4. Nguyên nhân dẫn đến xu hướng nhảy việc
4.1.5. Nâng cao hiệu quả của quá trình tuyển dụng
Để công việc tuyển dụng thành công, nhà tuyển dụng tìm được ứng viên phù hợp thì cần phải tuân theo quy trình nghiêm ngặt.
Thứ nhất, xây dựng bản mô tả công việc chi tiết. Bản mô tả công việc phải có những nhiệm vụ đặt ra cho nhân viên ở vị trí đó, phân công công việc rõ ràng,
những kĩ năng nghề nghiệp, phẩm chất mà ứng viên cần có. Cần thiết phải có yêu cầu có kinh nghiệm đối với vị trí chủ chốt.
Thứ hai, thông báo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nên tận dụng tối đa lợi thế của công nghệ thông tin. Hiện nay Internet đang là kênh thông tin được nhiều người chú ý nhất. Vì thế Internet sẽ là công cụ mạnh mẽ nhất cho công tác tuyển dụng. Ngoài ra cũng nên sử dụng báo, đài để thu hút ứng viên.
Thứ ba, nhận hồ sơ và sàng lọc để chọn ra những hồ sơ trội nhất.
Thứ tư, tiến hành phỏng vấn. Sau khi rút ngắn danh sách ứng viên thông qua bước sàng lọc hồ sơ, công việc tiếp theo là phỏng vấn. Bước này cần tiến hành phỏng vấn trực tiếp. Hội đồng tuyển dụng đưa ra các câu hỏi, tình huống để kiểm tra ứng viên. Nhà tuyển dụng có thể thực hiện phỏng vấn tình huống, phỏng vấn sâu, phỏng vấn áp lực,…để ứng viên bộc lộ ưu điểm cũng như nhược điểm. Sau khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng kí hợp đồng với ứng viên và thử việc. Phỏng vấn là giai đoạn quyết định trong quy trình tuyển dụng. Tuy nhiên để tuyển được ứng viên phù hợp với vị trí công việc thì cần tuân theo quy trình tuyển dụng trên. Bởi vì có làm tốt ngay từ bước đầu thì những bước sau sẽ thuận lợi và chính xác.
Biện pháp bắt buộc: Khi kí hợp đồng lao động, nhà tuyển dụng phải đưa ra điều kiện nhân viên phải làm việc trên một số năm nào đó theo quy định (ví dụ 5 năm) thì mới được thôi việc. Nếu phá hợp đồng sẽ trách nhiệm bồi thường phải chịu.