành phố H. Khi đi ký hợp đồng công chứng về việc mua bán nhà thì bà B bị bệnh nên chỉ có ông A đi ký hợp đồng công chứng với ông F (người bán nhà) tại phòng công chứng số 1, Thành phố H. Sau khi ký hợp đồng công chứng thì ông A mang hồ sơ về UBND Quận X để làm thủ tục sang tên, đổi chủ. Khi đến UBND Quận X thì ông A yêu cầu là trên Giấy tờ nhà phải có tên ông và vợ ông là bà B vì đây là căn nhà do 2 vợ chồng cùng mua. Chuyên viên phụ trách đất đai yêu cầu ông cung cấp Giấy đăng ký kết hôn thì mới đáp ứng yêu cầu của ông A. Tuy nhiên, ông A đã không cung cấp được giấy Giấy đăng ký kết hôn.

a. Anh (chị) hãy xác định cấu thành của quan hệ pháp luật thủ tục hành chính. b. Trong trường hợp A và B không có Giấy đăng ký kết hôn thì anh chị hãy tư vấn cho A và B những loại giấy tờ nào có thể sử dụng để thay thế cho Giấy đăng ký kết hôn.

c. Trong trường hợp ông A cho rằng việc UBND Quận X yêu cầu mình cung cấp Giấy đăng ký kết hôn là không có cơ sở thì ông A có thể làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

Bài tập 2.

Ngày 9/5/2019, ông A (cư trú phường X, quận Y, Thành phố H) đi xe khách từ TP.HCM về Cần Thơ. Do bị đột quỵ nên ông A tử vong lúc nào không biết. Khi đến bến xe Cần Thơ (phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) thì tài xế mới phát hiện ông A đã chết.

a. Trường hợp này, thủ tục đăng ký khai tử được thực hiện như thế nào biết rằng trên xe lúc này ngoài ông A chỉ có tài xế Q và phụ lái Z?

b. Anh (chị) hãy xác định quan hệ pháp luật thủ tục hành chính và cơ cấu của quan hệ pháp luật thủ tục hành chính

c. Bản chính Giấy chứng tử có phải là một loại quyết định quản lý nhà nước hay không? Vì sao?

Một phần của tài liệu Ôn tập luật hành chính theo chuyên đề 2021 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)