CHƯƠNG 22: THANH TRA NHÀ NƯỚC I Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích

Một phần của tài liệu Ôn tập luật hành chính theo chuyên đề 2021 (Trang 39 - 42)

I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích

CHƯƠNG 22: THANH TRA NHÀ NƯỚC I Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích

I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích

1. Thanh tra Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan thanh tra nhà nước.

2. Tổng thanh tra Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.

3. Hoạt động thanh tra có thể được thực hiện bởi các cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị xã hội.

4. Giữa chủ thể thanh tra và đối tượng thanh tra luôn có quan hệ trực thuộc về mặt công tác.

5. Thanh tra nhà nước là một loại hoạt động chỉ được thực hiện bởi hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước.

6. Theo quy định của Luật Thanh tra, thanh tra công vụ là một loại hình thanh tra nhà nước.

7. Tất cả các hoạt động thanh tra đều mang tính quyền lực nhà nước.

8. Thanh tra nhà nước được thành lập ở tất cả các cơ quan hành chính nhà nước. 9. Thanh tra Chính phủ là cơ quan thuộc Chính phủ.

10. Cơ quan thực hiện hoạt động thanh tra nhà nước được gọi là cơ quan thanh tra nhà nước.

II. Bài tập tình huống Bài tập 1. Bài tập 1.

Ngày 25/9/2018, Chủ tịch UBND tỉnh HN nhận được đơn tố cáo của ông LBP về hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai trên địa bàn thị xã BH thuộc tỉnh HN. Sau khi nhận được đơn tố cáo, Chủ tịch UBND tỉnh HN đã ra quyết định thanh tra việc quản lý đất đai trên địa bàn thị xã BH.

Anh (chị) hãy xác định:

a. Cuộc thanh tra trên có phải là thanh tra nhà nước không? Nếu có thì thuộc loại thanh tra hành chính hay thanh tra chuyên ngành? Giải thích tại sao?

b. Xác định đối tượng thanh tra trong tình huống trên.

c. Chủ tịch UBND tỉnh HN có thể giao cho Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh HN thực hiện cuộc thanh tra được không? Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý.

Bài tập 2.

Ngày 19/8/2018, trong quá trình thực hiện thanh tra tại Công ty TNHH sản xuất nước giải khát THP (Sau đây gọi là Công ty THP), cơ quan thanh tra của Chi cục Tiêu

chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh BD đã phát hiện Công ty THP có hành vi giả mạo giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch đối với một số sản phẩm nước giải khát nên đã lập biên bản về vi phạm hành chính của Công ty THP.

Ngày 22/8/2018, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính xử phạt Công ty THP 15.000.000 đồng về hành vi “sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch không do cơ quan có

thẩm quyền cấp theo quy định” tại điểm b khoản 1 Điều 33 Nghị định số 119/2017/NĐ-

CP ngày 01/11/2017 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Tuy nhiên, sau khi nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Công ty THP đã không chấp hành quyết định xử phạt với lý do Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Trong khi đó, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lập luận rằng việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty THP hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật vì theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 213/2013/NĐ-CP ngày 20/12/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành khoa học và công nghệ (Điều này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định số 27/2017/NĐ-CP ngày 15/3/2017 của Chính phủ) thì “Chi cục trưởng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với thẩm quyền

xử phạt vi phạm hành chính của Chánh thanh tra Sở theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa”.

Anh (chị) hãy cho biết:

a. Hoạt động thanh tra của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh BD tại Công ty THP có phải là hoạt động thanh tra nhà nước hay không? Nếu có thì thuộc loại thanh tra hành chính hay thanh tra chuyên ngành? Giải thích tại sao?

b. Ý kiến cá nhân về việc xử phạt vi phạm hành chính của Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đối với Công ty THP.

CHƯƠNG 23: KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH, TỐ CÁO HÀNH CHÍNH I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích. I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích.

1. Đối tượng khiếu nại chỉ bao gồm quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đều có quyền giải quyết khiếu nại hành chính.

3. Giữa người khiếu nại và người giải quyết khiếu nại có thể có quan hệ trực thuộc về mặt công tác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Kết quả việc giải quyết khiếu nại của công dân có thể thể hiện ở dạng thông báo.

5. Hoạt động giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính có thể được tiến hành nhằm xem xét cả tính hợp pháp lẫn tính hợp lý của các quyết định hành chính, hành vi hành chính.

6. Chỉ có cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính.

7. Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với các quyết định hành chính mang tính quy phạm của các cơ quan nhà nước ở địa phương.

8. Theo Luật Tố cáo năm 2018 thì người tố cáo chỉ là công dân thực hiện quyền tố cáo.

9. Tố cáo nặc danh và tố cáo khuyết danh là giống nhau. 10. Tố cáo nặc danh và tố cáo mạo danh là giống nhau

II. Bài tập tình huống Bài tập 1. Bài tập 1.

Ngày 20/9/2019, Ủy ban nhân dân huyện X ban hành quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình ông A.

a. Quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình ông A của Ủy ban nhân dân huyện X có thể trở thành đối tượng khiếu nại hành chính hay không? Vì sao?

b. Giả sử, quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình ông A của Ủy ban nhân dân huyện X là đối tượng khiếu nại hành chính thì hộ gia đình ông A sẽ tiến hành khiếu nại lần đầu đến người giải quyết khiếu nại nào? Ai là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu và lần hai.

Bài tập 2.

Ngày 20/03/2019, Võ Văn Thịnh (sinh năm 1993) thực hiện hành vi treo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cột điện và cây xanh nơi công cộng bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Đồng Xoài ra Quyết định 3093/QĐ-XPVPHC xử phạt VPHC số tiền 1.500.000 đồng. Không đồng ý với quyết định xử phạt, Thịnh thực hiện quyền khiếu nại.

a. Xác định chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu và lần hai?

b. Do khiếu nại lần đầu không được giải quyết (hết thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết) nên Thịnh khiếu nại lần hai. Người giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu phải cung cấp “quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu” mới giải quyết

Một phần của tài liệu Ôn tập luật hành chính theo chuyên đề 2021 (Trang 39 - 42)